Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

TÍNH RA GIÁ TRỊ ĐỒNG USD, EUR ĐỂ LÀM GÌ?

David Văn

Thằng Vít trích dẫn lại bài cũ mấy năm trước do bà Phương Thơ (MS) phân tích và dự báo, và nó xẩy ra y chang như bà ta đoán, như hiện nay TQ hạ giá đồng CNY trong tuyệt vọng mà nước Nga của Putin (có lẽ là Nga ngố) đã ngố ngáo bán tháo đồng USD chuyển sang tích trữ dự trữ ngoại hối bằng đồng CNY của TQ nhiều chục tỷ CNY có thể quy đổi tương đương 20 tỷ USD, thì Nga ngố mới đây tuyệt vọng mà còn thất vọng khi CNY sụt giá mạnh làm dự trữ ngoại hối của Nga ngố bốc hơi mạnh, còn những nước thân Tàu trích trữ CNY cũng hoảng loạn lỗ nặng và bán tháo tài sản TQ niêm yết bằng CNY.


Bài 1: TÍNH RA GIÁ TRỊ ĐỒNG USD, EUR ĐỂ LÀM GÌ?

Khi nào đồng Yuan (CNY, RMB) thay thế đồng USD làm đồng tiền làm đồng tiền thế giới? Câu trả lời của tôi thật phũ phàng là có lẽ phải đợi hết năm 2050 rồi mới tính đến chuyện thay thế đồng USD. Đã hơn 10-năm rồi, chế độ Bắc Kinh nhiều lần nuôi tham vọng với khẩu hiệu “đồng CNY sẽ là đồng tiền thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ toàn cầu,….”. Tức là để làm được điều này thì Bắc Kinh phải nâng giá đồng Yuan phải thực hiện được hơn phân nửa các hóa đơn giao dịch toàn cầu như vàng, dầu thô, sắt thép, kim loại, đậu ngô, hay gọi chung là giao dịch “commodities”,…trong khi đồng USD thì thực hiện hơn 85% giao dịch toàn cầu được định giá bằng đồng tiền Mỹ neo vào tiền Mỹ để tính toán các giao dịch hàng hóa tăng giảm mỗi ngày. Đó là Bắc Kinh phải thả neo tỷ giá đồng RMB vào đồng USD theo biên độ "có kiểm soát", và cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ nên bỏ cái thói giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate) đó đi. Bởi vì muốn đồng RMB của mình là đồng bạc dự trữ thế giới thì Bắc Kinh nên thu cái bàn tay của họ hay can thiệp chỉ định PBOC phải kiểm soát đồng RMB tăng hay giảm không quá +/-2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" mà PBOC cải sửa để bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF. Tôi thì ngạc nhiên là kể từ khi đồng RMB vào giỏ tiền SDR của IMF thì cái đồng bạc RMB ấy không những không được giới đầu tư và các quỹ giao dịch tiền tệ tích trữ, hay kể cả các thị trường giao dịch hàng hóa commodities đã không tăng mà còn sụt giảm mà còn xếp sau cả đồng JPY, vì trước ấy chưa vào giỏ tiền SDR của IMF thì đồng RMB xếp trên đồng JPY của Nhật một chút. Thậm chí có lúc người dân TQ còn mỉa mai là đồng RMB sau khi được vào giỏ tiền SDR của IMF thì nó lại trở thành “đồng tiền địa phương”, mặc dầu TQ cố gắng tạo ra nợ bằng đồng RMB ra bên ngoài bằng nghiệp vụ đầu tư như nào là đặt điều kiện mua dầu thô thì phải thanh toán bằng đồng RMB, làm sao mà bắt người bán dầu thô cho mình lấy đồng RMB được, khi mà cái núi nợ của TQ đang xây quá cao và mờ ảo là không dám công bố như các khoản nợ bằng đồng USD mà Mỹ công khai công bố hằng ngày qua việc niêm yết công khai các tờ trái phiếu kho bạc mà các quỹ tiền tệ thị trường, các ngân hàng trung ương, các tổ chức chính phủ mua nợ trái phiếu kho bạc Mỹ. Bắc Kinh thì giấu nhẹm khoản này. Ôi thôi, TQ còn đang âm thầm vẽ ra các dự án như “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…để tuồn đồng RMB ra bên ngoài bằng cách tạo ra nợ niêm yết bằng đồng RMB áp đặt cho các nước khác thông qua các khoản vay tài trợ. Khốn nỗi các khoản vay ấy bằng đồng RMB mà quy đổi ra các khoản vay trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm niêm yết bằng đồng USD trên thị trường tài chính quốc tế thì khoản vay bằng đồng RMB mà TQ dụ dỗ các nước kia lại đắt hơn khoản vay bằng đồng USD, đó là một sự mỉa mai cho TQ. Đã thế khi đi vay bằng đồng RMB ấy thì Bắc Kinh còn đặt điều kiện là phải giao trúng thầu đầu tư các dự án ấy cho TQ, để họ chỉ thị các công ty TQ trúng thầu ấy tuồn hàng ế ẩm kém phẩm chất nhằm xây cất dự án như máy móc, sắt thép, xi măng,… thì quả là chuyện khó tin nổi, bởi vì xây cất đầu tư dự án ấy là hãy nhớ rằng nếu các chính phủ các quốc gia đó có khả năng tự làm thì nó rất tốt là sẽ đóng góp tăng trưởng cho GDP rất cao. TQ thì đòi cướp luôn cái khoản GDP này để đắp cho cái GDP đang co cụm và sụt giảm dần đi, vì lĩnh vực xây cất ở TQ đã quá chật chội. Vì dù sao lĩnh vực xây dựng tạo ra nó luôn kéo theo ngành nghề khác vào đó như máy móc, vật liệu xây dựng, và rất nhiều thứ để tiêu dùng cho dự án ấy, và tất nhiên nó cũng sẽ thu dụng rất nhiều lao động nhân công vào đó. TQ thì đòi bao thầu hết là đi tới đâu thì kéo đội quân lê lết tới đó thì quả là đáng ngại. Bài phân tích đã lâu về đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), và nay đồng Yuan rệu rã, nền kinh tế TQ mất phương hướng mà toi hay đề cập và không phân tịch lại nữa. Đối với TQ, trong hôm thứ Hai vừa qua, lãnh đạo quốc gia này không còn giấu úp mở nữa mà thẳng thừng tuyên bố là sau giai đoạn năm 2020 trở đi, TQ sẽ dần dần tiến tới lãnh đạo thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, kể cả lẫn chính trị, với trọng tâm TQ là Trung Hoa, là tâm của vũ trụ. Ôi thôi tôi thì miệt thị và khinh miệt quốc giá đông dân nhất địa cầu này mà nói theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà tư vấn kinh tế ở California là “TQ là quốc gia đói ăn, khắt dầu, thiếu nước thèm khát đủ thứ,…”. Với TQ, hãy nói về thời sự là về kinh tế thì TQ thực chất vẫn là quốc gia còn rất nghèo nàn. Cái khối dự trữ ngoại hối hiện có là 3.109 tỷ $ trong tháng 10/2017 này mà phải cáng đáng tài trợ cho 1,37 tỷ dân TQ cũng như món nợ khổng lồ của họ thì so với khối dự trữ ngoại hối của Thailand thì TQ kém xa, và TQ chỉ là anh nhà nghèo kiết xác thôi chứ chả có dư dả gì, vì chỉ cần cái khối dự trữ ngoại hối của TQ mà duy trì dưới 1.500 tỷ $ là quốc gia này cũng giống như xứ Venezuela chỉ còn 10 tỷ $ vậy thôi. Thực tế đã 10-năm nay rồi, chế độ Bắc Kinh đã có tham vọng là họ muốn đồng tiền của mình, tức là đồng RMB sẽ thay thế đồng EUR, rồi USD để làm đồng tiền chung toàn cầu. Tức là hàm ý sau này nó sẽ cho phép nó kiểm soát mọi trật tự cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, và kiểm soát nền kinh tế của TQ và thế giới. Làm sao mà đòi sao mà đòi lấy đồng RMB làm đồng tiền thế giới được khi cái nền kinh tế TQ tính từ năm 1995 trở lại đây là hơn 22 năm rồi, đó là nền kinh tế TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng, tức là nó cho thấy nền kinh tế TQ phụ thuộc quá lớn lao vào các doanh thu xuất khẩu, là sống nhờ cậy vào thị trường bên ngoài, đó là nền kinh tế dựa vào sức mua của nước ngoài nâng đỡ thì làm sao mà đòi làm nhất thiên hạ được. Nó cũng gợi ý cho thấy, TQ vẫn còn rất nghèo, vì luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai đó thì nó biểu lộ nhược điểm là nền kinh tế TQ có tỷ lệ người dân quá đông đảo tiết kiệm chi tiêu quá cao, đó là nhu cầu tiêu dùng nội địa quá yếu. Sức chịu đựng quá kém của nền kinh tế TQ khi luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai, vậy mà lợi suất trái phiếu thì lại quá cao huống hồ bất ngờ nền kinh tế TQ rơi vào trạng thái bị thâm hụt tài khoản vãng lai, thì có lẽ trái phiếu của TQ sẽ bị cháy, lợi suất vọt lên trời, dự trữ ngoại hối suy sụp,… Đối ngược lại là vế bên kia là hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ-EU thì họ đội sổ và quen thuộc với việc bị thâm hụt tài khoản vãng lai, bởi vì do thu nhập bình quân đầu người chia đều của người dân rất cao, thị trường tiêu dùng trong nước lớn, là ít phụ thuộc vào ngoại thương xuất khẩu, và hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nó cho thấy thước đó thu nhập người dân cao, nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ, tỷ lệ tiết kiệm thấp, là họ chi tiêu nhiều, và cũng nuôi sống nhiều nước xuất khẩu,… TQ thì không được vậy, nền kinh tế cột chặt vào xuất khẩu, đồng tiền neo chặt theo tỷ giá cố định vào đồng USD, họ chấp nhận định giá đồng RMB thấp giả tạo để tiền nhiều và rẻ nhằm giành lợi thế xuất khẩu nhờ bán hàng rẻ kém phẩm chất bất kể lời lỗ, đó là dễ giải thích việc TQ định giá đồng RMB thấp ấy bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD để neo cái tỷ giá rẻ có kiểm soát ấy và phụ thuộc hoàn toàn vào đồng USD thì làm sao mà đòi mơ mộng thay thế đồng USD được, khi mà chính cái đồng RMB còn chưa có cái neo nào để định giá trị của nó. Trên thế giới thì có tới sáu mươi mấy đồng bạc của những nền kinh tế lớn nhất neo tỷ giá vào đồng USD. Thậm chí là cả đồng EUR cũng phải đi theo đuôi đồng USD khi xác định quy ước thông lệ của quốc tế như tính cho Tổng sản phẩm GDP quốc nội thì quy ra tỷ giá USD hết, mặc dầu về lý thuyết khối kinh tế dùng chung đồng EUR họ quy ước dự trữ ngoại hối hay trao đổi ngoại thương xuất nhập khẩu theo đơn vị đồng EUR, nhưng khi quy định theo GDP thì đó theo đồng USD, vì nghiệp vụ này WB họ cũng chỉ ghi USD,…Ở Đức cũng vậy là thống kê về GDP họ đổi qua quy ước đơn vị đồng USD, vì nó đã theo thông lệ quy tắc của quốc tế rồi là khó sửa đổi. Có lẽ TQ phải mất 1 thế kỷ nữa may ra người ta còn tích trữ một chút đồng RMB thôi chứ chưa thể ghi đơn vị tiền tệ của họ để định giá tài sản quốc tế được. Kết luận của tôi là cái thói lưu manh không hơn không kém của TQ trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Bắc Kinh chỉ định cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, để cứu nguy kinh tế khi xuất khẩu bị đình đốn nhằm tăng cường xuất khẩu mạnh hơn nhờ đồng tiền rẻ. Thật bất hạnh các tỏ chức quốc tế, hay ngân hàng trung ương nào mà tích trữ đồng RMB thì bị lỗ nặng. Kể cả nếu giá dầu thô tăng cao, Bắc Kinh lại chơi trò lưu manh là khi nhập khẩu dầu thô lớn thì lại âm thầm chỉ định cho PBOC tăng tỷ giá đồng RMB làm đồng tiền này đắt hơn để trả ra cho thiên hạ bán dầu thô cho mình là 1 đồng RMB có thể mua nhiều dầu thô hơn, khi mua xong thì lại hạ giá đồng RMB làm đồng sụt giá và ai ôm tờ giấy lộn ấy lỗ nặng thì ráng chịu. (*) Hãy nhìn xem tỷ giá US Dollar Chinese Yuan Renminbi bị phá giá nhiều đợt để cứu nguy kinh tế bằng cách hạ giá đồng tiền, còn ai cầm giữ đồng RMB bị hao hụt bốc hơi tài sản ráng mà chịu, đồng RMB giảm giá nó không do thị trường quyết dịnh như đồng USD mà thế giới quen dùng và thuộc lòng nghiệp vụ này và thị trường họ có khả năng điều tiết đồng USD tăng giảm bằng cách mua hay bán đi tài sản đồng USD như trái phiếu kho bạc chẳng hạn. Hoặc gia tăng khối dự trữ ngoại hối bằng tiền Mỹ và nó triệt tiêu luôn nghiệp vụ tăng hạ lãi suất của FED manh nha thò bàn tay vào can thiệp,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét