Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

KHI ĐẤT NƯỚC DỰA VÀO NGUỒN THU NGÂN SÁCH BẰNG TĂNG GIÁ XĂNG DẦU

18 tháng 5, 2017

Giá trị tài sản liên quan đến xăng dầu của thế giới lớn gấp mấy trăm lần tổng sản lượng GDP toàn cầu của tất cả các nền kinh tế thế giới cộng lại của cái GDP năm 2015 là 74,3 nghìn/ngàn tỷ $. Đó những tài sản xe cộ, tàu bè, máy bay, và nhiều máy móc hay nhà máy sử dụng xăng dầu, kể cả phát điện.
Đối với VN cũng vậy giá trị tài sản liên quan đến điện, xăng cũng rất lớn, đó là lớn gấp nhiều lần cái GPD 194 tỷ $ của VN. Vì tài sản này ai cũng kích hoạt dùng hàng ngày như tư điện thoại, vi tính, truyền hình, máy lạnh,…Kế đến là giá trị xăng dầu thì còn lớn hơn, đó là nó liên đến hầu hết chi phí sinh hoạt sản xuất kinh tế hàng ngày như đã nói ở phần trên.
Đối với VN, quốc gia này hay nhắm đánh vào hai loại thuế hay tăng giá xăng dầu, điện nước, và họ chỉ trông cậy vào ngân sách hai loại tài sản này thì thật phẫn nộ và rất tầm thường mà cũng không tầm thường. Những kẻ nghĩ ra việc tăng thuế hay tăng giá vào các tài sản đó họ nghĩ rất sâu xa là dễ thu vét tiền của người dân nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bất kể sự thua lỗ nào của các tập đoàn kinh tế nhà nước hay các ngân hàng cho vay mất nợ của công chúng ký thác thì họ chỉ cần tăng giá xăng hay tăng giá điện là đủ để bù đắp vào đó mà con dư tiền bù cho ngân sách bị thâm hụt do chi tiêu quá mức của chính phủ.
Họ tăng giá điện nước, xăng dầu này đó là họ chả cần nghĩ đến sự tồn vong của danh nghiệp của họ, vì tôi nghi ngờ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đường bộ, đường biển, đường không vận của VN thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới nếu tính trên mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp VN làm ra, nên việc tăng giá xăng dầu, giá điện vào đó thì cũng thấy là doanh nghiệp VN sẽ hụt hơi vì chi phí đắt, kém cạnh tranh thì họ sẽ không trả thuế, nhưng có vẻ ở VN họ không cần loại thuế phải cầm hóa đơn gõ cửa từng doanh nghiệp đòi tiền, mà họ thích đánh thuế khỏi đi đâu hết là người dân tự vác tiền tới nộp, đó là tăng giá xăng dầu, tăng giá điện là đã bắt toàn dân toàn quốc nộp phí rồi, doanh nghiệp cũng phải nộp thuế dù có kinh doanh lời lỗ thế nào?
Nhiều chuyên gia kinh tế dư luận viện cao cấp của đảng thì lý luận họ cho rằng việc tăng giá xăng dầu hay tăng giá điện là điều tốt, đó là thúc đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình cải tiến máy móc để tiết kiệm điện năng hay xăng dầu,…
Đó là luận nghe có vẻ rất sáng tạo, nhưng nó sáng tạo về mặt lưu manh là quen cái thói mị dân là lừa nhau. Vì chả có ai có thể thay đổi được thiết bị công nghệ máy móc một cách nhanh chóng thích ứng nhanh và theo kịp như vậy, phải mất rất nhiều thời gian và tốn kém rất nhiều tiền bạc của cải của người dân, vì các tài sản dùng điện, xăng này nó có giá trị rất lớn như tôi đã nói, vì các nước có nền móng công nghiệp tiên tiến nhất thế giới họ vẫn còn phải dùng nó là không thể thiếu,…
ĐÚNG LÀ QUÁI ĐẢN, CÓ LẼ "BÌNH MINH ĐANG ĐẾN VN" (TT. PHÚC)

KHI LIÊN XÔ TỰ DIỄN BIẾN, TỰ SUY THOÁI MÀ SỤP ĐỔ

22 tháng 5, 2017

Phải nói là tôi công nhận ở VN những người cộng sản VN họ được đào tạo bên Liên Xô và sau này là nước Nga họ giỏi tuyên truyền, và cũng cả khối hàng chục triệu người ở VN nhẹ dạ cả tin là kể từ khi vào 2001, Nga đã quyết định rút khỏi căn cứ quân sự cảng nước sâu chiến lược tốt nhất Á châu là cảng Cam Ranh, và năm 2002 thì quân Nga rút hết về nước. Có lẽ ở VN họ vẫn ca ngợi nước Nga vĩ đại siêu cường quốc kinh tế, và quân sự. Siêu cường quốc quân sự thì phủ nhận là Nga rất mạnh, vì họ dồn hết nhân lực tài nguyên để chạy đua võ trang với Mỹ, kết cục họ đổ lỗi cho Mỹ là thủ phạm hạ bệ Liên Xô bằng sức mạnh mềm mà là trận địa địa quân sự thay vì đánh nhau bằng bom và tên lửa thì Liên Xô lại bị Mỹ đánh đòn bằng kinh tế. Đó lý luận của nhiều chuyên gia thì cũng có cái lý của họ, ai hiểu sao cũng được và cũng có cái đúng của họ cả.
Thực tế Liên Xô tự diễn biến và tự suy thoái mà tan rã bên trong vì nội lực kinh tế quá yếu, nhưng người ta vẫn viết nhiều quyển tiểu thuyết của truyện cổ tích là Liên Xô vẫn là siêu cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ và đứng trước Anh, Pháp, Nhật,…cho đến khi tự diễn biến và tự suy thoái mà sụp đổ năm 1991 thì ở VN vẫn còn ca ngợi Liên Xô vĩ đại, rồi sau ấy nước Nga ra đời chọn cái mốc cuối năm 1991, thì họ vẫn ca ngợi nước Nga đại đế vĩ đại.
Thực tế năm 1991, ta gọi là Nga-Xô khi đó GDP của họ cũng được kiểm kê là chỉ có gần 518 tỷ $ thôi. Trong khi cùng giai đoạn đó thì Pháp đã có gần 1,3 nghìn tỷ $ rồi, UK hay Vương Quốc Anh đã là 1.143 tỷ $, đối với Đông Đức cộng sản bỏ chạy sang Tây Đức tư bản thì năm 1991 nước Đức cũng kịp góp vốn tạo ra cái GDP lên tới 1.862 tỷ $. Thậm chí là nước Nga-Xô khi đó có nền kinh tế còn kém Brasil đến 85 tỷ $ cùng giai đoạn mà 1991 khi Liên Xô và Nga còn bị mắc kẹt ở cái bản nề chuyển giao từ Liên Xô sang cho nước Nga mới. Tuy nhiên có một nơi xa xôi là ở VN những người theo chủ thuyết của Chủ nghĩa Marx-Lenin, họ vẫn mơ sảng nghĩ rằng nước Nga chỉ đi lên quá độ chủ nghĩa tư bản và nước Nga vẫn là siêu cường quốc về kinh lớn hơn Nhật, Đức, Pháp, UK là chỉ xếp sau Mỹ.
Thực tế ít ai biết rằng Liên Xô và Nga sau này đã cạn tiền dự trữ ngoại hối, đó là vào năm 1991 nước Nga chỉ còn vỏn vẹn trong ngăn kéo chưa tới 4,2 tỷ $, rồi cuối năm 1992 thì nước Nga chỉ có hơn một chút là 4,5 tỷ $, năm 2001-2002 thì Nga chỉ còn trong tay gần 5,1 tỷ $, thì ta tự hỏi nước Nga vĩ đại làm sao còn tiền để chi trả cho chi phí quân sự ở cảng Cam Ranh, Việt Nam nữa, đó là họ chả còn tiền, vì kinh tế suy kiệt. Đó là vì nước tích lũy suy thoái cách đó 3 năm, tức là vào năm 1999 thì GDP của Nga chỉ còn gần 196 tỷ $ (khoảng 195,9 tỷ $, tức là chỉ lớn hơn cái GDP của VN vào năm 2015 có 1,9 tỷ $ mà thôi, và thấp hơn cái GDP năm 2016 của VN thì ta tự hỏi làm sao mà Liên Xô chịu đựng được về tiền bạc do suy thoái kinh tế là họ buộc phải cuốn gói rút khỏi VN để tiết kiệm chi phí nhằm tránh cho Nga bị đổ vỡ tiếp lần thứ hai chứ thực tế Nga cũng chả muốn nhả cái căn cứ chiến lược Cam Ranh đâu.
Nhiều chuyện gia kinh tế của VN mang học hàm rất cao, như giáo sư tiến sĩ, viện sĩ, được đào tạo bên Đông Đức, Liên Xô thì đến bây giờ vẫn thế là họ đổ lỗi cho Mỹ và Ả Rập Saudi hay Saudi Arabia liên thủ kết hợp tăng bơm dầu dư thừa nguồn cung để đẩy giá dầu thô xuống thấp khiến cho Liên Xô sụp đổ, và bây giờ Saudi Arabia và Mỹ họ cũng đang đánh vào trận địa kinh tế đánh nhau bằng dầu khí để cho nước Nga suy yếu và đổ vỡ.
Tôi thì không hiểu sao họ lại nói như vậy, có lẽ họ không có kinh nghiệm nào cả về phân tích thị trường giá cả giao dịch hàng hóa. Vì chủ nghĩa Marx-Lenin họ không có nghiệp vụ phân tích khí cụ đầu tư này.
Lý do thực tế vào năm 1988-1990 thì giá dầu thô được giao dịch củ thể tring bình trong năm như sau:
1988: 15,97 USD / thùng
1989: 19,64 USD / thùng
1990: 24,53 USD / thùng
Giai đoạn này thì giá dầu thô được đẩy lên liên tục thì không có lý do gì mà Liên Xô đổ vỡ vì giá dầu thô hạ giảm cả.
Còn giai đoạn 1998-2002 thì nó hoàn toàn khác, có lẽ nó đúng kịch bản là Nga thiếu tiền phải rút đi vì giá dầu thô hạ giảm, đó là:
1998: 14,42 USD / thùng
1999: 19,34 USD / thùng
2000: 30,38 USD / thùng
2001: 25,98 USD / thùng
2002: 26,18 USD / thùng
Tức là năm 2000 giá dầu thô sụt giảm mạnh như đã thấy là năm 2000 giao dịch trung bình trong năm là 30,38 $ / thùng, thì qua năm 2001 rơi xuống còn 25,98 $ / thùng, có lẽ vì thế Nga mới dứt điểm bỏ chạy khỏi VN.
Thực tế giá dầu thô giảm giá nó cũng chỉ là phần cho đóng góp GDP và dự trữ ngoại hối của Nga khi đó thôi, mà vẫm chủ yếu là Liên Xô tự diễn biến hòa bình và tự suy thoái mà sụp đổ thôi, vì tham vọng quá lớn mà thực lực quá kém, số người di lính và làm quân đội đông đảo, trong khi số chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp làm kinh doanh thì kém, dẫn đến cả nước Nga chỉ biết súng đạn chứ không làm kinh tế lên sụp đổ là không có gì lạ cả, vì chả có đội quân nào cầm súng để chiến đấu cho cái chế độ mà lương bổng bị cách giảm, cái bao tử thì trống rỗng thì người ta không thể cầm súng nữa mà quay cò súng vào chính chế độ đó mà bóp cò đảo ngược thôi.
Việc người ta nói Liên Xô bị sụp đổ do giá dầu hạ thì càng nguy hiểm, chẳng lẽ “siêu cường quốc như Liên Xô có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới” mà người ta rêu rao đó lại để ra yếu điểm về dầu thô để Mỹ và Saudi Arabia chỉ cần hạ giá dầu thô là hạ bệ được Liên Xô thì quả là chuyện khó tin được, vì quá sơ sài và quá sơ hở của Liên Xô, và nó không thể coi là cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới được, vì một chiến lược gia phân tích kinh tế họ cũng thấy ra ngay ngược điểm đó mà khắc phục, chả lẽ Liên Xô khi đó không có các giáo sư tiến sĩ kinh tế thấy ra để mà tránh nó thì đúng là chỉ có câu truyện trong cổ tích. Vì chả ai tin hay đọc cả mấy thước tài liệu mấy trăm ngàn trang nói về Liên Xô sụp đổ thế này thế kia cả. Và người viết ra họ cũng chả hiểu nổi luôn như người ta viết tự truyện để đóng thành phim vậy?

WEB COI GIÁ DẦU THẾ GIỚI

https://www.eia.gov/dnav/pet/hist/RWTCD.htm

HỒ SƠ NGOẠI THƯƠNG GIỮA MỸ VÀ VIỆT NAM

12 tháng 6, 2017

Đây là hồ sơ ngoại thương giữa Mỹ và VN. Đó là nhiều năm Mỹ là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của VN nhiều hơn bất cứ thị trường nào mà VN xuất khẩu nếu so với kích thước GDP kinh tế của VN, bạn đọc xem ở đây: https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5520.html
Đó là Mỹ nhập khẩu hàng hóa của VN và bị thâm hụt thương mại đối với VN là rất lớn. Đó là nhiều hơn cả 28-nước Âu châu (tính cho UK vẫn còn trong EU). Mỹ cũng nhập linh kiện điện thoại của VN do Samsung đầu tư.
Các đời tổng thống Mỹ nhiều lần xem hồ sơ này, họ đắn đo cân nhắc rất kỹ là làm lơ cho hàng hóa của VN xuất khẩu sang Mỹ để thay thế TQ và nâng đỡ VN.
Hãy tưởng tượng nếu Mỹ đánh đòn ngoại thương là VN sẽ có nhiều triệu lao động thất nghiệp, thậm chí là Samsung của Hàn Quốc sẽ dời nhà máy di chuyển sang nước khác mà Mỹ không áp thuế để đầu tư, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng vậy.
VN nhiều năm được Mỹ cho nâng đỡ về ngoại thương như most favored nation status (tình trạng tối huệ quốc),…
Bây giờ nếu Mỹ siết lại hồ sơ này thì cả doanh nghiệp Nhật họ đang đầu tư ở VN cũng bỏ chạy sang nước khác như Ấn Độ, Indonesia, Miến Điện, và nhiều xứ khác mà Mỹ không áp thuế. VN bán buôn với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (Vietnam – EU AFTA), rồi VN và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEUV-FTA) tham gia như Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan,… bán buôn chỉ lắt nhắt chỉ vài con số là dấu phẩy ở hàng đơn vị tỷ $ chả đáng bao nhiêu cả so với bán hàng sáng Mỹ.
Hãy nhớ rằng VN bán buôn với TQ trao đổi hai chiều, nếu tính luôn hóa đơn bán buôn mậu biên thì lớn nhất. Tuy nhiên con số lớn nhất kia là rất đáng báo động đó là VN là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của TQ một con số rất lớn là nếu không muốn nói là sự tàn phá nền kinh tế mà TQ tặng cho VN.
Đó là không tính những thứ hàng hóa độc hại của TQ chi phối mọi ngõ ngách của nền kinh tế VN rất khủng khiếp là bất cứ ở đâu nơi nào cũng thấy hàng hóa độc hại của họ ở VN.
Vì nhập khẩu nhiều của TQ nên VN cần ngoại tệ lớn, và nó cũng giải thích phần nào là dự trữ ngoại hối của VN rất thấp là dù quốc gia này xuất khẩu rất lớn, nhưng xuất khẩu cực nhọc vất vả để thu về từ đồng bạc lẻ USD của họ thì đem cống nạp “Thiên Triều” là TQ, khiến cho VN không có dự trữ ngoại tệ để dành để nâng đỡ tỷ giá hối đoái hay dùng cho đầu tư để phát triển các dự án kinh tế lớn, mà phải quanh năm đi vay tiền của thiên hạ, đã thế chiến lược phát triển kinh tế của VN còn lệch lạc là rước hàng hóa rẻ mạt độc hại kém phẩm chất của TQ về tàn phá hàng tiêu dùng trong nước của họ, khiến cho không có bất cứ doanh nghiệp nào của VN ngóc đầu lên nổi.
Đã thế một tên hề trong quốc hội: "Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị lấy tinh thần chống Mỹ để cứu dân tộc thoát khỏi tình trạng thực phẩm không an toàn.", thì đúng là mất chục năm rồi vẫn thế là không biết làm gì cả ngoài mang khoe mấy tấm huy chương chống Mỹ ra làm chuyện hài

CHỈ SỐ MORGN STANLEY CAPITAL INTERNATIONAL MSCI

12 tháng 6, 2017


Chỉ số MSCI nó là viết tắt của Morgan Stanley Capital International (Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley tạo ra), đây là các chỉ số thị trường toàn cầu đầu tiên, được tạo ra vào năm 1968. Ta xem Chỉ số MSCI nó như là chỉ số được sử dụng như là cơ sở cho các quỹ giao dịch trao đổi như ETF.

Chỉ số MSCI Frontier Markets Index :  ẩn chứa nhiều rủi ro, kém phát triển ít hấp dẫn khách đầu tư

Chỉ số MSCI Emerging Market Index : theo dõi hiệu suất của thị trường chứng khoán các nước đang phát triển

VN hiện nay vẫn tiếp tục nằm ở chỉ số ẩn chứa nhiều rủi ro, kém phát triển ít hấp dẫn khách đầu tư là "Chỉ số MSCI Frontier Markets Index". Nó bao gồm các nước: Kenya, Kuwait, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Botswana, Bulgaria, Croatia, Estonia, Jordan, Kazakhstan, Lebanon, Lithuania, Mauritius, Morocco, Nigeria, Oman, Pakistan, Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Sri Lanka, Ukraine, Tunisia, và Việt Nam. 

Đối với hồ sơ các thị trường mới nổi, qua Chỉ số MSCI Emerging Market, để theo dõi hiệu suất của thị trường chứng khoán của các nước, nó bao gồm các nước đang phát triển: Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Nga, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, United Arab Emirates, và Đài Loan (Trung Quốc đặt được nửa chân vào thị trường này, và chỉ chờ thủ tục nới cổ phiếu hạng A/B trên thị trường Thượng Hải là được vào).

Nếu chính phủ VN hay thấp hơn là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (VN) hay State Security Commission of Vietnam – SSC muốn được nâng đỡ cao hơn qua chỉ số MSCI Emerging Market thì phải qua cửa ải mà Morgan Stanley bỏ phiếu bình chọn chấp thuận, nên đừng hồ đồ đồ mà qua mắt tôi, cái tên ROS, FLC chỉ là hạng cò con.

Kết luận của tôi là cái UBCK NN hay SSC nên theo dõi hồ sơ mã ROS, FLC này, nếu không thì cứ ngồi yên ở chỉ số MSCI Frontier Markets Index kia, và đừng gân cổ cái lý với ai cả, và cũng đừng điên cuồng đánh sập FB của tôi làm gì cho mất thời gian

Đó là họ cần phải có sự lựa chọn khó khăn là cần minh bạch thị trường thì quốc tế mới nâng đỡ VN là đưa VN vào thị trường mới nổi nhanh hơn để nền kinh tế huy động vốn dễ dàng qua kênh chứng khoán, đừng để mấy hạt sạn chỉ biết kinh doanh bất động sản vốn ít nợ nhiều đòn bẩy tài chính lớn, không thể xuất khẩu thu về ngoại tệ nâng đỡ cho tỷ giá hối đoái đồng bạc VND có giá mà cản trở VN phát triển, đó là điều đáng tiếc, là về dài nền kinh tế VN vẫn phải dựa vào quá lớn hệ thống tài chính ngân hàng thì sẽ mãi mãi là nước nghèo, vay nợ cao,...


HẬU QUẢ ĐẦU TIÊN KHI NỢ CÔNG BỊ VỠ Ở VN

12 tháng 6, 2017

Đó là trước đây tôi đã phân tích. Đầu tiên các nhà đầu tư hốt hoảng họ kéo tiền ra để gửi vốn ra nước ngoài và cuối cùng ngay lập tức làm giảm giá đơn vị tiền tệ của một quốc gia đó, có khi là giảm 50% ngay những ngày đầu nợ công bị vỡ. Sau đó tuy tình hình về khả năng tái cơ cấu và thương lượng với chủ nợ và giới đầu tư, nếu bế tắc thì đồng nội tệ quốc gia đó sẽ còn sút giá thêm nữa, tất nhiên đồng nội tệ sụt giá bao nhiêu thì làm giá tài sản sụt giảm bấy nhiêu, dù rằng lúc đó VN chưa in tiền, nhưng các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ đó đều bị mất giá. Sản lượng GDP có thể sút giảm đến phân nửa nếu tình trạng nợ công kéo dài dai dẳng 2-3 năm,...

Và đừng lý luận hay nghĩ rằng tiền sụt giá sẽ giúp cho quốc gia để thúc đẩy xuất khẩu tốt hơn. Đó là nhầm lẫn tai hại và cực kỳ ngu xuẩn. Ta không bàn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, vì thực tế khi nợ công bị vỡ thì chưa hẳn thị trường chứng khoán sụp đổ hoàn toàn, vì nền kinh tế và thị trường chứng khoán đôi khi có những khác biệt lớn, như một số công ty niêm yết cổ phiếu đó chưa hẳn bị yếu tố kinh tế chi phối hết.

Có lẽ kinh điển nhất là các cơ quan xếp hạng trái phiếu như Moody's, S & P, Fitch họ đánh sụt mức tín nhiệm các tờ trái phiếu quốc gia đó, có lẽ nếu của VN được đánh giá ở mức B+, cho đến BB- thì của VN sẽ bị hạ về cấp C (gồm CCC-, CC+,...), tức trái phiếu vô giá trị (trái phiếu rác), ngay lập tức nó sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu tăng vọt lên trời và giá trái phiếu cắm xuống mũi đất, và VN nếu đi vay có lẽ phải trả mức lãi tối thiểu trên 15%.

Các yếu tố lạm phát, in tiền, tăng thuế, cầu cứu viện trợ, cắt giảm đồng lương, xa thải nhân công, đình chỉ tất cả công công trình đang thi công,... và nhiều thứ khác tôi không tiện nói ra, mà cái mẫu chốt quan trọng mà tôi phải nói ra, đó là:
Nếu VN nhận tiền cấp cứu kinh tế với lãi vừa đi từ các tổ chức định chế tài chính như IMF chẳng hạn, kể cả quỹ Sáng Kiến Chiang Mai được lập ra trước đây gồm 10 nước ASEAN cộng thêm ba nước đối tác Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn, ta gọi tắt là ASEAN +3 với vốn góp 120 tỷ $ để đối phó khó khăn về ngoại hối của mỗi nước hay các tổ chức tài chính khác thì họ áp đặt VN phải cải tổ cả kinh tế lẫn chính trị.

Thí dụ như họ không thể cấp cứu VN nếu vẫn cái "chủ thuyết kinh tế thị trường định hướng XHCN" là nguyên nhân gây ra khủng hoảng chẳng hạn, họ yêu cầu cần phải giải thích rõ trước khi nhận nguồn vốn vay, chứ chẳng ai châm vốn cấp cứu để mà tiếp tục tiến lên xã hội chủ nghĩa cả. Tức là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Về nợ nần thì trên thế giới có những quốc gia mắc nợ cao nhưng không bao giờ vỡ nợ, thậm chí càng mắc nợ cao thì chi phí tài chính vay nợ lại càng thấp. Đó là những quốc gia đó phát hành nợ bằng đồng nội tệ của họ.
Đó là Singapore, Nhật (họ nợ do chính công dân họ tài trợ nợ, và chủ yếu là nợ bằng đồng tiền của họ). Mỹ nợ bằng đồng tiền của Mỹ là đồng USD; Thụy Sĩ nợ bằng đồng Swiss Franc (CHF); Vương Quốc Anh hay UK nợ bằng đồng British Pound (GBP),…

Đặc biệt hai con nợ niêm yết bằng đồng tiền chi phối rất lớn về ngoại thương của thế giới, đó là hai con nợ, là Mỹ và Nhật (không tính con nợ đáng ghê tởm là các nước dùng chung đồng EUR, và TQ).

Đối với Mỹ họ mắc nợ gần như bằng 30,06% của tổng sản lượng GDP toàn cầu năm 2015 của tất cả các nền kinh tế thế giới cộng lại sản xuất ra là 74,2 nghìn tỷ $. Thực tế Mỹ không nợ cao bằng VN nếu so với GDP thì VN mắc nợ rất lớn. Mỹ nợ nhiều nhưng trả lãi siêu thấp, VN mắc nợ lớn so với GDP của họ, nhưng việc trả lãi của VN thì rất cao, trừ lãi vay ODA ra. Do đó Mỹ không bao giờ vỡ nợ, vì họ chỉ cần in thêm tiền ra là trả hết được nợ bằng thủ thuật mị dân là phát hành trái phiếu đi vay cho có hình thức. Thực tế mà nói thật là Mỹ họ phát hành tiền tệ đi vay thì đều đảm bảo là ai cầm đồng $ đều có thể mua bất cứ tài sản nào của Mỹ ở bất cứ đâu trên thế giới nên nợ của Mỹ nó hấp dẫn nhất thế giới là vậy.

Đối với Nhật, nợ nần đi từ chính thức thì đội sổ là số 1 của thế giới nếu so với GDP của họ. Nhật cũng không có nguy cơ vỡ nợ. Đó là bởi vì hầu hết các khoản nợ của Nhật là do người dân Nhật tài trợ nợ cho chính phủ Nhật, và họ nợ bằng đồng yên, hay JPY. Tức là người dân Nhật, và cái Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ), kể cả Bộ Tài chính, đều là con nợ và chủ nợ với nhau cả. Do đó họ vừa là chủ nhà phát hành nợ, vừa là người tự mắc nợ và cũng vừa là chủ nhà in giấy bạc là đồng JPY để trả nợ, tất nhiên họ cũng vừa là người quyết định lãi suất, hoặc lợi suất trái phiếu của họ khi phát hành nợ chứ không phải nhà đầu tư chủ nợ nước ngoài quyết định lãi suất đồng JPY.

Đó là vì sao Nhật nợ nần cả nhiều chục năm cao nhất thế giới mà chả bao giờ vỡ nợ. Thậm chí bây giờ Nhật phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm để đi vay nợ chỉ trả lãi có 0,03%-0,05% mà thôi. Tức là siêu thấp, là nó không phải 0,5%, mà là 0,05% là cao nhất, chứ thực tế là chỉ có trả lãi 0,04% thôi. VN có lẽ phải trả lãi vay đến 5%-6% trở lên là thấp. Chứ đấu thầu bây giờ để bán giấy nợ phải tra lãi rất cao mới chào mời được khách mua nợ cho vay, có khi là chẳng ai dám mua nợ của VN.


Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

KINH NGHIỆM NHỎ NHOI DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Trước hết tôi nhắc lại quy luật sơ đẳng nhỏ nhoi nhưng rất hiệu quả trong đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm tích lũy, và bạn hãy nhớ rằng khi bạn đang đầu tư vào chứng khoán, đó là bạn đang đầu tư vào cổ phiếu của các công ty mà bạn lựa chọn đầu tư chứ không phải bạn đang đầu tư phân tích đánh cá vào nền kinh tế vĩ mô gì đó nó quá lớn lao, vì không ai lại đi phân tích cả các yếu tố nền kinh tế vào đó được. Vì nền kinh tế và thị trường chứng khoán đôi khi nó chẳng liên quan với nhau cả, có khi nó còn đối nghịch nhau. Nếu bạn đang nghe các chuyên gia hay các nhà phân tích hay nói về nền kinh tế để đầu tư trong chứng khoán, đó là họ chưa bao giờ đầu tư vào cổ phiếu bao giờ cả.

Đối với kinh nghiệm của các nhà phân tích chứng khoán, hay các CEO các công ty chứng khoán ở VN, và đặc biệt là các chuyên gia phân tích kinh tế của xứ này, họ hay neo vào việc phân tích nền kinh tế để đầu tư vào thị trường cổ phiếu, đó là họ hay lý luận, nền kinh tế tăng trưởng tốt thì chứng khoán sẽ tốt. Đó là cách đầu tư thiếu kinh nghiệm và chẳng bao giờ bạn thành công trong đầu tư chứng khoán cả, mà trái lại bạn đang là những người thất bại, và chưa khi nào đầu tư thành công trong chứng khoán để mà trở thành triệu phú USD cả. Vì khi lý luận nền kinh tế tăng trưởng tốt thì thị trường chứng khoán tốt thì một đứa trẻ lên ba biết đọc biết viết cũng đầu tư thành công, đó là bởi vì đầu tư như vậy thì đã có hàng triệu cặp mắt dán vào đó rồi.

Đó là bởi vì thị trường chứng khoán như tôi hay nói nó chỉ đại diện một phần rất nhỏ của nền kinh tế, đó là thị trường cổ phiếu nó đo sức mạnh của các công ty chứ chả phải là đo sức mạnh của nền kinh tế.

Quan trọng nhất trong đầu tư chứng khoán, đó là bạn phải phân tích và tìm giá hợp lý để mua cổ phiếu để nghĩ đến việc bạn bán ra được giá cao hơn, đó là cách đầu tư kiếm tiền trong thị trường chứng khoán chứ không phải là cách mà bạn phân tích nền kinh tế là GDP quý này hay năm tăng được bao nhiêu tỷ $ để mà tính ra và đầu tư vào chứng khoán. Vì chẳng ai phân tích cái đó cả. Tất nhiên bạn phải xem xét các yếu tố: như thu nhập (earnings), dòng tiền tự do (free cash flow), Return on assets (ROA), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Return on equity (ROE), lợi nhuận thuần (Net margins), tức là ta hiểu ngắn gọi là “lợi nhuận thuần của một công ty” nôm na là ta chỉ đơn giản hiểu ngắn gọn là thu nhập ròng chia cho doanh thu.

Đối với  vấn đề lựa chọn cổ phiếu đắt hay rẻ như trước kia tôi phân tích, là nếu bạn là nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, không nhất thiết bạn phải cắm đầu vào lựa chon cổ phiếu rẻ để mà mua nó. Vì cổ phiếu quá rẻ ở mức giá quá lâu của một công ty đó nó cho thấy nhà đầu tư giàu kinh nghiệm họ đã phân tích kỹ là họ cho rằng công ty này hết còn khía cạnh nào để tồn tại và nó sụp đổ chỉ là thời gian thôi. Về mặt bằng P / E cổ phiếu thấp nên mua (đó là sai lầm và chỉ dành cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sợ rủi ro mà muốn lời nhiều). Thật không may, nếu biết trước như vậy thì ai cũng là nhà triệu phú USD khi đầu tư ở thị trường chứng khoán rồi. Đó là hầu hết tất cả các nhà đầu tư đều chú ý vào nó khi xem xét mua chứng khoán. Thường thường họ cho rằng một P / E quá cao đó là cổ phiếu đắt đỏ không nên mua. Trong khi một P / E thấp họ lý luận cổ phiếu đó rẻ nên đầu tư mua nó. Thực tế một số nhà đầu tư có thể xem xét một công ty với một P / E cao quá giá thật và họ có thể đúng. Lý do một P / E cao có thể là nó cho thấy một dấu hiệu nhà đầu tư đó đã đẩy giá cổ phiếu vượt mức mọi sự tăng trưởng trong ngắn hạn hợp lý và nên tránh xa (nó chỉ đúng cho các công ty sở hữu của người nhà công ty đó với nhau). Tuy nhiên, không phải P / E cao cũng có nghĩa là sẽ có rủi ro. Vì thực tế rất nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm họ có thể biết rằng công ty đó vẫn có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, thì có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ tăng cao hơn như dự đoán.

Một ví dụ khá kinh điển để đúc kết cho đầu tư chứng khoán mà kinh nghiệm nhỏ nhoi tôi nhắc lại, đó là trước đây trong hiệu ứng đồng tiền Bitcoin. Đó là những thợ đào mỏ nhập máy đào Bitcoin. Nếu bạn là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, không nhất thiết bạn phải đầu tư vào Bitcoin, đó là bạn xét xem công ty nào đang được lựa chọn. Đó là công ty sản xuất Card đồ họa như NVIDIA Corp (NASDAQ: NVDA): http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=NVDA , và công ty đối thủ cạnh tranh với Intel Corporation (NASDAQ: INTC): http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=INTC , là Advanced Micro Devices, Inc. (NASDAQ: AMD): http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=AMD , mà người ta hay gọi ngắn gọn AMD (tên mã chứng khoán).

Nếu ai chú ý các bài phân tích xưa kia đã lâu thì sẽ thấy rõ, câu nói khuyến mà tôi hay lặp đi lăp đi lặp lại là “đây là thời điểm bạn mua vào cổ phiếu của NVIDIA, AMD”. Đó là mã chứng khoán này đã hình thành các mô hình tam giác tăng giá dài hạn.  Về lý thuyết nó chỉ là mô hình phân tích kỹ thuật đơn giản thôi, nhưng về thực tế nó rất chuyên môn là mã cổ phiếu ấy được nâng đỡ bởi dân thợ đào đào Bitcoin, đó là họ cần rất nhiều nhu cầu về Card đồ họa cấu hình cao, là dòng Card màn hình vi tính cao cấp mà giá bán của nó đắt hơn cả những chiếc điện thoại iPhone mới nhất của hãng công nghệ Apple Inc. (NASDAQ: AAPL): http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=AAPL

Đó là ta dễ thấy cả những thợ đào Bitcoin TQ, Nga, thậm chí là ở VN nhập khẩu Card đồ họa cấu hình cao của hãng NVIDIA, kể cả giao hàng khẩn cấp là người ta thuê hẳn cả máy bay mang tới cho khách hàng.

Hãy nhìn xem, giá cổ phiếu của NVIDIA trong năm 2016 có màn trình diễn ấn tượng khi tăng được gần 224% giá trị của nó. Cổ phiếu NVIDIA bứt phá khi bạn lui về phân tích kỹ thuật vào ngày 6/9/2016, cổ phiếu ở mức giá 62,71 $, mức kháng cự 63,50 $, mã chứng khoán NVDA này hình thành tín hiệu tam giác của mô hình tăng giá dài hạn mà tôi hay ưa chuộc phân tích kỹ thuật,…và giá của nó tăng vùn vụt không ngừng nghỉ, thâm chí là từ đầu năm 2017 cho tơi nay thì mã NVDA này có màn trình diễn tăng ấn tượng tới 79,46%, cổ phiếu bây giờ có chi phí tới 191,56 $, dù rằng nó nhiều lần gặp tín hiệu độc hại, nhưng vẫn không hề hấn gì bởi triệu chứng giá Bitcoin tăng như tên lửa, giới đầu tư và thợ đào Bitcoin đặt hàng của NVIDIA liên tục. Những cổ phiếu tăng theo NVIDIA là Advanced Micro Devices (AMD) cũng có màn trình diễn ấn tượng khi giá của nó tăng được 295% trong năm 2016.

Thậm chí nếu nền kinh tế Mỹ và thế giới trôi vào khủng hoảng, đồng USD có sụt giá tan tành thì giá cổ phiếu của NVIDIA, AMD sẽ còn tăng mạnh hơn, bởi vì giới đẩu tư sẽ tìm vào tài sản an toàn như Bitcoin, vàng,…. chẳng hạn, điều đó càng thúc đẩy thiên hạ đi đào bới Bitcoin và càng làm cho cổ phiếu NVIDIA, AMD tăng không ngừng nghỉ, sản xuất giao hàng không kịp tay.