Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

KHI TRUNG QUỐC SỐNG TRONG BONG BÓNG DƯ THỪA

Tháng 06 năm 2017

Trở lại bối cảnh hồ sơ TQ. Đất nước này có dân số hơn 1,37 tỷ người, đó là nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nền kinh tế quốc gia này đã được hưởng hơn 30 năm tăng trưởng trên 10%, đó là mức tăng trưởng cao và nhiều hơn bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới. Nền kinh tế đang bị méo mó của TQ vẫn có mức tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới, đó là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ở mức còn treo trên cao lên đến 6,9% trong năm 2015. Đây là tốc độ tăng trưởng GDP tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua.

Để vươn lên đứng hạng thứ hai về "cường quốc kinh tế thế giới" khi vượt qua Nhật kể từ năm 2010 với sản lượng GDP lên đến $ 5.878 tỷ, trong khi Nhật chỉ đạt $ 5.474 tỷ. Thực tế, năm 2009 sản lượng kinh tế TQ đã chính thức vượt Nhật khi đạt $ 5.100 tỷ (Nhật chỉ đạt cỡ $ 5.000 tỷ mà thôi).

Để đạt được thành tích tăng trưởng ấn tượng, TQ đã thổi lên quả bóng địa ốc, quả bóng tài chính, cổ phiếu, sắt thép,...đến mức hết còn khí cụ để đầu tư nữa. Nếu như nước Mỹ muốn có tăng trưởng GDP cao như TQ thì cứ xây thêm nhiều thành phố nữa, đó là xây những bức tường dọc biên giới Canada, Mexico,....

Trong phát triển kinh tế, thực tế TQ chủ yếu phát triển hạ tầng xây cất dọc các thành phố để dễ vận chuyển cho nhân công khắp nơi của một đất nước quá rộng lớn, nhằm giảm chi phí vận chuyển và thu hút lao động đến từ nông thôn cho các nhà máy sản xuất.

Đó là hậu quả là hơn 1/4 sản lượng GDP của nền kinh tế Trung Quốc đến từ lĩnh vực xây cất bất động sản. Phần còn lại, Bắc Kinh cũng tài trợ xây dựng một mạng lưới đường sắt và cơ sở hạ tầng khác chẳng chịt khắp nơi để hỗ trợ tăng trưởng, và tạo việc làm, điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TQ, nhưng có đến 1/3 mạng lưới đường sắt tại TQ bị hư hỏng nặng do ít người đi vì chính quyền địa phương không có tiền bảo trì.

Việc xây dựng dư thừa này đã dẫn đến việc TQ mới là nước nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa lớn nhất thế giới, nếu không muốn nói là chiếm gần một nửa số hàng hóa mà TQ nhập khẩu, nó bao gồm: sắt thép, nhôm, đồng, và các quặng kim loại khác,....

Cụ thể thống kê của Bắc Kinh, và các doanh nghiệp xây cất, cũng như khai thác và sản xuất sắt thép,... cho thấy, TQ là khách hàng nhập hàng hóa lớn nhất thế giới gồm: nhôm chiếm đến 54%, Nickel (50%), đồng (48%), thép (45%), chì (40%), các vật liệu hàng hóa khác chiếm từ 48% xuống 12,5%, nó bao gồm: Kẽm, thiếc, bông, Rice, vàng, ngô, lúa mì, dầu và khí đốt, kể cả nhập than đá nữa (Nguồn tham khảo trên thị trường tài chính Thượng Hải mà Morgan Stanley phân tích).

Qua đó ta thấy những nước phụ thuộc vào thị trường của TQ như Nga, Brazil, Nam Phi, Úc, Malaysia, Chile, thậm chí là cả VN sẽ chết chung với TQ nếu không biết "thoát Trung" nhưng trừ Ấn Độ ra,....

Những con số thống kê kinh hoàng trên thị trường tài chính và chứng khoán tại Thượng Hải và Thẩm Quyến cũng như National Energy Administration (NEA), là cơ quan quản lý năng lượng quốc gia của TQ, cũng như Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) cho thấy, trong năm 2015, TQ đã sản xuất ra 803,8 triệu tấn thép thô, nó tương ứng 49,5% tổng sản lượng số thép của thế giới. Còn dẫn nguồn của Tân Hoa Xã, tức Xinhua News Agency, là kênh truyền thông quốc doanh do Bắc Kinh làm tổng biên tập thì cho hay sản xuất thép của TQ là vào khoảng 1,2 tỷ tấn thép. Nó dư thừa khoảng 400 triệu tấn thép. Điều đó TQ đã sản xuất thép vượt quá sản lượng của 5 nước, nó bao gồm: Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Nga, và một số nước nhỏ khác.

Đối với khai thác than đá, hiện nay TQ cũng đã đóng cửa 7.250 mỏ than và giảm đi 560 triệu tấn trong 5 năm qua, và có kế hoạch sẽ cắt giảm thêm công suất 500 triệu tấn trong vòng 3 năm hoặc 5 năm tới.

Ta còn nhớ vào tháng 09/2015, một đại gia sản xuất than khổng lồ là đại công ty Heilongjiang Longmay Mining Holding Group, công bố kế hoạch sa thải 100.000 nhân công, đây là đại gia khai thác than lớn nhất ở Đông Bắc - Trung Quốc. Thực tế ngành công nghiệp khai thác mỏ than ở TQ đã phải vật lộn với giá cả dư thừa than đá kể từ năm 2012. Dù cắt hạ sản lượng khai thác than, và thải nhân công, nhưng công ty Heilongjiang Longmay Mining Holding Group này vẫn bị lỗ lã nặng hơn $ 1 tỷ. Tuy nhiên Shenhua Group Corp Ltd mới là đại công ty sản xuất than lớn nhất của Trung Quốc cũng sa thải người và cắt hạ sản lượng khai thác than.

Giải pháp duy nhất cho TQ là xây thêm một cái Vạn Lý Trường Thành không phải thời Tần thủy Hoàng mà là triều đại Tập Cận Bình để tiêu thụ hết số lượng xi măng, sắt thép thay vì để hư mà còn tạo được việc làm, đó là nói cho vui.

Ngẫm lại những cái mỏ than, mỏ bauxite tại VN vô dụng hủy hoại tài nguyên, đất đai, mạch nước ngầm quý giá mà VN đang cố khai thác thì càng lỗ nặng và tốn kém, thì đúng là không hiểu nổi đó là chủ trương của ai chịu trách nhiệm thì đúng là quái đản.

(*) Vì tôi chỉ trích dẫn số liệu bài cũ, nên không cập nhật số liệu mới, nên bạn đọc thông cảm. Trong các bài phân tích của tôi thì thường là tôi rút ra bài học cho VN, nhưng chính vì thế gây khó chịu cho họ.

https://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/trung-quoc-doc-tui-xay-duong-sat-de-giai-vay-trong-chien-tranh-thuong-mai-voi-my-104752.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét