Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

HẬU QUẢ ĐẦU TIÊN KHI NỢ CÔNG BỊ VỠ Ở VN

12 tháng 6, 2017

Đó là trước đây tôi đã phân tích. Đầu tiên các nhà đầu tư hốt hoảng họ kéo tiền ra để gửi vốn ra nước ngoài và cuối cùng ngay lập tức làm giảm giá đơn vị tiền tệ của một quốc gia đó, có khi là giảm 50% ngay những ngày đầu nợ công bị vỡ. Sau đó tuy tình hình về khả năng tái cơ cấu và thương lượng với chủ nợ và giới đầu tư, nếu bế tắc thì đồng nội tệ quốc gia đó sẽ còn sút giá thêm nữa, tất nhiên đồng nội tệ sụt giá bao nhiêu thì làm giá tài sản sụt giảm bấy nhiêu, dù rằng lúc đó VN chưa in tiền, nhưng các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ đó đều bị mất giá. Sản lượng GDP có thể sút giảm đến phân nửa nếu tình trạng nợ công kéo dài dai dẳng 2-3 năm,...

Và đừng lý luận hay nghĩ rằng tiền sụt giá sẽ giúp cho quốc gia để thúc đẩy xuất khẩu tốt hơn. Đó là nhầm lẫn tai hại và cực kỳ ngu xuẩn. Ta không bàn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, vì thực tế khi nợ công bị vỡ thì chưa hẳn thị trường chứng khoán sụp đổ hoàn toàn, vì nền kinh tế và thị trường chứng khoán đôi khi có những khác biệt lớn, như một số công ty niêm yết cổ phiếu đó chưa hẳn bị yếu tố kinh tế chi phối hết.

Có lẽ kinh điển nhất là các cơ quan xếp hạng trái phiếu như Moody's, S & P, Fitch họ đánh sụt mức tín nhiệm các tờ trái phiếu quốc gia đó, có lẽ nếu của VN được đánh giá ở mức B+, cho đến BB- thì của VN sẽ bị hạ về cấp C (gồm CCC-, CC+,...), tức trái phiếu vô giá trị (trái phiếu rác), ngay lập tức nó sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu tăng vọt lên trời và giá trái phiếu cắm xuống mũi đất, và VN nếu đi vay có lẽ phải trả mức lãi tối thiểu trên 15%.

Các yếu tố lạm phát, in tiền, tăng thuế, cầu cứu viện trợ, cắt giảm đồng lương, xa thải nhân công, đình chỉ tất cả công công trình đang thi công,... và nhiều thứ khác tôi không tiện nói ra, mà cái mẫu chốt quan trọng mà tôi phải nói ra, đó là:
Nếu VN nhận tiền cấp cứu kinh tế với lãi vừa đi từ các tổ chức định chế tài chính như IMF chẳng hạn, kể cả quỹ Sáng Kiến Chiang Mai được lập ra trước đây gồm 10 nước ASEAN cộng thêm ba nước đối tác Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn, ta gọi tắt là ASEAN +3 với vốn góp 120 tỷ $ để đối phó khó khăn về ngoại hối của mỗi nước hay các tổ chức tài chính khác thì họ áp đặt VN phải cải tổ cả kinh tế lẫn chính trị.

Thí dụ như họ không thể cấp cứu VN nếu vẫn cái "chủ thuyết kinh tế thị trường định hướng XHCN" là nguyên nhân gây ra khủng hoảng chẳng hạn, họ yêu cầu cần phải giải thích rõ trước khi nhận nguồn vốn vay, chứ chẳng ai châm vốn cấp cứu để mà tiếp tục tiến lên xã hội chủ nghĩa cả. Tức là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Về nợ nần thì trên thế giới có những quốc gia mắc nợ cao nhưng không bao giờ vỡ nợ, thậm chí càng mắc nợ cao thì chi phí tài chính vay nợ lại càng thấp. Đó là những quốc gia đó phát hành nợ bằng đồng nội tệ của họ.
Đó là Singapore, Nhật (họ nợ do chính công dân họ tài trợ nợ, và chủ yếu là nợ bằng đồng tiền của họ). Mỹ nợ bằng đồng tiền của Mỹ là đồng USD; Thụy Sĩ nợ bằng đồng Swiss Franc (CHF); Vương Quốc Anh hay UK nợ bằng đồng British Pound (GBP),…

Đặc biệt hai con nợ niêm yết bằng đồng tiền chi phối rất lớn về ngoại thương của thế giới, đó là hai con nợ, là Mỹ và Nhật (không tính con nợ đáng ghê tởm là các nước dùng chung đồng EUR, và TQ).

Đối với Mỹ họ mắc nợ gần như bằng 30,06% của tổng sản lượng GDP toàn cầu năm 2015 của tất cả các nền kinh tế thế giới cộng lại sản xuất ra là 74,2 nghìn tỷ $. Thực tế Mỹ không nợ cao bằng VN nếu so với GDP thì VN mắc nợ rất lớn. Mỹ nợ nhiều nhưng trả lãi siêu thấp, VN mắc nợ lớn so với GDP của họ, nhưng việc trả lãi của VN thì rất cao, trừ lãi vay ODA ra. Do đó Mỹ không bao giờ vỡ nợ, vì họ chỉ cần in thêm tiền ra là trả hết được nợ bằng thủ thuật mị dân là phát hành trái phiếu đi vay cho có hình thức. Thực tế mà nói thật là Mỹ họ phát hành tiền tệ đi vay thì đều đảm bảo là ai cầm đồng $ đều có thể mua bất cứ tài sản nào của Mỹ ở bất cứ đâu trên thế giới nên nợ của Mỹ nó hấp dẫn nhất thế giới là vậy.

Đối với Nhật, nợ nần đi từ chính thức thì đội sổ là số 1 của thế giới nếu so với GDP của họ. Nhật cũng không có nguy cơ vỡ nợ. Đó là bởi vì hầu hết các khoản nợ của Nhật là do người dân Nhật tài trợ nợ cho chính phủ Nhật, và họ nợ bằng đồng yên, hay JPY. Tức là người dân Nhật, và cái Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ), kể cả Bộ Tài chính, đều là con nợ và chủ nợ với nhau cả. Do đó họ vừa là chủ nhà phát hành nợ, vừa là người tự mắc nợ và cũng vừa là chủ nhà in giấy bạc là đồng JPY để trả nợ, tất nhiên họ cũng vừa là người quyết định lãi suất, hoặc lợi suất trái phiếu của họ khi phát hành nợ chứ không phải nhà đầu tư chủ nợ nước ngoài quyết định lãi suất đồng JPY.

Đó là vì sao Nhật nợ nần cả nhiều chục năm cao nhất thế giới mà chả bao giờ vỡ nợ. Thậm chí bây giờ Nhật phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm để đi vay nợ chỉ trả lãi có 0,03%-0,05% mà thôi. Tức là siêu thấp, là nó không phải 0,5%, mà là 0,05% là cao nhất, chứ thực tế là chỉ có trả lãi 0,04% thôi. VN có lẽ phải trả lãi vay đến 5%-6% trở lên là thấp. Chứ đấu thầu bây giờ để bán giấy nợ phải tra lãi rất cao mới chào mời được khách mua nợ cho vay, có khi là chẳng ai dám mua nợ của VN.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét