Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

G-20 VÀ ĐỒNG YUAN VÀO GIỎ SDR CÓ CỨU ĐƯỢC NỀN KINH TẾ TQ ĐANG RƠI XUỐNG VỰC THẲM ?

Tại diễn đàn hội nghị G20 -- bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản,Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,México, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khai mạc tại Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng 9/2016, và sự kiện quan trọng là vào ngày 01/10/2016 -- Đồng Yuan sẽ chính thức là đồng "đồng tiền hợp pháp" (legitimate currency), là tiền dự trữ của thế giới vào rổ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), để cho vay dựa trên đồng USD, đồng EUR, đồng bảng Anh (GBP) và yen Nhật (JPY),...và xếp theo thứ tự hiện nay là đồng USD chiếm 41,73%, của đồng EUR (30,93%), đồng CNY (10,92%), yen Nhật (8,33%) và đồng bảng Anh (8,09%). Ta thận trọng, các thông số trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) tại thời điểm năm 2010 giá trị đồng USD chiếm 41,9%, của đồng EUR chiếm 37,4%, bảng Anh chiếm 11,3% và yen Nhật chiếm 9,4%. Tại TQ thì đang có sự tuyên truyền về việc đồng Yuan sẽ là đồng tiền dự trữ của thế giới và sẽ phế truất ngôi vương của đồng USD cũng như đồng EUR,… với các khẩu hiệu được trích dẫn và viết khắp mặt báo nước này, và trên tất cả phương tiện truyền thông đại chúng trên thế giới là bây giờ thị trường tài chính sẽ có 5 đồng tiền quý tộc của thế giới được lưu hành có giá trị toàn cầu là đồng USD, EUR, JPY, GBP, RMB, hay CNY, mà ta viết là Chinese Yuan Renminbi, hoặc Yuan. Các khẩu hiệu sao chép của TQ trên báo chí Mỹ ca ngợi rằng: “China wants its currency, the Yuan, to replace the U.S. dollaras the world's global currency.” (TQ muốn đồng tiềng của họ, là đồng Yuan, để thay thế đồng USD là tiền tệ toàn cầu của thế giới). Tôi thì hay mỉa mai, cái háo danh của chính quyền Bắc Kinh. Đó là bởi vì nếu Bắc Kinh muốn đồng Yuan làm tiền dự trữ của thế giới thì trước tiên cần từ bỏ khẩu hiệu “fixed exchange rate to the dollar” (tỷ giá hối đoái cố định với đồng USD). Để làm điều đó có nghĩa là TQ kể từ nay họ phải tập quen dần phải từ bỏ việc neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Tức là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phải thu bớt cái bàn tay can thiệp vào thị trường hối đoái của họ, như việc giữ giá trị đồng Yuan trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Điều đó cũng có nghĩa là PBOC phải tính lại quy ước ngoại thương về thương mại của họ với các đối tác trao đổi bán buôn của họ qua việc kiểm soát đồng Yuan tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF. Việc này có lẽ TQ sẽ không dám làm, đó là bởi vì TQ vẫn là một quốc gia dựa vào xuất khẩu bán hàng ra bên ngoài để nâng đỡ cho bên trong vì lực cầu tiêu dung của tư nhân cho khu vực tiêu thụ trong nước kém, nên họ cần kiểm soát đồng tiền theo ý đồ của họ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái thấp giả tạo có kiểm soát nhằm bán hang dễ cạnh tranh nhờ tiền rẻ. Hiện nay, đồng Yuan của TQ vẫn đo lường giá trị so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,... Điều mỉa mai là như tôi hay nói, trong giỏ tiền SDRs, nó chỉ được xem như là một tài sản dự trữ quốc tế (chỉ mang biểu tượng tượng trưng), nó cũng không có áp đặt giao dịch về ngoại thương là giới nhà buôn, hay các nhà đầu tưc ũng như các ngân hàng trung ương các nước phải dùng đồng tiền đó làm dự trữ ngoại hối. Thực tế SDRs nó được tạo ra bởi IMF vào năm 1969 nhằm để bổ sung dự trữ chính thức các nước thành viên của nó. Giá trị của nó hiện đang dựa trên một rổ của bốn loại tiền tệ lớn, và giỏ tiền này sẽ được mở rộng để bao gồm đồng Yuan là đồng tiền thứ năm, có hiệu lực ngày 01/10/2016. SDRs có thể được trao đổi với các đồng tiền tự do sử dụng. Tính đến ngày 30/11/2015, thì có khoảng 285 tỷ USD của các thành viên góp vào, nó bao gồm đủ loại ngoại tệ của các nước, nếu tính ra tỷ giá hối đoái của các đòng tiền đó mà ta gọi tạm cho dễ hiểu là đồng tiền SDRs là khoảng 204 tỷ SDRs theo đuôi con số lẻ dư 100 triệu SDRs. Và cứ tính ra tỷ giá hối đoái so với đồng USD,… Đối với TQ, thì tôi hay phân tích nhiều lần về thị trường này, lãnh đạo Bắc Kinh thì duy ý chí họ có quá nhiều tham vọng quá lớn và thực lực thì quá yếu và đã quen trong môi trường "tỷ giá cố định", hay tỷ giá tham chiếu là "reference rate", và quen "thao túng tiền tệ", hay “currency manipulation”, để cạnh tranh bất chính nhằm bán hàng rẻ nhờ đồng tiền yếu, bằng cách neo tỷ giá đồng Yuan với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác như đồng EUR, JPY,…có nghĩa là họ giữ tỷ giá bằng cách mua tài sản các dồng tiền mà họ neo giá để xuất khẩu vào các thị trường đó, chẳng hạn đối với thị trường Mỹ thì TQ mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD, khiến đồng Yuan được định giá thấp vừa phải và giả tạo để bán hàng dễ cạnh tranh thì nay sẽ bị hạn chế nếu đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền SDRs. Điều khôi hài là, nếu chính quyền Bắc Kinh bị rơi vào bẫy của Mỹ hay con buôn nổi tiếng gian ý là IMF khi cho TQ vào giỏ tiền SDRs nhằm kích động TQ mở rộng thị trường tài chính và chứng khoán của họ chẳng hạn. Tất nhiên, bất kể khi nào các phản ứng của thị trường, giới đầu tư và đầu cơ họ lao đầu vào mua đồng Yuan bằng nhiều hình thức như kể cả mua trái phiếu do Bắc Kinh phát hành, điều này khiến đồng Yuan đột ngột tăng giá trị so với đồng USD, EUR, hay JPY (Nhật),...thì hàng hóa xuất khẩu của TQ không cạnh tranh nổi vì bán đắt mà còn kém phẩm chất so với hàng hóa của Âu, Mỹ, Nhật,...thì dội ngược lại vào các doanh nghiệp sản xuất của TQ, vốn quen sản xuất dư thừa, quen bán hàng rẻ nhờ đồng bạc định giá thấp thì nay trở nên đắt hơn thì sẽ dẫn đến hậu quả hàng loạt doanh nghiệp của TQ sẽ phá sản vì khó cạnh tranh, điều này sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đó là mối nguy mà TQ lo sợ nhất vì có thể dẫn đến tan rã đất nước đông dân nhất địa cầu này. Nguy hiểm và rủi ro nữa là trong phát triển kinh tế, nhiều năm, TQ họ đã quen đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai. Bây giờ, khi đồng Yuan được giới đầu tư chú ý và tích trữ hoặc kiếm lời nhờ kỳ vọng tăng giá thì họ mua đồng Yuan về làm dự trữ, điều này khiến đồng Yuan của TQ tuồn ra nước ngoài, dẫn đến làm cán cân vãng lai của TQ bị thâm hụt, cũng như việc TQ phải hạn chế xuất khẩu ít đi và nhập khẩu nhiều hơn. Đấy là công việc mà TQ phải trả giá và phải làm quen nghiệp vụ khó hiểu này khi đồng Yuan là ngoại tệ dự trữ vào rổ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Thứ nữa, một nghiệp vụ đầu tư kinh điển nữa là số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của TQ sẽ phải thay đổi. Vì xưa nay, TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai như một phần trăm của GDP, nôm na nó như một thước đo đánh giá mức độ cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Thông thường, các nước ghi thặng dư tài khoản mạnh mẽ nó tiên báo rằng quốc gia đó có một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu, tiết kiệm cao, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu, TQ thì đội sổ ở lĩnh vực này nên là mối nguy cho họ. Hiệu ứng ngược lại, nếu các quốc gia bị âm thâm hụt tài khoản vãng lai, lại có nhập khẩu mạnh mẽ, nó gợi ý xem như một tỷ lệ tiết kiệm thấp của quốc gia đó và tỷ lệ tiêu dùng cá nhân cao như là một tỷ lệ phần trăm của thu nhập sau thuế, và mức tiêu thụ nội địa mạnh, thường ám chỉ cho các nước có thị trường tiêu dùng nội địa cao, ít phụ thuộc vào xuất khẩu, như trường hợp cá biệt của nền kinh tế Mỹ, riêng đối với TQ thì không được nhự vậy, họ quá yếu mặt này. Chuyện bi hài kịch nữa nữa nếu TQ tham vọng theo ý đồ mà họ hay nói là: “Can the Yuan replace the dollar as the world's reserve currency? Tức là đồng Yuan có thể thay thế đồng USD như dự trữ ngoại tệ của thế giới? Điều đó có nghĩa là, TQ xưa nay thì hay có cái thói “nói một đằng làm một nẻo hay lẻo” gì đó. Khi họ gia nhập giỏ tiền SDRs, chẳng may, nếu TQ vẫn lại ngựa quen đường cũ như can thiệp vào thị trường ngoại hối để đồng Yuan khỏi tăng giá khi giới đầu tư và các ngân hàng trung ương trên thế giới lỡ mua vào làm dự trữ cho kho ngoại hối của họ, hay tài trợ cho trao đổi bán buôn. Nhưng chính quyên Bắc Kinh mà duy ý chí như trước đây. Chẳng hạn họ ẩn mình để âm thầm chỉ định cho các ngân hàng quốc doanh âm thầm mua vào các tài sản nước khác, như là mua vào đồng USD qua hình thức mua trái phiếu kho bạc Mỹ để làm sụt giá đồng Yuan nhằm tiếp tục quay lại cái thói cũ để tài trợ cho chứng bệnh "nghiện xuất khẩu" của họ, còn tài sản của giới đầu tư, hay của thiên hạ tích trữ bằng đồng Yuan sụt giá làm giảm giá tài sản của họ niên yết bằng đồng Yuan thì ráng chịu,..tức là có thể khiến thị trường mất niềm tin thì chả ai dám liều lĩnh cất giữ tài sản bằng đồng Yuan nữa, khi sóng gió nổi lên nếu giới đầu tư và các nhà buôn hay các ngân hàng trung ương họ thiếu tin tưởng và họ ồ ạt bán mạnh tài sản niêm yết bằng đồng Yuan thì dù TQ có vét hết ngoại tệ bán ra cũng khó chống đỡ nổi cơn khủng hoảng mất kiểm soát này. Thực tế với nghiệp điều tiết thị trường tài chính của TQ hiện nay rất kém, họ chưa thể có đủ nghiệp vụ chuyên môn để điều tiết đồng tiền thả nổi như đồng USD, EUR, JPY,…đó là bởi vì TQ họ đã cử nhiều quan chức, các nhà điều hành tài chính tiền tệ sang Mỹ học tập đã nhiều năm rồi kể từ năm 2010, và trong năm 2015 cũng đưa cấp tốc nhiều quan chức, cũng nhiều nhiều chuyên gia tiền tệ của họ sang Mỹ học hỏi, tôi thì nghi ngờ không biết các chiến lược của kinh tế, tài chính, chứng khoán của Mỹ họ có thực tâm dạy hay không, hay là dạy kinh nghiệm cho TQ lao nhanh xuống vực luôn để rút ngắn giai đoạn tham vọng quá lớn của họ. (*) Thật bất hạnh, nhìn tỷ giá đồng EUR/CNY cho thấy, khi đồng Yuan đã nhược bộ các nước dùng chung đồng EUR, vậy mà các nước EU vẫn kết án chính quyền Bắc Kinh đang thả neo đồng CNY tiệm tiến để cố giành lại thị phần xuất khẩu tại Âu châu, mặc dù TQ bị EU, và các các nước dùng đồng EUR liệt vào danh sách đến 57 mặt hàng bán phá giá vào EU. Rõ ràng hiện nayTQ đang thả dây neo chơi trò tiền rẻ để xuất khẩu thay vì nâng đồng Yuan để nhập khẩu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét