Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

NỀN GIÁO DỤC QUYẾT ĐỊNH SỰ HÙNG CƯỜNG CỦA MỘT QUỐC GIA

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018


Trên thế giới thì một quốc gia hưng thịnh hùng cường hay suy thoái thì nó do quyết định của nền móng giáo dục của quốc gia đó mà ra. Vì giáo dục mới là việc quyết định mọi thứ của đất nước. Vì trên thế giới chưa từng có một quốc gia nào giàu có, khoa học phát triển mà giáo dục yếu kém cả. Cũng nói ngược lại là trên thế giới cũng chưa từng có quốc gia nào có hệ thống giáo dục kém cỏi mà trở thành siêu cường quốc bao giờ cả.

Ta lại nói đến vấn đề giáo dục. Thí dụ như những quốc gia hàng đầu đều có hệ thống giáo dục tốt như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Israel, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, kể cả TQ, Singapore….thì đa số họ có nền giáo dục rất tốt, đào tạo rất chuyên nghiệp, đào tạo rất khó về tiến sĩ, kể cả thạc sĩ còn khó hơn,…Tuy nhiên ở VN thì rất dễ dãi và lạm phát tiến sĩ, có thể nói là phổ cập tiến sĩ.

Tôi đã bỏ ra mấy tiếng đồng hồ cuối tuần để nghiên cứu và đọc một số hệ thông đào tạo giáo dục ở VN là vì sao quốc gia này có rất nhiều tiến sĩ kinh tế nhất thế giới mà không thấy phát hiện bất cứ một bài viết nào về công trình nghiên cứu kinh tế của họ đăng trên tạp chí quốc tế hay báo chí nước ngoài. Có lẽ nguyên nhân một phần vì tiếng Anh kém, hoặc các vấn đề khác,…

Tuy nhiên nó thật sự không nằm ở chỗ đó, mà tôi phát giác ra vấn đề giáo sư, tiến sĩ kinh tế, lẫn tài chính ấy ở VN nó xuất phát từ đại học và học viện  mang màu sắc của đảng và chính trị đào tạo mà ra.

Chẳng hạn tôi giật mình khi phát hiện ra là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cái học viện này mang màu sắc đào tạo chính trị cho cán bộ và quan chức của đảng thì nó lấn sân qua hình thức đào tạo phổ cập tiến sĩ các chuyên ngành kinh tế. Chẳng hạn chức năng và nghiệp vụ của học viện này thì đào tạo mà tôi xin trích một đoạn: “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Học viện có nhiều hệ lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau và được quyền cấp các loại bằng tốt nghiệp: cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân chuyên ngành Báo chí, xuất bản, xã hội học, tổ chức, kiểm tra... và thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành lý luận chính trị, xã hội và nhân văn. Học viện là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu về khoa học chính trị,”. Nguồn dẫn: http://www.hcma.vn/Home/Gioi-thieu-chung/1199/HOC-VIEN-CHINH-TRI-QUOC-GIA-HO-CHI-MINH-TRUNG-TAM-QUOC-GIA-DAO-TAO-BOI-DUONG-CAN-BO-VA-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC-CUA-DANG-NHA-NUOC-VIET-NAM  

Và nhiều đề tài nghiên cứu đạo tạo khác. Trong cái Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thì còn có nhiệm vụ được giao là đào tạo tiến sĩ kinh tế đủ mọi lĩnh vực gọi là Viện Kinh tế (do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quản lý). Viện này có nhiệm vụ “bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế dành cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành kinh tế thuộc hệ thống Học viện, các trường chính trị cấp tỉnh, các trường cán bộ bộ, ngành Trung ương,…”. Nguồn: Bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu chuyên nghành kinh tế, http://www.hcma.vn/Home/Dao-tao/5774/Be-giang-Lop-boi-duong-phuong-phap-nghien-cuu-chuyen-nghanh-kinh-te  

Qua ngần đó thôi thì người ta đặt câu hỏi là vì sao những ông quan chức ở VN ông nào cũng có bằng cấp tiến sĩ kinh tế ghi chung chung “là tiến sĩ kinh tế” và nhân rộng ra cả nước, nếu cộng với các “Học viện” khác nữa như Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,….họ đào tạo ra nhiều cán bộ công chức và quan chức đang nắm giữ nhiều chức vụ kinh tế, từ ban bộ là các bộ trưởng cho đến thượng tầng lãnh đạo để điều hành hay quyết định các dự án đầu tư kinh tế, và kết cục là toàn chuốc thất bại làm tới đâu thua lỗ tới đó.

Nó cũng giải thích dễ hiểu là họ còn có những phát ngôn gây cười cho nhiều người mà người ta không thể tin nổi một ông bà giáo sư, tiến sĩ nào đó có thể phát ngôn ra những cụm từ phi kinh tế.

Hệ thống đào tạo ở VN họ ưa chuộng cái mắc “tiến sĩ kinh tế”, vì nó rất dễ làm luận án, họ không làm luận án tiến sĩ về khoa học, như vật lý, y học, hóa-sinh,… vì phải đòi hỏi có phát minh sáng chế về khoa học,… nên quan chức VN rất ngại đề tài này.

Ôi thôi, kết luận của tôi là đây không phải là câu chuyện “Cá tháng Tư”. Đó là câu chuyện hoàn toàn có thật ở VN mà bấy lâu nay rất hiếm ai chú ý vấn đề này. Vì nó có link dẫn hẳn hoi của các học viện này.


Đây là vấn đề rất là nghiêm túc mà còn nghiêm trọng, đó là người ta cần coi lại hệ thống đạo tạo tiến sĩ ở VN, và thay vì cứ than vãn vì sao tiến sĩ ở VN đông hơn quân Nguyên mà đất nước không khá lên nổi. Vì giáo dục kém thì không thể hô hào đất nước hóa rồng, hóa hổ, hay học tập mô hình kinh tế của các nước khác được, vì càng đeo đuổi học cái mô hình phát triển kinh tế của thiên hạ thì càng chuốc thất bại như đã thấy, vì trong đầu đâu có chuyên môn về kinh tế và đầu tư đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét