Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

TIẾN SĨ CHÍNH HIỆU CỦA MỸ

Ngày 16/01/2017

Trước tôi cung cấp lại bài viết của Giáo sư Kinh tế học Kevin Hoover, ông là giáo sư giảng dạy tại nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ. Bài viết của Giáo sư Kevin D. Hoover về "Đường cong Phillips". Bạn đọc xem ở đây: www.econlib.org/library/Enc/PhillipsCurve.html, trong những phần tô mầu xanh bạn đọc nhấn vào nó sẽ dẫn đến các chủ đề khác của các giáo sư đại học Mỹ phân tích, chẳng hạn bài viết của Paul Romer - giáo sư kinh tế tại Trường đại học Kinh doanh tại Đại học Stanford, và nhiều trường đại học tại New York, ông từng còn nắm chức vụ Trưởng ban Kinh tế và Phó Chủ tịch cao cấp của World Bank. Bạn đọc xem ở đây: www.econlib.org/library/Enc/EconomicGrowth.html, các bài viết tương tự khác, bạn đọc nhấn vào những dòng chữ tô màu xanh sẽ có chủ đề khác như economic growth (tăng trưởng kinh tế) của "money supply" (cung tiền),... dưới chủ đề đó sẽ có tất cả các lý thuyết kinh tế học do các giáo sư hàng đầu của Mỹ biên soạn,...

Tôi thì không còn đọc sách nữa mà chỉ đi nghiên cứu các lý thuyết kinh tế để tìm ra lỗ hổng của nó mà đầu tư và phân tích,...Tại VN tôi nêu đích danh ông "giáo sư tiến sĩ rởm" Trần Ngọc Thơ, trưởng khoa Tài Chính doanh nghiệp trường ĐH Kinh tế TP HCM, và nhiều ông bà giáo sư tiến sĩ khác nổi tiếng đạo văn tại đây, nó không qua mắt tôi cả, vì tôi đã đọc qua hết nó khi còn trẻ và còn học bậc đại học xưa kia,...

Trở về chủ đề mà xưa kia tôi hay phân tích là để trở thành giáo sư, tiến sĩ kinh tế chính hiệu tại Mỹ là cực kỳ khó, họ phải có nhiều công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí, đủ các lĩnh vực như tài chính, thống kê, dự báo giá hàng hóa,...và viết hàng trăm, hay hàng ngàn bài báo đăng trên các tờ báo kinh tế, như CNNMoney, Bloomberg, New York Times, Wall Street Journal, Reuters, Economist,...

Như tôi hay nói, chẳng hạn Giáo sư, Tiến sĩ Eugene Fama, ông lấy bằng cử nhân của Đại học Tufts năm 1960, tiếp theo văn bằng MBA, và tiến sĩ từ Đại học Chicago Graduate School of Business (hiện nay là Trường Booth) vào năm 1964, là giáo sư tài chính.

Giáo sư Eugene Fama đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trong ngành tài tài chính Mỹ và thế giới. Cụ thể là năm 2005 nhận giải thưởng Ngân hàng Deutsche về Kinh tế tài chính.

Năm 2007 - 2008, Giáo sư Eugene Fama nhận Giải thưởng Hiệp hội Tài chính Morgan Stanley (NYSE: MS). Giáo sư còn nhận nhiều giải thưởng lớn của Bỉ, Pháp,....rồi các giải thưởng các công trình của ông trong lý thuyết danh mục đầu tư và định giá tài sản, kể cả các giải thưởng do Trung tâm giao dịch hàng hóa Chicago trao giải,...Nguồn: www.morganstanley.com/press-releases/eugene-f-fama-awarded-first-morgan-stanley-afa-prize-for-excellence-in-financial-economics_5558

Ngoài ra Giáo sư, tiến sĩ Eugene Fama cũng khá chịu chơi, đó là ông cũng là một biên tập viên tư vấn của Tạp chí Kinh tế tài chính, và viết nhiều bài về kinh tế xuất bản báo giấy,....

Trong năm 2013, Giáo sư Eugene F. Fama đoạt giải Nobel trong khoa học kinh tế, được công nhận rộng rãi như là "cha đẻ của ngành tài chính hiện đại". Cùng đoạt giải thưởng này còn có Giáo sư Robert Shiller (thuộc Đại học Yale), và Giáo sư Lars Peter Hansen, thuộc Đại học Chicago, họ nghiên cứu về dự báo giá chứng khoán và các tài sản tài chính, cũng như nghiên cứu cho các công trình tiên phong trong thị trường tài chính đã chuyển đổi quản lý danh mục đầu tư và định giá tài sản và đưa ra các nghiên cứu về cách cảm xúc, cũng như "tâm lý bầy đàn" (herd mentality), tác động đến quyết định tâm lý đầu tư của giới đầu tư,.... www.bloomberg.com/news/articles/2013-10-14/fama-hansen-shiller-share-nobel-economics-prize-academy-says, hoặc: www.chicagobooth.edu/faculty/directory/f/eugene-f-fama

Đấy mới là tiến sĩ chính hiệu của Mỹ, tức là họ hay ưa viết báo, viết trên các tạp chí, để giới nghiên cứu đọc, phân tích và mổ sẻ, và viết nhiều sách về các công trình nghiên cứu của họ, thậm chí còn tham gia quản lý đầu tư vào các danh mục tài sản rủi ro,...

Còn kinh nghiệm tiến sĩ tại VN, rất hiếm những giáo sư tiến sĩ nào dám viết bài đăng trên tạp chí báo chí, vì dễ bị lộ tẩy học giả bằng thật, hoặc trong đầu chả có gì cả. Thí dụ như vì sao các nước họ có thị trường giao dịch tài chính rất cởi mở, nhưng họ vẫn cố giữ tỷ giá hối đoái cố định như là Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hong Kong, Singapore, Saudi Arabia,... thay vì thả nổi đồng tiền của họ.

Hay trước đây trong năm ngoái chỉ trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Yuan (RMB) tới 4,6%, nó tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế và thị trường tài chính, chứng khoán VN, nhưng giới phân tích quốc tế rất ngạc nhiên là hầu như tại VN có một đội ngũ giáo sư tiến sĩ kinh tế rất đông đảo, "học thuật uyên bác", nhưng họ im thít và chỉ chăm chỉ dạy học, có nhiều SV theo học kinh tế hỏi thì mấy vị giáo sư tiến sĩ này trả lời "đó là thị trường, mai đọc báo Mỹ họ phân tích đừng nên thắc mắc". Đó là bài phân tích lại xưa kia tôi mỉa mai mấy công giáo sư tiến sĩ VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét