Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

KHI VIỆT NAM BÁN VỐN BÁN CHỦ QUYỀN CHO NƯỚC NGOÀI

Thứ Sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017

Tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi với Công ty bình phong là công ty TNHH Vietnam Beverage (của Tập đoàn Thai Bev, Thái) đã mua trọn  gói 53,59% cổ phần nhà nước chào bán tại Sabeco với giá tiền là 4,8 tỷ USD để sở hữu thương hiệu nổi danh bia Saigon và 333, có bề dày thành tích 142 năm, gần 1 thế kỷ rưỡi. Mấy hạng cò con nhà đầu tư VN tháo chạy khi tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi chung tiền một lượt, dù rằng họ đi vay của quốc tế.

Ôi thôi tôi nghiệm ra rằng, cái di sản thương hiệu tiêu dùng mà chế độ CSVN hay rêu rao qua  việc đánh cho Pháp chạy, Ngụy nhào, Mỹ cút thì lại có giá trị cao nhất của VN. Đúng là chuyện quái đản khó tin nổi là hầu hết tài sản của chế độ cũ Sài Gòn để lại đều có giá kinh tế rất cao. Cái thương hiệu bia bọt 333 này nó cũng chẳng có giá trị cao so với các thương hiệu của chế độ Sài Gòn cũ để lại cho chế độ CSVN. Vậy mà giá trị của nó lại phải dè chừng. Tôi thì không hiểu chính quyền CSVN đã gần nửa thế kỷ nay rồi là quốc gia này không có tiếng súng mà chẳng tạo ra được cái thương hiệu nào ra trò trống gì cả mà trái lại họ lại tạo ra những quả đấm thép nợ nần chồng chất đáng ghê tởm.

Đối với tỷ phú Thái chỉ là hạng cò con thôi nếu so với việc tôi hay các quỹ đầu cơ Mỹ cầm đầu đi đánh sập các thị trường hay châm vốn đầu tư đủ mọi lĩnh vực như dầu khí như  tập đoàn năng lượng khổng lồ PTT Group của Thái khi bỏ chạy hủy bỏ  kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu và hóa dầu trị giá 20 tỷ USD.


Tập đoàn này của Thái bị quỹ đầu tư của Morgan Stanley (NYSE: MS) trước đây do tôi và các nhà đầu tư đuổi cổ khỏi các dự án xây cất nhà máy lọc dầu ở Nga, Nigeria, Algeria, United Arab Emirates, và Indonesia,…. Vì năng lực tài chính yếu, không có kinh nghiệm trong gọi vốn đầu tư và quan hệ với các tổ hợp dầu khí lớn nhất thế giới của Mỹ, Âu châu.

Ôi thôi, đối với Thailand thì tôi chả coi họ ra gì cả, vậy mà chỉ cần vài thiểu số gọi là "tỷ phú Thái" đã thao túng cả cái đất nước với hơn 92,7 triệu dân này thì không thể chấp nhận được. Cai đám tỷ phú giấy ở VN thì đang mải mê đầu tư vào tài sản chùa của quốc gia là bất động sản thì co vòi im thít thì quả là chuyện lạ. Đây không phải là tư nhân hóa, mà là bán vốn bán chủ quyền cho nước ngoài sở hữu thương hiệu tiêu dùng không do người cộng sản VN tạo dựng.

https://plo.vn/kinh-te/ti-phu-thai-khang-dinh-sabeco-dem-nhieu-tien-cho-xu-chua-vang-873429.html

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ CỦA MỸ VÀ CHÂU ÂU SẼ KHÔNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC ĐẶC KHU VIỆT NAM

Ngày 22 tháng 08 năm 2018

Nếu quan chức Việt Nam muốn biết được đáp số về đặc khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thì sang Anh Quốc mà tham khảo cố vấn của họ, vì Anh Quốc là người quản lý mô hình kinh tế rực rỡ của Hồng Kông hơn 1,5 thế kỷ cho tới khi UK trao trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997. Khi đó dù Trung Quốc đã thí điểm mô hình đặc khu kinh tế Thượng Hải, Thẩm Quyến, nhưng thực chất nó chỉ thành công kể từ khi Trung Quốc bắt chước mô hình kinh tế của Hồng Kông dạy lại (tức là các chuyên gia điều tiết kinh tế và các giáo sư đại học Hồng Kông dạy dỗ cho người Trung Quốc cải sửa lại mô hình đặc khu kinh tế).

Chuyện nữa là tôi để lại món bảo bối về phát triển mô hình kinh tế đặc khu thì có lẽ quan chức Việt Nam nên đọc lại các bài viết thất lạc của giáo sư Kinh Tế Học người Mỹ Milton Friedman, ông là giáo sư kinh tế học lỗi lạc thiên tài nhất của nước Mỹ, và đã từng giảng dạy kinh tế học tại các trường đại học hàng đầu nổi tiếng nhất của nước Anh và nước Mỹ, ông cũng đoạt Giải Thưởng Nobel về Khoa Học Kinh Tế (năm 1976), và nhiều huy chương đeo nặng trĩu. Rất tiếc là ông đã qua đời năm 2006.

Bởi lẽ Milton Friedman từng nói: “If you want to see capitalism in action, go to Hong Kong — Nếu bạn muốn xem chủ nghĩa tư bản đang hoạt động, hãy đến Hồng Kông”. Ông viết nó vào năm 1990 với lý luận rằng nền kinh tế Hồng Kông có lẽ là ví dụ tốt nhất biểu tượng về nền kinh tế thị trường tự do tư bản.
http://asderathoslchaimclassicalliberalism.blogspot.com/2010/03/milton-freidman.html

Tuy nhiên nó mâu thuẫn là trong hành động mới đây, chính quyền VN ra luật an ninh mạng, vi phạm nhiều điều cản trở cho sự phát triển kinh tế, nhất là mâu thuẫn với kinh tế tự do tư bản, mà tôi còn mỉa mai là hậu quả nó còn đánh sụt vài điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế của VN, không hiểu ai là người đứng sau thiết kế “luật an ninh mạng” đó nhỉ, vì nó mâu thuẫn khi ký cam kết với quốc tế khi Việt Nam gia nhập các hiệp thương mại định kinh tế, kể cả WTO, mà cho dù cái luật an ninh mạng đó có thi hành đi nữa và các đặc khu kinh tế Việt Nam lập ra và thông qua đi nữa sẽ khó mà thu hút đầu tư từ các công ty công nghệ Mỹ tới VN, kể cả các công ty Âu Châu, vì luật pháp của mỗi tiểu bang hay cả liên bang Mỹ cấm tất cả các công ty Mỹ khi tham gia thương mại đầu tư tới các nước đó có quá nhiều vi phạm quyền tự do thông tin, vì cả người nước ngoài cũng bị hạn chế nếu Google họ chặn tra tìm ở Việt Nam thì chắc chắn chẳng có ai là chuyên gia hay nhà đầu tư nước ngoài như Mỹ và Tây Phương tới các đặc khu kinh tế Việt Nam đầu tư cả, kể cả các vùng khác của Việt Nam.

Hãy nhớ rằng Trung Quốc họ khác Việt Nam là họ đã xây dựng cái mạng nội địa WeChat và Baidu Tieba để phục vụ cho số dân 1,4 tỷ người của họ, trong khi Việt Nam chưa có bất cứ nền móng nào về công cụ tìm kiếm thay thế Google, Facebook,… mà ngày nay ngay cả Ấn Độ, Hồng Kông, hay các cường quốc kinh tế và công nghiệp khác vẫn phụ thuộc vào Google, Facebook. Và nó còn mâu thuẫn hơn khi Việt Nam vẽ ra sự đeo đuổi công nghệ Blockchain, rồi mơ làm thung lũng điện tử Silicon thì quả là hài kịch mà tôi ví von “nền kinh tế có cái đuôi đi trước cái đầu”. Có lẽ ở Việt Nam hiện nay muốn kinh tế phát triển thì người ta cần đuổi hết những thành phần bảo thủ giáo điều này ra khỏi chức quyền làm kinh tế, vì họ kém tài lười suy nghĩ, thiếu trí tuệ nên muốn kéo cả quốc gia trì trệ theo họ, đó là điều cần chấm dứt, vì không ai để những kẻ đó bám quyền thêm 1 hay 2 nhiệm kỳ nữa thì mất cả 1 thập kỷ trì trệ…Không có mô tả ảnh.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH VÀ SÂN BAY QUỐC TẾ HARTSFIELD-JACKSON ATLANTA

Đó là bài phân tích trước đây tôi đề cập. Có vẻ như Đinh La Thăng cũng đang bị cơn thịnh nộ của nhiều người là quyết liệt xây sân bay Long Thành, khiến cho cái sân bay này bây giờ vẫn còn trên giấy và tốn kém khi Đinh La Thăng còn làm Bộ Trưởng Bộ GTVT.

Hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất được quay lại dồn tiền đầu tư và người ta có vẻ quên cái sân bay ngốn cả mười mấy tỷ $ kia, khiến người ta liên tưởng đến việc bị hớ là đi quá lố dồn tiền đầu tư xây cái Sân bay quốc tế Long Thành kia thay vì nếu không dồn tiền đầu tư và hội họp tốn kém thì bây giờ cái Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nó đã rất ấn tượng và hái ra tiền để mà có tiền để dành xây sau này sân bay khác thì đỡ tốn kém. Đúng là kẹt và bị nhóm lợi ích xâu xé đất ở Tân Sơn Nhất, nếu không bày ra cái sân bay Long Thành có lẽ người ta đã quyết liệt thu hồi đất ở Tân Sơn Nhất bị chiếm dụng để nâng cấp sân bay đã đi vào hoạt động hiệu quả từ lâu rồi, vì VN bây giờ thiếu vốn đầu tư đủ thứ nên trút vào ông Thăng, ngoài việc đấu đá chính trị ra.

Đây là bài phân tích khá lâu mà tôi mỉa mai. Có lẽ bây giờ giới chức VN mới giật mình và họ bắt đầu lật đật nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, kể cả trong tình huống ủi luôn cái sân golf nằm ngay sân bay Tân Sơn Nhất để nới rộng ra. Tôi thì nghi ngờ họ chủ quan khi cho rằng xây xong sân bay gọi là “quốc tế” Long Thành thì có thể gỡ vốn đắp vào là bán đất cái sân bay Tân Sơn Nhất đắp nợ vào cái sân bay Long Thành, có lẽ họ tính toán như vậy. Nhưng bây giờ nợ nần của kinh tế quá cao, sân bay Long Thành kia chưa chắc đủ vốn đầu tư theo đúng tiến độ thì giật mình lật đật cải tạo lại sân bay Tân Sơn Nhất.

Dự án Sân bay quốc tế Long Thành ông Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng từng khẳng định như đinh đóng cột là khi đưa vào khai thác sẽ đạt mức công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Đúng là vĩ cuồng, và cuồng dại, hay cuồng ngôn của những người mắc chứng bệnh hoang tưởng.

Trước đó ông Đinh La Thăng còn khoe rằng Tập đoàn Aéroports de Paris - Pháp quốc, cùng ngân hàng Thụy Sĩ - Credit Suisse, rồi chính phủ Nhật của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ giải ngân vốn cũng như xin góp vốn đầu tư nên đến hàng tỷ $, cũng may là không nói là có ngân hàng đầu tư Morgan Stanley tham gia đầu tư chứ không thì thật mỉa mai.

Điều mỉa mai là sau đó các công ty của Pháp, Thụy Sĩ, và cả Thủ tướng Shinzo Abe phủ nhận và bác bỏ thông tin của Bộ trưởng Bộ GTVT, khiến bộ này lật đật đích chính xin lỗi vì tưởng quen lừa và mị dân. Các công ty, tập đoàn ngân hàng quốc tế họ không phải trẻ con đến mức rót vốn vào cái dự án đắt đỏ rất kinh ngạc và kém hiệu quả này vì sẽ bị lỗ nặng như những dự án bỏ hoang sắt thép và lọc dầu thôi.

Lý do họ vẽ ra con số 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm để làm hoa mắt giới đầu tư là họ sẽ thu hồi vốn nhanh khi đưa vào khai thác bay của Sân bay quốc tế Long Thành, vì Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, Mỹ cũng chỉ đón 101.491.106 lượt khách trong năm 2015, là sân bay đón nhiều khách nhất thế giới, và như vậy Sân bay quốc tế Long Thành sẽ xếp thứ 2 của thế giới với 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, sẽ lớn hơn toàn bộ Sân bay quốc tế trong bài báo này:

Nhưng để làm được việc này, thì về quản trị, Sân bay quốc tế Long Thành phải xây dựng mạng lưới liên kết với các hãng hàng không, các sân bay dày đặc khắp châu lục, vùng lãnh thổ của thế giới, thậm chí ngay Sân bay quốc tế Los Angeles (Los Angeles International Airport), chỉ có tiếp nhận được 74.937.004 lượt khách trong năm 2015, xếp thứ 7 các sân bay lớn của thế giới, và Sân bay quốc tế Los Angeles này có lịch trình xây dựng mạng lưới khắp châu lục từ Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Á và châu Đại Dương, liên kết với các thành phố cũng như các hãng hàng không quốc tế như Air Berlin, Air Canada, Air China, Air France, All Nippon Airways,... cả mấy chục năm, vậy mà chỉ mới đón được bằng ấy khách.

Đối với cái Sân bay quốc tế Long Thành, khi đi vào khai thác mà thất vọng thì thât bẽ bàng 18 tỷ $, sau này còn hạ giá xuống thì cũng chỉ là đống sắt vụn, vì thành phố lớn thì không thể thiếu sân bay quốc tế, còn cái Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đất thì dư thừa bị chiếm dụng, thay vì người ta mở rộng và cải tạo nó đưa vào khai thác nhanh, nó vẫn đáp ứng được lượng khách không kém gì cái sân bay Changi của Singapore đâu.

Chả có ai ngu đến mức đi bay đến Long Thành rồi đón xe về TP.HCM cách đấy cả 30 km - 40 km cả. Thứ nữa cái Sân bay quốc tế Long Thành kia đã có danh sách mạng lưới tiếp thị đường bay và liên kết với các thành phố, hay các hãng hàng không quốc tế bao nhiêu chưa mà đón khách ổn định cả 100 triệu lượt một năm để thu hồi vốn nhanh hay là đón chim trời bay hoang đáp xuống?

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

FACEBOOK CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG KHÓ NUỐT

Ngày 17 tháng 10 năm 2015

Trong lịch sử chào sàn, hay IPO đình đám nhất Wall Street, có lẽ hiếm công ty nào thành công như Facebook (NASDAQ: FB), trang mạng thông xã hội khổng lồ lớn nhất thế giới này đã trở thành một trong những IPO lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ trong tháng 5/2012, chỉ kém công ty dịch vụ tài chính VISA (Dow Jones, NYSE: V), trong tháng 3/2008, bán được 406 triệu cổ phần giá 44 USD, thu được 17,9 tỷ USD, và hãng chế tạo xe hơi General Motors Company (NYSE: GM) trong tháng 11/2010, bán ra 478 triệu cổ phần giá 33 USD, thu về được 15,8 tỷ USD. Việc chào bán chứng khoán đã đẩy giá trị của Facebook lên tới ít nhất 104 tỷ USD khi đó, để trở thành một trong các công ty non trẻ có giá trị nhất nước Mỹ vào ngày 18/5/2012, trên thị trường NASDAQ.

Facebook đã làm cho các "kiến trúc sư lão làng" trong đầu tư chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới như tỷ phú Warren Buffett, Carl Icahn đã đánh cược sai khi cho rằng Facebook chỉ là bọt xà phòng, bây giờ tất cả giới đầu tư giàu kinh nghiệm nhất Phố Wall đều tiếc hùi hụi là họ sẽ chẳng còn cơ hội để mua được cổ phiếu của Facebook ở mức sàn 38 USD ở thời điểm IPO nữa, và cũng ít ai dám mạo hiểm "mua cao" để "bán thấp".

Duy nhất, có lẽ tỷ phú đầu cơ George Soros khét tiếng thì thành công khi đầu tư sở hữu cổ phần của Facebook trong lần đầu IPO. Trong tháng 9/2015, Facebook hứa hẹn sẽ bắt đầu thử nghiệm cung cấp cho người dùng một tính năng mới mang tầm nhìn toàn cảnh của video, và PayPal (NASDAQ: PYPL) và các đại công ty khác Walt Disney Co (Dow Jones: DIS), GoPro Inc (NASDAQ: GPRO) để đăng một đoạn video 360 cho phép người xem để khám phá những trò giải trí trên video hấp dẫn,...giá cổ phiếu của Facebook sẽ dự báo là tăng nữa.

Vốn hóa của Facebook cách đây trong cuối tháng Tám, khi giá cổ phiếu rơi xuống 82 USD, vốn hóa của Facebook là 206 tỷ USD, giờ đây vốn hóa của Facebook tính theo giá cổ phiếu hiện hành 97,54 USD/cổ phiếu thì có trị giá đến 275 tỷ USD. Giá đáy thấp nhất là 18,06 USD/cổ phiếu trong ngày 31/8/2012, thấp hơn giá sàn 38 USD/cổ phiếu khi Facebook IPO. Giá đỉnh cao nhất là 99,15 USD/cổ phiếu được xác lập trong ngày 21/7/2015.

Cổ phiếu có một hồ sơ theo dõi tuyệt vời của Facebook hoàn toàn không bị tác động ảnh hưởng của yếu tố suy thoái kinh tế tại Mỹ và Âu châu hay tại TQ trong thời gian qua để có thể tối đa hóa hiệu suất trong khi giảm thiểu rủi ro, do đó cung cấp sự kết hợp tốt nhất có thể của tổng lợi nhuận trên đầu tư và giảm biến động. Nó đã đi ngược với hầu hết các môi trường kinh tế bất ổn gần đây để tối đa hóa lợi nhuận mà không bị điều chỉnh rủi ro so với các cổ phiếu khác kể từ tháng Bảy năm 2015, chỉ số S & P 500 đã giảm 7%. Đây là hiệu suất là tồi tệ nhất kể từ quý 3 năm 2011 khi chỉ số S & P 500 mất 14% lúc diễn ra cuộc khủng hoảng nợ chồng chất của châu Âu. Trong khi chỉ số Dow Jones giảm 7,6% trong quý thứ 3 của năm 2015, duy nhất chỉ có cổ phiếu của Facebook là miễn nhiễm trước căn bệnh kinh tế thế giới, bất chấp các chỉ số chứng khoán điều chỉnh giảm điểm.

Điều gì đã làm lên kỳ tích của một công ty non trẻ với chỉ hơn 11 tuổi, và Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook đã phơi bày sổ sách cho công chúng khi IPO lần đầu trong phiên giao dịch thị trường chứng khoán NASDAQ ngày 18/5/2012, giá cổ phiếu của Facebook luôn tăng trưởng vùn vụt kể từ đó.

Thật dễ hiểu, Facebook là quốc gia có "diện tích" trải dài khắp thế giới, với "dân số" của năm 2011 là 850 triệu dân, và đến tháng 10/2015, "dân số" của Facebook đã tăng lên 1,19 tỷ dân, là quốc gia xếp thứ ba trên thế giới chỉ sau TQ và Ấn Độ. Đây là lý do giải thích mạng thông xã hội này lần lượt vượt qua mặt các tập đoàn công nghiệp nổi tiếng nhất nước Mỹ về vốn hóa như International Business Machines Corp (Dow Jones: NYSE: IBM), vốn hóa 146,6 tỷ USD, kể cả qua mặt cả "đàn anh" là tập đoàn công nghiệp chế tạo máy bay Boeing Co (Dow Jones, NYSE: BA) của Mỹ có bề dày lịch sử 100 năm nay, với vốn hóa lớn hơn gấp đôi Boeing.

Mạng truyền thông xã hội khổng lồ Facebook có 3 năm tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) là 70%. Các cổ phiếu tăng gần 20% trong năm nay. Trong qúy thứ 3, tỷ lệ tăng trưởng EPS khoảng 21,5%, và trong quý 4 được dự đoán với mức tăng 17%. Nhưng qua năm 2016, các nhà phân tích dự báo tăng trưởng EPS trong phạm vi 30% - 35%. Nghe thật ham, nếu biết trước như vậy ai cũng là triệu phú Dollar. Tuy nhiên, thực tế các khoản đầu tư của Facebook quá nhiều, có thể đẩy các chi phí quá cao khiến của lợi nhuận của Facebook sẽ thấp không như kỳ vọng.

Bởi vì khi một nhóm cổ phiếu trở thành tâm điểm của giới truyền thông và các nhà phân tích chứng khoán, tất nhiên khi nhận được rất nhiều tin đồn tốt đẹp được đánh bóng quá trớn, giá cổ phiếu sẽ tăng, nhưng nó tăng trong bong bóng, nó không dành cho người non kinh nghiệm, điều này giải thích phần nào giá cổ phiếu Facebook rất ít có nhà đầu tư yếu tay nghề dám mua nó, mặc dù họ biết cổ phiếu của Facebook sẽ tăng giá.

FACEBOOK, CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG "KHÓ NUỐT"

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

NÓI VỀ TÀU CỘNG NÓ ƯU TIÊN XẾP VIỆT NAM LÀ CƯỜNG QUỐC ĐỨNG THỨ 7 LỚN NHẤT VỀ NGOẠI THƯƠNG

David Văn

Cái tao họa của nền kinh tế VN là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với TQ đứng hàng số 1 trong 10 nước ASEAN. Nền kinh tế VN bịt thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất với TQ là lớn hơn bất cứ quốc gia nào trong các nước ASEAN. Thậm chí là kinh tế VN còn nhập khẩu hàng hóa của TQ lớn hơn cả nước Nga. Còn tổng giao dịch xuất nhập khẩu với TQ thì kinh tế VN lớn hơn cả Ấn Độ, xếp trước cả Brazil. Mà cái nền kinh tế quái đản VN nhập khẩu hàng hóa và bị nhập siêu, tham hụt thương mại lớn hơn cả các cường quốc trên. Đúng là tai họa cho VN là bởi vì những thứ hàng hóa VN nhập khẩu TQ thì VN đều có khả năng sẵn có tài nguyên để sản xuất và cạnh tranh được.
TQ nó xếp VN là đối tác bán buôn với nó đứng hạng thứ 7 trên thế giới là chiếm những tỷ lệ phần trăm rất cao mà chủ yếu kinh tế VN nuôi dưỡng kinh tế TQ là chính. Thằng Vít thấy thương hại cho nông sản nông gia VN khi sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào TQ là hễ bất cứ khi nào TQ ngừng mua nông sản, trái cây, thủy sản VN thì khóc ròng và cầu cứu giải cứu. Nói ra thì bảo thằng Vít cực đoan miệt thị nông gia VN. Thực tế VN là quốc gia có diện tích nhỏ bé là tổng diện tích quốc gia thì chưa bằng vài phần trăm nông gia Mỹ sở hữu đất nông nghiệp, cộng với việc dân số VN rất lớn là việc sản xuất lương thực thì thực tế cũng không dư thừa gì là với dân số của VN 96 triệu dân hay 100 triệu dân với thị trường tiêu dùng nội địa là đủ hấp thụ toàn bộ sản xuất nông nghiệp, vì ở VN do kinh tế vận chuyển vận tải hàng hóa kém phát triển, vận chuyển đường bộ thì đất nước có nhiều trặm thu phí BOT đông hơn quân Nguyên, vận chuyển bằng hỏa xa là xe lửa thì lạc hậu kém cỏi ở thế kỷ trước của Pháp làm cái đường sắt xe lửa khổ 1000mm (1 mét) thay vì cần nâng cấp khổ đường sắt 1435mm phải mấy thập kỷ trước. Điều này đẩy đất nước vào thế khó khăn muôn vàn, vì chi phí vận chuyển hàng hóa Bắc-Nam đắt đỏ, người nông dân không có lời khi phân phối hàng hóa tiêu dùng trong nước nên họ buộc phải bán hàng hóa và lệ thuộc TQ và gần như TQ nắm cổ VN để họ tùy thích định giá nông nghiệp của VN. À ha, có lẽ đất nước này có nhiều kẻ làm bên Bộ GTVT có cái bộ não trạng và cái đầu về khoa học cơ khí chế tạo máy móc và vật liệu mới học tại chức bên Nga Xô có lẽ đứng bằng cái mông thằng Vít, là bởi vì những kẻ này đang mê muội đeo đuổi dự án đường sắt siêu tốc độ 350 km/h (nghĩa là điện khí hóa hoàn toàn) là chỉ chở khách không thể chất tải chở hàng hóa nặng khi mà đất nước này cần đốt xương sống vận chuyển hàng hóa vận tải Bắc-Nam. Thật bất hạnh là cả Điện Lực EVN lẫn Bộ GTVT VN này họ rất kém về năng lực khoa học. Ví dụ như ông Điện lực EVN thì thiếu điện và phải tăng giá điện mờ ám bù lỗ, còn ông Bộ GTVT đeo đuổi dự án đường sắt cao tốc siêu tốc độ. Tức là thằng Vít giải thích thêm rằng khi đầu tư dự án vĩ cuồng không có giá trị kinh tế này thì đường sắt VN sẽ cần dùng hệ thống lưới điện cấp 15 kV 16,7 Hz AC; 1,5 kV DC; 3 kV DC; 25 kV 50 Hz AC; hoặc 25 kV 50 Hz AC; 15 kV 16,7 Hz AC; 3 kV DC, 25 kV 60 Hz AC,…. Tức là hệ thống lưới điện liên tục này nó ngốn một phần mấy tổng sản lượng điện năng của VN thì thằng Vít này thấy buồn cười là VN kiếm đâu ra điện vận hành và bảo trì hệ thống lưới điện khó quản lý này.

VN là quốc gia xếp trên cơ TQ nếu xẩy ra đòn trả đũa thương mại thì chính VN mới là kẻ chiến thắng khi đang cần mẫn nhập khẩu nhiều hàng hóa của TQ để nuôi sống hàng triệu lao động dân Tàu để TQ nó dùng chính đồng tiền của VN đó mà bành trướng lãnh thổ. VN chỉ thiếu những "thuyền trưởng" ban bộ lãnh đạo về bộ não và trí tuệ tầm nhìn. Ví dụ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GTVT, Bộ GD&ĐT và nhiều ban bộ khác, vì tầm nhìn những bộ này rất kém. VN hiện nay đang lao đầu vào ngành nghề đào tạo Khoa học máy tính, Công nghệ ô tô dẫn đầu về tuyển sinh đại học, nhưng chẳng có đứa nào đi theo nghề nghiệp khoa học của thằng Vít như khoa học Cơ học vật lý ứng dụng, khoa học cơ khí vật liệu mới, khoa học sức đẩy phản lực cơ học. Nghĩa là tiên sư bố nó, nhiều kẻ ở VN nó rất sợ bộ môn khoa học liên quan đến cụm từ "cơ học vật lý ứng dụng" mà chưa nói đến cơ điện ứng dụng trong cơ học, cơ khí máy móc. Những môn khoa học chi phối toàn bộ nền văn minh và phát minh khoa học của nhân loại thì ở VN ngành nghề đào tạo này xếp hạng bét cuối bảng, và đa số thích chọn ngành khoa học máy tính 4.0 ảo giác thì thằng Vít thấy thật đau buồn. Vì ngay cả cái đập nước sản xuất điện ở hồ thủy điện Đắk Kar suýt vỡ đập là cái đập này rất thô sơ, khắc phục rất dễ dàng bằng máy móc nặng cơ khí và khoa học máy móc cơ khí nặng ứng dụng trong xây dựng là dễ giải tỏa. Vậy mà cả nước đứng hình cầu may chẳng biết may rủi thế nào vì đất nước toàn con mọt khoa học máy tính 4.0 không à. Những cái đập nước này đối với thằng Vít nó cực kỳ đơn giản và giải cứu nó dễ như uống cốc bia lạnh nếu đất nước này sẵn có nền móng khoa học cơ khí máy móc nặng.

Kết luận của thằng Vít về hồ sơ kinh tế thì thật đáng thương hại là bây giờ vẫn thế là cả đất nước này đang lao đầu điện diện mà còn rồ dại vào cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, như trí thông minh nhân tạo - thường được gọi là AI, công nhân và Tự động hóa, công nghệ Blockchain….như Thung lũng Điện tử cong nghệ Silicon của Châu Á....toàn là giấc mơ bong bóng không.

Không có mô tả ảnh.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

G-20 VÀ ĐỒNG YUAN VÀO GIỎ SDR CÓ CỨU ĐƯỢC NỀN KINH TẾ TQ ĐANG RƠI XUỐNG VỰC THẲM ?

Tại diễn đàn hội nghị G20 -- bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản,Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,México, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khai mạc tại Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng 9/2016, và sự kiện quan trọng là vào ngày 01/10/2016 -- Đồng Yuan sẽ chính thức là đồng "đồng tiền hợp pháp" (legitimate currency), là tiền dự trữ của thế giới vào rổ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), để cho vay dựa trên đồng USD, đồng EUR, đồng bảng Anh (GBP) và yen Nhật (JPY),...và xếp theo thứ tự hiện nay là đồng USD chiếm 41,73%, của đồng EUR (30,93%), đồng CNY (10,92%), yen Nhật (8,33%) và đồng bảng Anh (8,09%). Ta thận trọng, các thông số trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) tại thời điểm năm 2010 giá trị đồng USD chiếm 41,9%, của đồng EUR chiếm 37,4%, bảng Anh chiếm 11,3% và yen Nhật chiếm 9,4%. Tại TQ thì đang có sự tuyên truyền về việc đồng Yuan sẽ là đồng tiền dự trữ của thế giới và sẽ phế truất ngôi vương của đồng USD cũng như đồng EUR,… với các khẩu hiệu được trích dẫn và viết khắp mặt báo nước này, và trên tất cả phương tiện truyền thông đại chúng trên thế giới là bây giờ thị trường tài chính sẽ có 5 đồng tiền quý tộc của thế giới được lưu hành có giá trị toàn cầu là đồng USD, EUR, JPY, GBP, RMB, hay CNY, mà ta viết là Chinese Yuan Renminbi, hoặc Yuan. Các khẩu hiệu sao chép của TQ trên báo chí Mỹ ca ngợi rằng: “China wants its currency, the Yuan, to replace the U.S. dollaras the world's global currency.” (TQ muốn đồng tiềng của họ, là đồng Yuan, để thay thế đồng USD là tiền tệ toàn cầu của thế giới). Tôi thì hay mỉa mai, cái háo danh của chính quyền Bắc Kinh. Đó là bởi vì nếu Bắc Kinh muốn đồng Yuan làm tiền dự trữ của thế giới thì trước tiên cần từ bỏ khẩu hiệu “fixed exchange rate to the dollar” (tỷ giá hối đoái cố định với đồng USD). Để làm điều đó có nghĩa là TQ kể từ nay họ phải tập quen dần phải từ bỏ việc neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Tức là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phải thu bớt cái bàn tay can thiệp vào thị trường hối đoái của họ, như việc giữ giá trị đồng Yuan trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Điều đó cũng có nghĩa là PBOC phải tính lại quy ước ngoại thương về thương mại của họ với các đối tác trao đổi bán buôn của họ qua việc kiểm soát đồng Yuan tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF. Việc này có lẽ TQ sẽ không dám làm, đó là bởi vì TQ vẫn là một quốc gia dựa vào xuất khẩu bán hàng ra bên ngoài để nâng đỡ cho bên trong vì lực cầu tiêu dung của tư nhân cho khu vực tiêu thụ trong nước kém, nên họ cần kiểm soát đồng tiền theo ý đồ của họ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái thấp giả tạo có kiểm soát nhằm bán hang dễ cạnh tranh nhờ tiền rẻ. Hiện nay, đồng Yuan của TQ vẫn đo lường giá trị so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,... Điều mỉa mai là như tôi hay nói, trong giỏ tiền SDRs, nó chỉ được xem như là một tài sản dự trữ quốc tế (chỉ mang biểu tượng tượng trưng), nó cũng không có áp đặt giao dịch về ngoại thương là giới nhà buôn, hay các nhà đầu tưc ũng như các ngân hàng trung ương các nước phải dùng đồng tiền đó làm dự trữ ngoại hối. Thực tế SDRs nó được tạo ra bởi IMF vào năm 1969 nhằm để bổ sung dự trữ chính thức các nước thành viên của nó. Giá trị của nó hiện đang dựa trên một rổ của bốn loại tiền tệ lớn, và giỏ tiền này sẽ được mở rộng để bao gồm đồng Yuan là đồng tiền thứ năm, có hiệu lực ngày 01/10/2016. SDRs có thể được trao đổi với các đồng tiền tự do sử dụng. Tính đến ngày 30/11/2015, thì có khoảng 285 tỷ USD của các thành viên góp vào, nó bao gồm đủ loại ngoại tệ của các nước, nếu tính ra tỷ giá hối đoái của các đòng tiền đó mà ta gọi tạm cho dễ hiểu là đồng tiền SDRs là khoảng 204 tỷ SDRs theo đuôi con số lẻ dư 100 triệu SDRs. Và cứ tính ra tỷ giá hối đoái so với đồng USD,… Đối với TQ, thì tôi hay phân tích nhiều lần về thị trường này, lãnh đạo Bắc Kinh thì duy ý chí họ có quá nhiều tham vọng quá lớn và thực lực thì quá yếu và đã quen trong môi trường "tỷ giá cố định", hay tỷ giá tham chiếu là "reference rate", và quen "thao túng tiền tệ", hay “currency manipulation”, để cạnh tranh bất chính nhằm bán hàng rẻ nhờ đồng tiền yếu, bằng cách neo tỷ giá đồng Yuan với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác như đồng EUR, JPY,…có nghĩa là họ giữ tỷ giá bằng cách mua tài sản các dồng tiền mà họ neo giá để xuất khẩu vào các thị trường đó, chẳng hạn đối với thị trường Mỹ thì TQ mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD, khiến đồng Yuan được định giá thấp vừa phải và giả tạo để bán hàng dễ cạnh tranh thì nay sẽ bị hạn chế nếu đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền SDRs. Điều khôi hài là, nếu chính quyền Bắc Kinh bị rơi vào bẫy của Mỹ hay con buôn nổi tiếng gian ý là IMF khi cho TQ vào giỏ tiền SDRs nhằm kích động TQ mở rộng thị trường tài chính và chứng khoán của họ chẳng hạn. Tất nhiên, bất kể khi nào các phản ứng của thị trường, giới đầu tư và đầu cơ họ lao đầu vào mua đồng Yuan bằng nhiều hình thức như kể cả mua trái phiếu do Bắc Kinh phát hành, điều này khiến đồng Yuan đột ngột tăng giá trị so với đồng USD, EUR, hay JPY (Nhật),...thì hàng hóa xuất khẩu của TQ không cạnh tranh nổi vì bán đắt mà còn kém phẩm chất so với hàng hóa của Âu, Mỹ, Nhật,...thì dội ngược lại vào các doanh nghiệp sản xuất của TQ, vốn quen sản xuất dư thừa, quen bán hàng rẻ nhờ đồng bạc định giá thấp thì nay trở nên đắt hơn thì sẽ dẫn đến hậu quả hàng loạt doanh nghiệp của TQ sẽ phá sản vì khó cạnh tranh, điều này sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đó là mối nguy mà TQ lo sợ nhất vì có thể dẫn đến tan rã đất nước đông dân nhất địa cầu này. Nguy hiểm và rủi ro nữa là trong phát triển kinh tế, nhiều năm, TQ họ đã quen đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai. Bây giờ, khi đồng Yuan được giới đầu tư chú ý và tích trữ hoặc kiếm lời nhờ kỳ vọng tăng giá thì họ mua đồng Yuan về làm dự trữ, điều này khiến đồng Yuan của TQ tuồn ra nước ngoài, dẫn đến làm cán cân vãng lai của TQ bị thâm hụt, cũng như việc TQ phải hạn chế xuất khẩu ít đi và nhập khẩu nhiều hơn. Đấy là công việc mà TQ phải trả giá và phải làm quen nghiệp vụ khó hiểu này khi đồng Yuan là ngoại tệ dự trữ vào rổ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Thứ nữa, một nghiệp vụ đầu tư kinh điển nữa là số dư tài khoản hiện tại như một phần trăm của GDP của TQ sẽ phải thay đổi. Vì xưa nay, TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai như một phần trăm của GDP, nôm na nó như một thước đo đánh giá mức độ cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Thông thường, các nước ghi thặng dư tài khoản mạnh mẽ nó tiên báo rằng quốc gia đó có một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu, tiết kiệm cao, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu, TQ thì đội sổ ở lĩnh vực này nên là mối nguy cho họ. Hiệu ứng ngược lại, nếu các quốc gia bị âm thâm hụt tài khoản vãng lai, lại có nhập khẩu mạnh mẽ, nó gợi ý xem như một tỷ lệ tiết kiệm thấp của quốc gia đó và tỷ lệ tiêu dùng cá nhân cao như là một tỷ lệ phần trăm của thu nhập sau thuế, và mức tiêu thụ nội địa mạnh, thường ám chỉ cho các nước có thị trường tiêu dùng nội địa cao, ít phụ thuộc vào xuất khẩu, như trường hợp cá biệt của nền kinh tế Mỹ, riêng đối với TQ thì không được nhự vậy, họ quá yếu mặt này. Chuyện bi hài kịch nữa nữa nếu TQ tham vọng theo ý đồ mà họ hay nói là: “Can the Yuan replace the dollar as the world's reserve currency? Tức là đồng Yuan có thể thay thế đồng USD như dự trữ ngoại tệ của thế giới? Điều đó có nghĩa là, TQ xưa nay thì hay có cái thói “nói một đằng làm một nẻo hay lẻo” gì đó. Khi họ gia nhập giỏ tiền SDRs, chẳng may, nếu TQ vẫn lại ngựa quen đường cũ như can thiệp vào thị trường ngoại hối để đồng Yuan khỏi tăng giá khi giới đầu tư và các ngân hàng trung ương trên thế giới lỡ mua vào làm dự trữ cho kho ngoại hối của họ, hay tài trợ cho trao đổi bán buôn. Nhưng chính quyên Bắc Kinh mà duy ý chí như trước đây. Chẳng hạn họ ẩn mình để âm thầm chỉ định cho các ngân hàng quốc doanh âm thầm mua vào các tài sản nước khác, như là mua vào đồng USD qua hình thức mua trái phiếu kho bạc Mỹ để làm sụt giá đồng Yuan nhằm tiếp tục quay lại cái thói cũ để tài trợ cho chứng bệnh "nghiện xuất khẩu" của họ, còn tài sản của giới đầu tư, hay của thiên hạ tích trữ bằng đồng Yuan sụt giá làm giảm giá tài sản của họ niên yết bằng đồng Yuan thì ráng chịu,..tức là có thể khiến thị trường mất niềm tin thì chả ai dám liều lĩnh cất giữ tài sản bằng đồng Yuan nữa, khi sóng gió nổi lên nếu giới đầu tư và các nhà buôn hay các ngân hàng trung ương họ thiếu tin tưởng và họ ồ ạt bán mạnh tài sản niêm yết bằng đồng Yuan thì dù TQ có vét hết ngoại tệ bán ra cũng khó chống đỡ nổi cơn khủng hoảng mất kiểm soát này. Thực tế với nghiệp điều tiết thị trường tài chính của TQ hiện nay rất kém, họ chưa thể có đủ nghiệp vụ chuyên môn để điều tiết đồng tiền thả nổi như đồng USD, EUR, JPY,…đó là bởi vì TQ họ đã cử nhiều quan chức, các nhà điều hành tài chính tiền tệ sang Mỹ học tập đã nhiều năm rồi kể từ năm 2010, và trong năm 2015 cũng đưa cấp tốc nhiều quan chức, cũng nhiều nhiều chuyên gia tiền tệ của họ sang Mỹ học hỏi, tôi thì nghi ngờ không biết các chiến lược của kinh tế, tài chính, chứng khoán của Mỹ họ có thực tâm dạy hay không, hay là dạy kinh nghiệm cho TQ lao nhanh xuống vực luôn để rút ngắn giai đoạn tham vọng quá lớn của họ. (*) Thật bất hạnh, nhìn tỷ giá đồng EUR/CNY cho thấy, khi đồng Yuan đã nhược bộ các nước dùng chung đồng EUR, vậy mà các nước EU vẫn kết án chính quyền Bắc Kinh đang thả neo đồng CNY tiệm tiến để cố giành lại thị phần xuất khẩu tại Âu châu, mặc dù TQ bị EU, và các các nước dùng đồng EUR liệt vào danh sách đến 57 mặt hàng bán phá giá vào EU. Rõ ràng hiện nayTQ đang thả dây neo chơi trò tiền rẻ để xuất khẩu thay vì nâng đồng Yuan để nhập khẩu.

TÍNH RA GIÁ TRỊ ĐỒNG USD, EUR ĐỂ LÀM GÌ?

David Văn

Thằng Vít trích dẫn lại bài cũ mấy năm trước do bà Phương Thơ (MS) phân tích và dự báo, và nó xẩy ra y chang như bà ta đoán, như hiện nay TQ hạ giá đồng CNY trong tuyệt vọng mà nước Nga của Putin (có lẽ là Nga ngố) đã ngố ngáo bán tháo đồng USD chuyển sang tích trữ dự trữ ngoại hối bằng đồng CNY của TQ nhiều chục tỷ CNY có thể quy đổi tương đương 20 tỷ USD, thì Nga ngố mới đây tuyệt vọng mà còn thất vọng khi CNY sụt giá mạnh làm dự trữ ngoại hối của Nga ngố bốc hơi mạnh, còn những nước thân Tàu trích trữ CNY cũng hoảng loạn lỗ nặng và bán tháo tài sản TQ niêm yết bằng CNY.


Bài 1: TÍNH RA GIÁ TRỊ ĐỒNG USD, EUR ĐỂ LÀM GÌ?

Khi nào đồng Yuan (CNY, RMB) thay thế đồng USD làm đồng tiền làm đồng tiền thế giới? Câu trả lời của tôi thật phũ phàng là có lẽ phải đợi hết năm 2050 rồi mới tính đến chuyện thay thế đồng USD. Đã hơn 10-năm rồi, chế độ Bắc Kinh nhiều lần nuôi tham vọng với khẩu hiệu “đồng CNY sẽ là đồng tiền thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ toàn cầu,….”. Tức là để làm được điều này thì Bắc Kinh phải nâng giá đồng Yuan phải thực hiện được hơn phân nửa các hóa đơn giao dịch toàn cầu như vàng, dầu thô, sắt thép, kim loại, đậu ngô, hay gọi chung là giao dịch “commodities”,…trong khi đồng USD thì thực hiện hơn 85% giao dịch toàn cầu được định giá bằng đồng tiền Mỹ neo vào tiền Mỹ để tính toán các giao dịch hàng hóa tăng giảm mỗi ngày. Đó là Bắc Kinh phải thả neo tỷ giá đồng RMB vào đồng USD theo biên độ "có kiểm soát", và cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ nên bỏ cái thói giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate) đó đi. Bởi vì muốn đồng RMB của mình là đồng bạc dự trữ thế giới thì Bắc Kinh nên thu cái bàn tay của họ hay can thiệp chỉ định PBOC phải kiểm soát đồng RMB tăng hay giảm không quá +/-2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" mà PBOC cải sửa để bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF. Tôi thì ngạc nhiên là kể từ khi đồng RMB vào giỏ tiền SDR của IMF thì cái đồng bạc RMB ấy không những không được giới đầu tư và các quỹ giao dịch tiền tệ tích trữ, hay kể cả các thị trường giao dịch hàng hóa commodities đã không tăng mà còn sụt giảm mà còn xếp sau cả đồng JPY, vì trước ấy chưa vào giỏ tiền SDR của IMF thì đồng RMB xếp trên đồng JPY của Nhật một chút. Thậm chí có lúc người dân TQ còn mỉa mai là đồng RMB sau khi được vào giỏ tiền SDR của IMF thì nó lại trở thành “đồng tiền địa phương”, mặc dầu TQ cố gắng tạo ra nợ bằng đồng RMB ra bên ngoài bằng nghiệp vụ đầu tư như nào là đặt điều kiện mua dầu thô thì phải thanh toán bằng đồng RMB, làm sao mà bắt người bán dầu thô cho mình lấy đồng RMB được, khi mà cái núi nợ của TQ đang xây quá cao và mờ ảo là không dám công bố như các khoản nợ bằng đồng USD mà Mỹ công khai công bố hằng ngày qua việc niêm yết công khai các tờ trái phiếu kho bạc mà các quỹ tiền tệ thị trường, các ngân hàng trung ương, các tổ chức chính phủ mua nợ trái phiếu kho bạc Mỹ. Bắc Kinh thì giấu nhẹm khoản này. Ôi thôi, TQ còn đang âm thầm vẽ ra các dự án như “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…để tuồn đồng RMB ra bên ngoài bằng cách tạo ra nợ niêm yết bằng đồng RMB áp đặt cho các nước khác thông qua các khoản vay tài trợ. Khốn nỗi các khoản vay ấy bằng đồng RMB mà quy đổi ra các khoản vay trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm niêm yết bằng đồng USD trên thị trường tài chính quốc tế thì khoản vay bằng đồng RMB mà TQ dụ dỗ các nước kia lại đắt hơn khoản vay bằng đồng USD, đó là một sự mỉa mai cho TQ. Đã thế khi đi vay bằng đồng RMB ấy thì Bắc Kinh còn đặt điều kiện là phải giao trúng thầu đầu tư các dự án ấy cho TQ, để họ chỉ thị các công ty TQ trúng thầu ấy tuồn hàng ế ẩm kém phẩm chất nhằm xây cất dự án như máy móc, sắt thép, xi măng,… thì quả là chuyện khó tin nổi, bởi vì xây cất đầu tư dự án ấy là hãy nhớ rằng nếu các chính phủ các quốc gia đó có khả năng tự làm thì nó rất tốt là sẽ đóng góp tăng trưởng cho GDP rất cao. TQ thì đòi cướp luôn cái khoản GDP này để đắp cho cái GDP đang co cụm và sụt giảm dần đi, vì lĩnh vực xây cất ở TQ đã quá chật chội. Vì dù sao lĩnh vực xây dựng tạo ra nó luôn kéo theo ngành nghề khác vào đó như máy móc, vật liệu xây dựng, và rất nhiều thứ để tiêu dùng cho dự án ấy, và tất nhiên nó cũng sẽ thu dụng rất nhiều lao động nhân công vào đó. TQ thì đòi bao thầu hết là đi tới đâu thì kéo đội quân lê lết tới đó thì quả là đáng ngại. Bài phân tích đã lâu về đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), và nay đồng Yuan rệu rã, nền kinh tế TQ mất phương hướng mà toi hay đề cập và không phân tịch lại nữa. Đối với TQ, trong hôm thứ Hai vừa qua, lãnh đạo quốc gia này không còn giấu úp mở nữa mà thẳng thừng tuyên bố là sau giai đoạn năm 2020 trở đi, TQ sẽ dần dần tiến tới lãnh đạo thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, kể cả lẫn chính trị, với trọng tâm TQ là Trung Hoa, là tâm của vũ trụ. Ôi thôi tôi thì miệt thị và khinh miệt quốc giá đông dân nhất địa cầu này mà nói theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà tư vấn kinh tế ở California là “TQ là quốc gia đói ăn, khắt dầu, thiếu nước thèm khát đủ thứ,…”. Với TQ, hãy nói về thời sự là về kinh tế thì TQ thực chất vẫn là quốc gia còn rất nghèo nàn. Cái khối dự trữ ngoại hối hiện có là 3.109 tỷ $ trong tháng 10/2017 này mà phải cáng đáng tài trợ cho 1,37 tỷ dân TQ cũng như món nợ khổng lồ của họ thì so với khối dự trữ ngoại hối của Thailand thì TQ kém xa, và TQ chỉ là anh nhà nghèo kiết xác thôi chứ chả có dư dả gì, vì chỉ cần cái khối dự trữ ngoại hối của TQ mà duy trì dưới 1.500 tỷ $ là quốc gia này cũng giống như xứ Venezuela chỉ còn 10 tỷ $ vậy thôi. Thực tế đã 10-năm nay rồi, chế độ Bắc Kinh đã có tham vọng là họ muốn đồng tiền của mình, tức là đồng RMB sẽ thay thế đồng EUR, rồi USD để làm đồng tiền chung toàn cầu. Tức là hàm ý sau này nó sẽ cho phép nó kiểm soát mọi trật tự cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, và kiểm soát nền kinh tế của TQ và thế giới. Làm sao mà đòi sao mà đòi lấy đồng RMB làm đồng tiền thế giới được khi cái nền kinh tế TQ tính từ năm 1995 trở lại đây là hơn 22 năm rồi, đó là nền kinh tế TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng, tức là nó cho thấy nền kinh tế TQ phụ thuộc quá lớn lao vào các doanh thu xuất khẩu, là sống nhờ cậy vào thị trường bên ngoài, đó là nền kinh tế dựa vào sức mua của nước ngoài nâng đỡ thì làm sao mà đòi làm nhất thiên hạ được. Nó cũng gợi ý cho thấy, TQ vẫn còn rất nghèo, vì luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai đó thì nó biểu lộ nhược điểm là nền kinh tế TQ có tỷ lệ người dân quá đông đảo tiết kiệm chi tiêu quá cao, đó là nhu cầu tiêu dùng nội địa quá yếu. Sức chịu đựng quá kém của nền kinh tế TQ khi luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai, vậy mà lợi suất trái phiếu thì lại quá cao huống hồ bất ngờ nền kinh tế TQ rơi vào trạng thái bị thâm hụt tài khoản vãng lai, thì có lẽ trái phiếu của TQ sẽ bị cháy, lợi suất vọt lên trời, dự trữ ngoại hối suy sụp,… Đối ngược lại là vế bên kia là hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ-EU thì họ đội sổ và quen thuộc với việc bị thâm hụt tài khoản vãng lai, bởi vì do thu nhập bình quân đầu người chia đều của người dân rất cao, thị trường tiêu dùng trong nước lớn, là ít phụ thuộc vào ngoại thương xuất khẩu, và hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nó cho thấy thước đó thu nhập người dân cao, nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ, tỷ lệ tiết kiệm thấp, là họ chi tiêu nhiều, và cũng nuôi sống nhiều nước xuất khẩu,… TQ thì không được vậy, nền kinh tế cột chặt vào xuất khẩu, đồng tiền neo chặt theo tỷ giá cố định vào đồng USD, họ chấp nhận định giá đồng RMB thấp giả tạo để tiền nhiều và rẻ nhằm giành lợi thế xuất khẩu nhờ bán hàng rẻ kém phẩm chất bất kể lời lỗ, đó là dễ giải thích việc TQ định giá đồng RMB thấp ấy bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD để neo cái tỷ giá rẻ có kiểm soát ấy và phụ thuộc hoàn toàn vào đồng USD thì làm sao mà đòi mơ mộng thay thế đồng USD được, khi mà chính cái đồng RMB còn chưa có cái neo nào để định giá trị của nó. Trên thế giới thì có tới sáu mươi mấy đồng bạc của những nền kinh tế lớn nhất neo tỷ giá vào đồng USD. Thậm chí là cả đồng EUR cũng phải đi theo đuôi đồng USD khi xác định quy ước thông lệ của quốc tế như tính cho Tổng sản phẩm GDP quốc nội thì quy ra tỷ giá USD hết, mặc dầu về lý thuyết khối kinh tế dùng chung đồng EUR họ quy ước dự trữ ngoại hối hay trao đổi ngoại thương xuất nhập khẩu theo đơn vị đồng EUR, nhưng khi quy định theo GDP thì đó theo đồng USD, vì nghiệp vụ này WB họ cũng chỉ ghi USD,…Ở Đức cũng vậy là thống kê về GDP họ đổi qua quy ước đơn vị đồng USD, vì nó đã theo thông lệ quy tắc của quốc tế rồi là khó sửa đổi. Có lẽ TQ phải mất 1 thế kỷ nữa may ra người ta còn tích trữ một chút đồng RMB thôi chứ chưa thể ghi đơn vị tiền tệ của họ để định giá tài sản quốc tế được. Kết luận của tôi là cái thói lưu manh không hơn không kém của TQ trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Bắc Kinh chỉ định cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, để cứu nguy kinh tế khi xuất khẩu bị đình đốn nhằm tăng cường xuất khẩu mạnh hơn nhờ đồng tiền rẻ. Thật bất hạnh các tỏ chức quốc tế, hay ngân hàng trung ương nào mà tích trữ đồng RMB thì bị lỗ nặng. Kể cả nếu giá dầu thô tăng cao, Bắc Kinh lại chơi trò lưu manh là khi nhập khẩu dầu thô lớn thì lại âm thầm chỉ định cho PBOC tăng tỷ giá đồng RMB làm đồng tiền này đắt hơn để trả ra cho thiên hạ bán dầu thô cho mình là 1 đồng RMB có thể mua nhiều dầu thô hơn, khi mua xong thì lại hạ giá đồng RMB làm đồng sụt giá và ai ôm tờ giấy lộn ấy lỗ nặng thì ráng chịu. (*) Hãy nhìn xem tỷ giá US Dollar Chinese Yuan Renminbi bị phá giá nhiều đợt để cứu nguy kinh tế bằng cách hạ giá đồng tiền, còn ai cầm giữ đồng RMB bị hao hụt bốc hơi tài sản ráng mà chịu, đồng RMB giảm giá nó không do thị trường quyết dịnh như đồng USD mà thế giới quen dùng và thuộc lòng nghiệp vụ này và thị trường họ có khả năng điều tiết đồng USD tăng giảm bằng cách mua hay bán đi tài sản đồng USD như trái phiếu kho bạc chẳng hạn. Hoặc gia tăng khối dự trữ ngoại hối bằng tiền Mỹ và nó triệt tiêu luôn nghiệp vụ tăng hạ lãi suất của FED manh nha thò bàn tay vào can thiệp,…

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

BA ĐIỂM NGHẼN HẸP ĐƯỜNG HÀNG HẢI NGUY HIỂM NHẤT HÀNH TINH

David Văn

Thế giới vận chuyển hàng hóa và dầu lửa bằng đường hàng hải có 3 điểm nghẽn hẹp đường hàng hải nguy hiểm nhất hành tinh mà thằng Vít liệt kê. Đó là Eo biển Hormuz , Kênh đào Suez và Eo biển Bab-el-Mandeb. Ba điểm nghẽn này đều do quân Mỹ và đồng minh trấn giữ cả nhiều thập kỷ nay, chủ yếu chống cướp biển, khủng bố, và sự đe dọa ăn vạ của những quốc giá có lãnh hải mà tàu bè quốc tế đi lại. Nghĩa là trong khoảng 40 năm qua, Mỹ tiêu tốn 1.700 tỷ USD chi phí bảo hộ các đường biển hàng hải này. Đối với Eo biển Hormuz, nó không do chế độ tôn giáo cực đoan Iran kiểm soát, mà nó còn do Oman kiểm soát. Nghĩa là tất cả các tàu buôn vẫn có thể di chuyển lé tránh vùng biển do Iran kiểm soát, nhưng ít ia biết rằng chế độ Iran này rất láo xược là họ nhiều lần tuyên bố đóng cửa eo biển Hormuz chiếm trọn lãnh hải của Oman. Vì Hormuz là điểm hẹp của eo biển, và hàng ngày tàu chở phải đi qua eo biển quan trọng nhất thế giới do lưu lượng dầu hàng ngày gần 21 triệu thùng mỗi ngày này thì Iran đòi kiểm soát hết, và hàng thập kỷ qua họ dùng nó là vũ khí ăn vạ liều mạng mạng. Iran từng bị Iraq tấn công khóa chặt các tàu chở dầu Iran trong quá khứ, hoặc bị quân Mỹ xóa xổ cả hạm đội hải quân vì thói ngông cuồng đóng cửa Eo biển Hormuz. Tiên sư bố nó. Iran phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế dầu lửa cao hơn cả nước Nga và ngang bằng Venezuela. Iran nếu liều mạng đóng cửa Eo biển Hormuz thì cũng chẳng cần Mỹ can thiệp thì các nước bán dầu lửa ở Trung Đông cũng tung quân can thiệp. Cụ thể Eo biển Hormuz nó có đường vận chuyển nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Ô-man và Biển Ả-rập thì tàu buôn của Iran đi qua đó sẽ bị các nước dùng chung quyền lợi Eo biển Hormuz tập kích. Mịa nó, trên thế giới còn có tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới. Đó là Eo biển Bab-el-Mandeb, nó nằm giữa Yemen trên Bán đảo Ả Rập , Djibouti và kết nối ở vùng Eritrea ở vùng Sừng châu Phi liên kết như mang nhện kết nối với Biển Đỏ với Vịnh Aden. Nó giao lưu giữa Ấn Độ Dương và Biển Địa Trung Hải thông qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez (Ai Cập), và cũng là eo biển chiến lược cực kỳ quan trọng, và nó gần như do Mỹ và quân đồng minh kiểm soát hoàn toàn. Nói chung, thằng Vít chỉ đưa ra đường vận chuyển hàng hải mà chủ yếu là dầu lửa, và chưa nói tới vận chuyển hàng hóa, như Kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, nó nối liền liên kết tuyến đường hàng hải Biển Caribê và Thái Bình Dương, nó chủ yếu do Mỹ kiểm soát. Kênh đào này gần như bị khóa chặt và rất hẹp hơn Eo biển Hormuz, và nó vẫn do quân Mỹ và nhóm lợi ích vũ trang ở vùng đó kiểm soát. À ha, tiên sư bố nó, TQ nó dù đầu tư và mua dầu giá rẻ của Iran mà Iran bán dầu cho không để đổi lấy sự ủng hộ của TQ thì chế độ Tehran cũng bất lực khi nhìn TQ bỏ rơi. Đó là dù TQ nhập khẩu buôn lậu dầu của Ira cực lớn, nhưng khi Mỹ bắt giữ và đe dọa cấm vận các công ty vận chuyển hàng hải của Iran thì Bắc Kinh cũng giảm dần sự mua dầu cho không của Iran, đó là Mỹ ngầm đe dọa sẽ phong tỏa tàu buôn TQ đi qua các eo biển do Mỹ và quân đồng minh trấn giữ. TQ có quyền lợi ực lớn với Iran về năng lượng giá rẻ, nhưng cũng bất lực chấp nhận cuộc chơi là TQ bỏ rơi Iran tham gia liên minh Iran-Nga-TQ chống lại Mỹ, thậm chí TQ chấp nhận trả giá dầu lửa buôn lậu cao hơn buôn bán với Iran có giới hạn khi nhập khẩu dầu Iran để không dính đến sự trả ơn than gia liên minh với Iran nếu Iran bị Mỹ, Do Thái tấn công khi chín muồi.

Trong động thái mới ba tập đoàn quốc doanh nhà nước TQ như PetroChina; Sinopec; CNOOC,…đều niêm yết chứng khoán quá cảnh ở thị trường Mỹ là ký hiệu chứng khoán đại diện công ty của nó lần lượt là PTR, SNP, và CEO, viết tắt là Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, hay CNOOC đã ngưng hoặc giảm sự đầu tư và nhập khẩu dầu của Iran khi bị Mỹ đe dọa chặn bắt hoặc ngầm hỗ trợ các phiến quân đối kháng các chế độ có eo biển đi qua Eo biển Bab-el-Mandeb, Biển Ả-rập tấn công tàu buôn TQ. Mỹ chỉ nói khéo sẽ không đảm bảo giao thông tuyến hàng hải này cho dù tàu buôn TQ có đi qua Eo biển Hormuz được bảo kê và bảo vệ của Iran thì cũng không tránh khỏi đi qua các vùng biển Ả Rập hoặc về phía eo biển do Oman kiểm soát.

Nói chung, nếu cuộc chiến tranh tổng lực hủy diệt như việc Iran tấn công tàu sân bay Mỹ, nghĩa là Mỹ sẽ tấn công các mục tiêu hủy diệt không giới hạn vào Iran như tấn công hủy diệt các mục tiêu quân sự lẫn dân sự như tấn công thẳng vào đầu não như Teheran , trung tâm đầu não tổng hành dinh lãnh đạo Lãnh đạo tối cao thứ 2 của Iran, đại giáo chủ Ali Khamenei, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), nhắm đánh tất cả các mục tiêu hủy diệt dân sự lẫn quân sự như các nhà máy phát điện, các con đập hoặc tất cả những thứ dễ bị hủy diệt và tấn công nhất, những đòn tấn công này của Mỹ gần như xóa xổ Iran và rất dễ đánh là dễ hơn việc đánh quân khủng bố al-Qaeda, ISIS.

Bài học rút ra cho VN, đó là ở VN, các vùng biển và tuyến hàng hải chiến lược quốc gia này về sau sẽ có thể gánh vác hơn 60% tổng sản lượng GDP kinh tế, và nếu hèn nhát không biết giữ vững biển đảo xem như quốc gia này hết đường sống khi mà TQ âm mưu kiểm soát hết bằng chuyện đã rồi thù rất nguy hiểm là nếu như TQ tuyên bố lập ra cái gọi là Air Defense Identification Zone-ADIZ, hay Vùng nhận dạng phòng không, hoặc cái gọi là "cấm đánh bắt cá",... thì tai họa cho VN rất khủng khiếp là quốc gia này sẽ trở về đồ đá, như việc bất cứ khi nao TQ tuyên bố hạn chế bay hay lập vùng ADIZ thì thị trường trái phiếu, thị trường hàng hóa, chứng khoán, tài chính,...của VN sụt giá tan tành,.... Không có mô tả ảnh.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

LÃNH ĐẠO VIỆT NAM CẦN HỌC HỎI LÃNH ĐẠO DO THÁI THAY VÌ MẢI MÊ ĐI HỌC HỎI SINGAPORE

Trước hết trong đời thằng Vít hay nói nhiều lần, đó là thằng Vít xem thường nhất là Singapore, bởi vì họ không có cái gì để học hỏi cả. Vì thực tế họ là một đất nước không có khả năng học thuật chế tạo và tinh thần như người Do Thái. Singapore chỉ dựa vào địa thế chiến lươc giao lưu kinh tế và kinh doanh dịch vụ và sự bảo bọc che chở quốc tế.

Hãy nói về đất nước Do Thái, ngoài học thuật về bác học về khoa học phát minh cho nhân loại về cơ học, tin học công nghệ, khoa học vật lý, hóa-sinh, y khoa,… thì người Do Thái gần như không cần sợ hãi sự sống và cái chết là sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia kể cả chủ quyền xâm chiếm đến cùng cho dù có hi sinh đến người Do Thái cuối cùng cũng làm. À ha, cụ thể là các biến động gần đây, Israel sẵn sàng một mình đối đầu với Iran mà không cần khối nhược tiểu EU, Mỹ, hay bất cứ nước nào, thậm chí Israel đã mới trục xuất 600 người TQ đủ mọi thành phần từ du học sinh, nhà khoa học, doanh nhân khỏi đất nước Do Thái khi TQ có thái độ ngầm ủng hộ Iran, kế đến là việc Israel dọa Nga và làm thật là tấn công vào các vị trí chiến lược của Nga ở Iran, Syria, và Nga khi phát hiện những nước này tuồn vũ khí yểm trợ Syria, cùng nhóm khủng bố Kataib Hezbollah, Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran dùng Iraq làm bàn đạp tấn công Israel. Nghĩa là trong những ngay qua Israel đã tập kích tấn công các căn cứ Hezbollah, Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ở Iraq và gây thiệt mạng cho 27 tay súng Hezbollah, tiêu diệt 140 tay súng đặc nhiệm Quds, phá hủy nhiều kho đạn và căn cứ hang ổ bọn này. À ha, tiên sư bố nó, trong động thái mới nhất, kho đạn tại căn cứ không quân Shayrat ở Syria phát nổ kinh hoàng và gây ra thương vong cho hàng chục binh sĩ trợ Syria cùng 4 chuyên gia vũ khí Iran cộng 2 lính đặc nhiệm Nga thì người ta đổ lỗi cho Israel tập kích, nó cũng trùng hợp Nga chuyển tới Syria nhiều tấn bom đạn khổng lồ như di chuyển bằng tàu Oboronlogistika’s RoRo Sparta II thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Nga thì nhà nước Do Thái cũng sẵn sàng tiêu diệt và phá hủy nó nếu xác định được những thứ bom đạn tên lửa này nhắm vào lãnh thổ Syria. À ha, cũng mới đây, Israel cũng tuyên bố sẽ tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không S-300, S-400 ở Syria khi nó kích hoạt radar, và không hiểu làm sao Nga lại tắt hết hệ thống vận hành S-300, S-400 đem giấu đi đâu. Thật lực cười, đó là bởi vì Cơ quan tình báo Mossad, Aman của Israel báo cáo rằng, Nga và Iran có kế hoạch tái bố chí lực lượng Nga trở lại Căn cứ không quân Hamadan để bố trí lại các phi đội máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M, máy bay chiến đấu tấn công Sukhoi Su-34, hệ thống phòng không S-400 mà trước đây Iran-Nga từng bàn đến thì cũng mới đây thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Benjamin Netanyahu cùng Tổng tham mưu trưởng quân đội Do Thái là Trung tướng Aviv Kochavi (cấp bậc Trung tướng “Aluf”là cấp bậc tối cao) cũng không ngần ngại cảnh báongười Nga là bất cứ một đợt tấn công khơi mào nào giữa Iran- Israel, hay cả Mỹ vào đây thì Căn cứ không quân Hamadan của Iran sẽ là mục tiêu phá hủy và hủy diệt đầu tiên của đòn tập kích của Israel, và người Nga không nên mang cái kho vũ khí hạt nhân ra hù dọa ai được, và dân Nga có oán trách ai thì nên oán trách lãnh đạo của họ, là bởi vì Israel không bao giờ gây chiến hay tấn công Nga, nhưng sẽ giáng trả kẻ thù nào yểm trợ quân địch đe dọa lợi ích của Israel dù đó là nước nào đi nữa. À ha, thằng Vít này ở Tel Aviv, Địa Trung Hải, và đã thuộc rõ như bàn tay, là ở Iran nó có tới 6 căn cứ không quân chính, và hàng chục căn cứ không quân dân sự lẫn quân sự trá hình, nghĩa là những sân bay dân sự của Iran sẽ biến thành căn cứ không quân nếu cần khi xẩy ra chiến tranh thì những căn cứ không quân và sân bay dân sự lẫn quân sự của Iran gần như nó đã được lập trình sẵn của Israel khi tung dòn tấn công. Cái bọn Nga ngố mới đây tính hợp tác với Iran nâng cấp tổ hợp Sân bay quốc tế Shiraz Shahid Dastgheib (cả quân sự lẫn dân sự), để xây cất một căn cứ không quân với nền móng sẵn có là Sân bay quốc tế Shiraz Shahid Dastgheib, rồi còn bắt tay với Iran mở rộng Căn cứ không quân Hesa, thì Nga ngố cũng bỏ cuộc bởi vì Cơ quan tình báo Mossad của Israel dọa sẽ hỗ trợ đào tạo khủng bố tấn cống Nga khắp mặt trân Trung Đông cho đến việc Israel dọa Nga là sẽ không ngần ngại đối đầu tiêu diệt các mục tiêu của Nga ở Syria. Tất nhiên người Nga đành nhượng bộ, bởi lẽ Israel hù dọa là bất cứ khi nào lợi ích an ninh lãnh thổ của họ bị đe dọa hay bị "nước lạ" nhúng tay vào yểm trợ Iran như Nga thì Israel sẽ đáp trả đích đáng như cần thiết sẽ hỗ trợ Ukraina khôi phục lại năng lực ngành công nghiệp quốc phòng và năng lực hạt nhân răn đe thì nước Nga của Putin sợ xanh mặt. Vì cần biết rằng Ukraina đã có klnh nghiệp về năng lực quốc phòng và năng lực vũ khí hạt nhân rất mạnh là họ từng là cường quốc đứng thứ 3 sau Mỹ-Nga về năng lực sở hữu kinh nghiệm về tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân trước đây.

Cái bài học kinh nghiệm cho VN về vụ Bãi Tư Chính, đó là VN cần có thái độ dứt khoán và tránh hèn nhát, và lãnh đạo cấp cao nhất của VN cần có tiếng nói về chủ quyền của mình để quốc tế ủng hộ VN, và hiện nay hãy dẹp cái trò hề "đốt lò", "đốt củi" sang một bên mà theo dõi TQ hung hăng ở Biển Đông. Vì "đốt củi đốt lò" lúc này nó rất vô duyên và trò hề. Bởi vì không có thứ gì thiêng liêng bằng chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà ngay cả Israel khi mà Benjamin Netanyahu và nội các của ông ta cầm quyền và bị cáo buộc tham nhũng thì khi xung đột chiến tranh leo thang ở Trung Đông thì ngươi ta dẹp hết mấy thứ vớ vẩn cáo buộc tham nhũng nhắm vào ông Thủ tướng Benjamin Netanyahu mà đoàn kết lại quanh ông ta là việc cấp bách thiêng lieng cao nhất là bảo vệ an ninh lãnh thổ và chống kẻ thù chứ không chống tham nhũng. Thậm chí những kẻ nào còn cố đề xuất luận tội ông Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong lúc đó còn bị xem là kẻ phản quốc gây bất ổn chính phủ để kẻ thù nhân cơ hội đó mà tấn công Israel mọi mặt.

Thằng Vít thì kết thúc câu chuyện này bằng lời nhắc nhở rằng, từ xưa cho tới nay hầu như không có bất cứ nước lãng giềng nào sống quanh TQ mà thịnh vượng giàu có cả, và đa số bị TQ dùng nhiều thủ đoạn để quốc gia đó hỗi loạn, nghèo nàn, nợ nần và tụt hậu để TQ dễ bề thâu tóm.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

NÓI VỀ GIÁ CẢ CHIẾC XE VINFAST

David Văn

Chiếc Audi TTS 2018 2.0 TFS cực chất này, thằng Vít bán ở Florida chạy được 9.700 dặm, và bán với giá chỉ có 48.500 $. Xe còn bảo hành tới 40.000 dặm mới hết hạn. Đẳng cấp vượt trội mọi thứ chiếc xe Vinfast Lux A2.0 mà giá bán 1.607.125.400 VND ở Hà Nội vào tháng 8/2019 thì thằng Vít bó tay luôn. Một chiếc quan tài di động hét với giá siêu đắt đỏ mà đòi quảng cáo phét lác xuất khẩu qua thị trường EU, Mỹ.

À ha, tiên sư bố nó, xe hơi Vinfast muốn xuất khẩu qua thị trường Mỹ thì cần phải qua sự truy xét về nhãn mác xuất xứ linh kiện, bằng sáng chế, rồi phải qua Cục Quản lý An toàn Giao thông Xa lộ Mỹ (NHTSA), Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS). Hai cơ quan này đánh giá có giá trị toàn cầu. Còn xuất khẩu qua EU thì cần thông qua Euro NCAP (Âu châu có giá trị toàn cầu), Đông Nam Á (ASEAN NCAP, giá trị cấp vùng),… Mỹ Latinh (NCAP Latin, giá trị cấp vùng)…. Cái nhãn mác xe Vinfast là con số không tròn trĩnh. Hãy biết rằng các nhãn hiệu xe hơi TQ như Brilliance Auto, nó đi trước Vinfast 26 năm, và liên doanh với BMW thì nhãn mác xe hơi này chưa bao giờ được NHTSA, Euro NCAP cấp chứng nhận an toàn cả, nghĩa là dưới đánh giá 3 sao. TQ còn nhiều nhãn hiệu ô tô tung ra cả núi tỷ USD liên doanh mua lại công nghệ như hãng xe BYD Auto (liên doanh với Daimler AG của Đức, tức là Daimler AG còn sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz thì hiệu xe TQ kia còn chưa đi đến đâu. Tiên sư bố nó, hôm nào thằng Vít sẽ viết lại về công nghệ xe hơi TQ khi nó mua và sở hữu nhiều bản quyền xe hơi Đức, Nhật, Mỹ,….và tiêu tốn cả hàng trăm tỷ USD, nhưng kết cục xe hơi TQ thất bại tan hoang, đó là bởi vì lĩnh vực xe hơi ở TQ hơi thoáng về thuế quan và và bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi tương đối cởi mở theo thị trường nên ngành công nghiệp xe ô tô TQ tan nát. Đối với xe hơi NHTSA thì khi các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), CPTPP, Việt Nam - EU (EVFTA), nó thấm sâu và tuân thủ quy tắc thì những thứ xe rác rưởi như chiếc quan tài biết đi Vinfast sẽ sụt giá nặng. Vì bảng giá xe mới nhất của Vinfast là Vinfast Lux SA2.0 (SUV) qua tuần khuyến mại giả hiệu nó sẽ vọt lên 1.999.800.000 VND, đối với giá xe giá xe Lux SA2.0 lăn bánh tham khảo giá ở Hà Nội sẽ là 1.607.125.400 VND. Đúng là hãng xe đi vay cả tỷ USD và cần trả tiền lời và tiền lãi cũng như thuê mướn nhân công nước ngoài thì chi phí dội lên cao và phải bán ra chiếc xe đắt đỏ mới thu hồi vốn và có lời. Đó là quy tắc dễ hiểu mà. Cái mẫu xe Vinfast, thực tế nó sẽ được cung cấp động cơ xăng tăng áp BMW N20, và nó được cấp phép trong trong giới hạn sản xuất kể từ năm 2019 phiên bản sau này giao động ở mức 175bhp và 227bhp, là mức rất tệ hại. Thậm chí động cơ xăng bốn xi-lanh tăng áp BMW N20 nó đang gặp lỗi lầm rất nghiêm trọng ở Mỹ và và bị kiện cáo ở các tiểu bang các tiểu bang như New Jersey, Illinois, Florida, Utah, New York, Colorado, Texas, Alabama, Oklahoma, Massachusetts, California, Wisconsin, Oregon, Bắc Carolina, và Florida …. Đó là công nghệ của Đức, xe Đức chứ chưa nói tới sự chuyển giao bán cái cho Vinfast phiên bản cấp thấp.

Mịa nó, thằng Vít này có mức lương thu nhập cơ bản cố định 270.000 $/năm thì cũng không dư tiền để mua chiếc xe đắt đỏ Vinfast kém cỏi và thiếu an toàn mọi thứ với giá mà triệu phú USD chính hiệu Mỹ, Nhật, Đức họ cũng không dám chi tiêu mua nó. Vì giá chiếc xe hơi Vinfast nó đắt hơn thu nhập 1 năm bình quân đầu người của dân Đức. Dân Đức tính bình quân đầu người để mua chiếc xe hơi giá của Đức hay Mỹ, Nhật,... thì giá bình chọn phải thấp hơn thu nhập bình quân đầu người. Nghĩa là nếu như dân Đức thu nhập bình quân đầu người cỡ 47.600 USD/năm thì họ chỉ có thể bỏ tiền ra mua chiếc xe giá 27-32 ngàn USD thôi. Dân Mỹ cũng vậy. Còn dân VN tính thu nhập bình quân đầu người cả năm như năm 2018 cho là mức cao nhất 2.590 $ cho năm 2019 thì thằng Vít không hiểu họ đào đâu ra tiền mua xe Vinfast mới xuất xưởng quảng cáo bán được 10.000 đơn đặt hàng.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

KHI NGA - THỔ ẢO GIÁC VỀ S-400

David Văn

Hiện nay, thế giới nổi lên hai nhà độc tài ảo giác là một kẻ muốn khôi phục sự bành trướng tư tưởng Liên Xô là Vladimir Vladimirovich Putin để lãnh đạo ½ thế giới, còn một kẻ muốn khôi phục lại Đế quốc Ottoman là Recep Tayyip Erdoğan thông qua con bài hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao S-400.

Tuy nhiên, đối với nước Nga của Putin thì dù có tung hết truyền thông, chuyên gia vũ khí PR cho S-400 thì nó cũng chỉ dừng lại ở mức mô hình quảng cáo, vì S-400 khá tốn kém tiền bạc, chi phí vận hành, và chưa có kinh nghiệm tham chiến thực tế, vì điều phũ phàng là ngay cả S-300 phiên bản thấp rẻ tiền hơn mà nhiều nước mua nó cũng hiếm khi nào dám khai hỏa kích hoạt bắn ra một quả S-300 cả, vì thứ nhất chi phí rất đắt, vận hành phức tạp, khả năng đánh chặn quét radar tầm thấp kém, đội hình chiến đấu S-300, S-400 vận hành phải đi kèm nhiều hệ thống pháo phòng thủ dày đặc bảo vệ hệ thống S-300, S-400.

Hãy nói về Thổ đeo đuổi thương vụ trị giá 2,5 tỷ USD để giao các đơn vị hệ thống phòng không S-400 này thì Mỹ-NATO sẽ trừng phạt Thổ về ngưng bán chiến đấu cơ tàng hình F-35 cũng như ngưng đào tạo phi công cho Thổ, kể cả ngưng cho Thổ tham gia chế tạo chung về dòng máy bay F-35 này thì đi vào sâu xa hơn là tai họa của Thổ sẽ bị thiệt hại nặng chứ không phải Mỹ. Bởi lẽ hãy nói về kinh tế thì Thổ phụ thuộc vào sức mua và đầu tư của NATO, mà nhất là khối EU+Mỹ. Đó là Thổ bán buôn với các nước EU chi phối tới ngạch số thường xuyên 68% xuất nhập khẩu và Thổ đạt thặng dư thương mại kiếm lời từ khối EU tới 10% và Mỹ ít hơn một chút, cộng với những nước mua hàng hóa của Thổ rất lớn ở Trung Đông thì đa số là đồng minh số 1 của Mỹ, đó là Thổ xuất khẩu hàng hóa qua Israel con sốgia tăng tói tới 27%, UAE tới 48%,… (là con số gia tăng chứ không phải là tổng số xuất khẩu,….). Nói chung hầu hết các nước đồng minh của Mỹ đang nâng đỡ Thổ bằng sức mua rất lớn.
Điều bi kịch là Thổ hiện nay kể cả những tháng ngày Thổ xích gần lại Nga thì kinh tế Thổ đang gặp rủi ro rất cao là Thổ đang bị thâm hụt thương mại nặng nề với Nga, và TQ, nghĩa là Nga gia tăng bán hàng hóa cho Thổ nhưng Thổ không biết đào đâu ra tiền và phải đi vay hay phát hành trái phiếu ra trả dẫn đến khối dự trữ ngoại hối của Thổ bị cạn, nợ nần tăng lên kéo theo tỷ lệ lạm phát tăng, tỷ lệ thất nghiệp khá cao mà có lúc vọt lên trên 14% khiến một nửa số dân Thổ đang bất mãn chế độ Recep Tayyip Erdoğan và thậm chí gần đây có nhiều tin đồn một số tướng lĩnh quân đội Thổ có kế hoạch âm mưu đảo chánh quân sự lật đổ Recep Tayyip Erdoğan vì tiền lương trả cho binh lính ít đi cộng với việc một số nước EU giảm bớt mua hàng hóa của Thổ,….đó là kinh tế.

Về quân sự thì sự thật bẽ bàng là nếu Mỹ+NATO “chơi cứng” với Thổ thì quân đội Thổ sẽ suy yếu rõ nét, có lẽ NATO cũng không muốn Thổ yếu nên họ chưa tung đòn táng cho chế độ Recep Tayyip Erdoğan vài quả đấm là Thổ tiêu tùng, bởi lẽ về lý thuyết những thứ S-400 mà Thổ mua nó rất rủi ro với Nga là gần như Nga nắm hết các thông số kỹ thuật là Thổ không thể dùng S-400 để tấn công đồng minh của Nga vì bất cứ khi nào S-400 đó cũng bị Nga gây nhiễu kỹ thuật định vị và hệ thống tác chiến điện tử sẵn có trong S-400 là xem như nó chỉ là đống sắt vụn không thể dùng được.
Chuyện quan trọng nữa là Thổ đang tham vọng đóng “tàu sân bay trá hình” gần hoàn thành, đó là dự án TCG Anadolu (L-408) là tàu tấn công đổ bộ ( hoặc LHD ) của Hải quân Thổ. Tức là khi con tàu đầy tốn kém này hoàn thành nó sẽ đóng vai trò là trung tâm chỉ huy và hạm cho Hải quân Thổ mà Hải quân Thổ đã đầu tư bắt đầu xây dụng và đóng nó từ ngày 30 tháng 4 /2016 và tăng tốc hoàn thiện nó rất nhanh, có lẽ trước năm 2021 theo kế hoạch đề ra mà bây giờ cấp bách thì con tàu này nó gần như sắp hoàn thiện.

Thật bất hạnh, con tàu chiến TCG Anadolu này nó phụ thuộc vào hoàn toàn công nghệ của NATO và Mỹ. Cụ thể tàu TCG Anadolu thiết kế dùng cho máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng là F-35, cũng như Sikorsky SH-60 Seahawk (Mỹ), loại trực thăng này thường cất canh trên tàu sân bay hạt nhân USS Abraham Lincoln, rồi dùng cho máy bay trực thăng tấn công TAI / AgustaWestland T129 ATAK (Thổ), các vũ khí khác như hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần cận chiến Phalanx CIWS (General Dynamics , Raytheon chế tạo),….động cơ, radar do các nước NATO cũng cấp, ví dụ động phát điện Diesel do hãng MAN Energy Solutions của Đức chế tạo, rồi radar 3D quét mảng điện tử thụ động đa năng tầm trung và tầm xa do Thales Nederland của Tập đoàn Thales (Hà Lan, và một số nhánh công ty Pháp tham gia chế tạo gọi là Signaal là mảng chế tạo của Tập đoàn Thales).

À ha, tiên sư bố nó, quan trọng nhất là hiện nay UK hay Anh quốc mới đá đít Thổ đau nhất, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu dòng siêu trực thăng tấn công T129 ATAK mà công nghệ đó do Anh-Ý cung cấp và nhượng quyền. Nghĩa là hãng AgustaWestland, Leonardo SpA (công ty đa quốc gia Anh-Ý),….những công ty Anh-Ý này đang đóng vai trò chính cho Thổ sản xuất tự chủ trực thăng T129 ATAK thông qua công ty về quốc phòng của Thổ là TAI, nghĩa là công ty này cũng đang ủy nhiệm chế tạo sản xuất dòng máy bay F-16 phiên bản của Thổ do nhà chế tạo General Dynamics và Lockheed Martin của Mỹ ủy nhiệm,….nghĩa là những ông kẹ quốc phòng Mỹ, và Âu châu ngừng chơi với bọn Thổ phỉ và cắt mọi liên hệ với Thổ thì gần như những hệ thống vũ khí xương sống của Thổ chỉ đắp chiếu nằm đất thôi.

Nghĩa là thằng Vít giải thích dễ hiểu nó cũng giống như điện thoại Huawei bị ngưng cung cấp các Chipset xử lý, chất bán dẫn, hệ điều hành Android, và các truy cập Google,…hoặc như việc hầu hết các chip điện thoại di động, máy tính nào cũng phụ thuộc vào từ thiết kế chuẩn của ARM (Advanced RISC Machines) công ty ở UK có nguồn gốc từ Mỹ chặng hạn,…và những thứ này mà Huawei không có thì cũng chỉ là cục gạch, nó cũng giống như các thứ vũ khí của Thổ hiện nay chẳng hạn.
Nói chung là thằng Vít chỉ giải thích tới đây là rõ ràng, thay vì các bác ở VN ngày nào cũng nghe bọn nhà báo tốt nghiệp văn chương đi viết về lĩnh vực chế tạo, chính trị quân sự, mà viết dai dằng viết xạo viết lách là chúng ca ngợi Nga-Thổ như điên cuồng thay vì nếu giỏi hơn thiên hạ thì những tay nhà báo đó đi làm cố vấn chế tạo vũ khí, cố vấn quân sự cho nhà nước VN chống sự bành trướng của TQ,...

Hiện nay, UK mới dọa Thổ là nhưng cung cấp kỹ thuật cho Thổ sản xuất tự chủ trực thăng T129 ATAK thì Thổ phỉ bị Pakistan và một số nước đồng minh của Thổ ngưng ký hợp đồng mà thậm chí đòi hủy hợp đồng mua vũ khí trực thăng T129 ATAK thì Thổ đang hoang mang.

(*) Về hồ sơ xe hơi Vinfast rêu rao đi thử nghiệm ở Âu châu thì hôm nào thằng Vít sẽ viết bài đó. Tuy nhiên, hiện nay Tổ chức đánh giá xe hơi của Âu châu là Euro NCAP họ không có bất cứ dữ liệu nào đánh giá xe hơi của Vinfast như Tập đoàn Vingroup rêu rao quảng bá cả, có lẽ họ chỉ đem đi thử nội bộ ở Đức thôi, vì Euro NCAP gần đây họ chỉ đánh giá những dòng xe đạt 4-5 sao như dòng xe DS 3 Crossback (PSA Peugeot Citroën, Pháp, kinh nghiệm cả 1 thế kỷ về xe hơi, nổi tiếng về hệ thống treo tự cân bằng thủy lực, rồi hãng xe dòng xe Kia Ceed (Tập đoàn KIA của Hàn Quốc), Mercedes-Benz B-Class, Mercedes-Benz GLE, Audi e-tron (Đức), Lexus UX, Toyota Corolla, Toyota RAV4, Honda CR-V, Mazda 3,... (Nhật), rồi nhãn hiệu xe Mỹ như Tesla Model 3,....Còn cái hiệu xe VinFast Fadil, VinFast Lux SA2.0,...nó vớ vẩn, vì mới fa lò thì chưa thể kiểm nghiệm, nên nó phải đợi một thời gian dài, thạm chí là phiên bản cải tiến thì người ta mới đánh giá nó.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời