Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

GIÁ ĐIỆN VIỆT NAM MẮC HAY RẺ ?

Còn trở lại vấn đề ông Bộ trưởng Bộ Công thương VN, tên là Trần Tuấn Anh, ông này là con con trai của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, và có phát biểu ngông cuồng và lạm quyền như việc ông này tuyên bố “Yêu cầu xử lý cá nhân xuyên tạc việc tăng giá điện”. Đó là láo xược mà còn sốc xược, và làm thế nào mà họ có thể phát biểu như vậy, đó là bởi vì giá điện nó như là giá xăng dầu được giao dich hàng ngày niêm yết công khai trên thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế, thậm chí nó là thước đo rộng hơn cả giá xăng dầu niêm yết giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ, giá dầu thô Brent tại London (Brent Crude Oil - ICE). Thậm chí chỉ số giá điện các quốc gia nó còn công khai rộng hơn cả chỉ số giao dịch về giá dầu tương lai được quyết định bởi các thị trường giao dịch hàng hóa. Họ đấu giá dầu hợp đồng tương lai mỗi ngày. Thậm chí nhà đầu tư họ còn theo dõi giá điện còn chặt chẽ hơn giá cả các sàn giao dịch hợp đồng tương lai: Tại Mỹ, Dow Jones index future of ECBOT, NASDAQ index future of ECBOT, S & P 500 index future of Globex (Chicago Board of Trade), WTI Crude Oil (Nymex),...Tại Âu châu có thể tìm thấy: Tại Đức có DAX - Các chỉ số DAX tương lai của DTB (Deutsche Boerse). Pháp: CAC40 - The CAC40 index future of MONEP (Euronext Paris). Tại Anh: Z - Chỉ số FTSE100 tương lai của LIFFE (London International Futures Exchange), ICE Futures Europe London,...

Đó là bởi vì giá điện nó chi phối gần như toàn bộ chỉ số nền kinh tế quốc gia đó, nhất là những quốc gia đang thu hút đầu tư nước ngoài như VN, và nó chi phối gần như đến toàn bộ chỉ số lạm phát và nền kinh tế quốc gia đó, và bất cứ ai cũng có thể dễ dàng so sánh gia điện bẳng nhiều hình thức, ví dụ người ta có thể so sánh giá điện bằng hình thức theo dõi thân nhân hay người quen người dân đó sống ở nước khác bằng hóa đơn điện, ví dụ như ở VN có người thân sống ở Nga, họ có thể nhờ người đó tính dùm hóa đơn tiền điện mỗi tháng phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi kWh điện,….và dễ dàng đối chiếu ra giá điện ở VN đắt hay rẻ so với nước khác.

Hãy nhớ rằng, việc tính toán giá điện nó còn tùy thuộc vào sự đắt hay rẻ vào sự thu nhập bình quân đầu người của người dân và việc tập đoàn điện lực quốc gia đó lạm dụng tài nguyên quốc gia sẵn có. Đó là tôi nói thẳng, điện lực VN đang sở hữu cả tài nguyên quốc gia sẵn có và tính giá điện đắt hơn thu nhập bình quân đầu người. Ví dụ, giá điện của Liên bang Nga thuộc sở hữu tài nguyên quốc gia và trợ giá của chính phủ Nga cộng với mức thu nhập bình quân đầu người của dân Nga đang cao hơn VN thì giá điện của Nga đang tính cho dân họ chỉ có 0.06 $/kWh, nghĩa là họ đang tính giá điện của họ thấp hơn VN rất nhiều, giá xăng dầu cũng thế,…

Ở VN, các quan chức nước này thường hay đánh tráo khái niệm khi so sanh giá điện VN với các nước G-7, có lẽ G-8 (cộng Nga thì họ tránh nước Nga ra). Đó là tôi giải thích thế này, điện nặng của các nước G-7 chủ yếu dùng điện hạt nhân nguyên tử khá tốn kém về nhân lực cũng như công nghệ, cộng với mức thu nhập của họ là các cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, nên tính theo bình quân thu nhập và khoa học công nghệ thì giá điện của họ thực tế siêu rẻ và siêu bèo bọt và đối với người dân VN thu nhập bình quân đầu người chỉ cỡ 2.587 USD mà gần như tính cho bậc thang tính nhiều tiền điện thì đắt hơn cả một số nước G-7 thì khó mà giải thích sự thuyết phục này.

Ta cần biết rằng, điện năng trong kinh tế VN chủ yếu khai thác từ tài nguyên sẵn có như thủy điện, nhiệt điện chạy than, mà VN thì tài nguyên này là sở hữu toàn dân,…đúng là tôi chưa từng sốc với sự tuyên bố của kẻ đòi xử lý cá nhân xuyên tạc việc tăng giá điện. Bởi lẽ những kẻ này nếu sau này leo lên ghế cao lãnh đạo quốc gia thì đúng là tai họa. Cũng được biết rằng, bạn đọc có dẫn link khá nhiều về ông này cho xe công đón vợ tại chân cầu thang máy bay ở sân bay Nội Bài, vào chiều tối ngày 4/1/2019, Bộ Công thương mà đứng đầu là Trần Tuấn Anh cho xe biển xanh ra tại chân cầu thang máy bay ở sân bay Nội Bài đón vợ mình (người mẫu Trần Thủy Hương) trên chuyến bay VN262 từ Sài Gòn ra Hà Nội về chuyện nội bộ gia đình ông này, và việc đưa đón như một quốc khách nguyên thủ quốc gia mà ngay cả tôi có là tỷ phú USD cũng chưa dám vung tiền làm chuyện lố lăng đó mà không chịu từ chức thì quả là chuyện lạ.

(*) Trong kinh tế học, đối với các nước đang phát triển như TQ, hay VN khi chỉ số điện năng tiêu thụ sút giảm vì giá điện tăng lên do người dân hạn chế tiêu dùng điện năng khi bị hóa đơn điện tăng đột biến, nó là chỉ số tiên báo cho sự sút giảm ngân sách và dự trữ ngoại hối giảm đi, và thậm chí là chỉ số tiên báo cho sự lạm phát tăng lên và đi kèm sự sút giảm tăng trưởng GDP kinh tế. Đối với TQ, sự duy giảm kinh tế của họ hiện nay dẫn đến chỉ số tiêu thụ điện năng sút giảm thì người ta ước đoán cái nền kinh tế TQ bể bóng đầu tư chỉ là thời gian và khi nào nó bể thì chưa ai rõ, nhưng kỳ vọng kinh tế TQ tăng trưởng rồng cọp trên 9% của 30 năm qua đã chấm dứt bởi sự sản xuất sút giảm ở quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng như sự vận chuyển hàng hóa bằng hỏa xa đường sắt xe lửa chạy điện sút giảm bởi chi phí điện năng của TQ tăng quá cao và TQ hiện nay không còn là công xưởng đầu tư của thế giới nữa, bởi lẽ giá điện của TQ bây giờ đắt ngang bằng thang bậc cấp thang bậc 3-4 ở VN chứ chưa nói là thang bậc 5-6 tại VN, mặc dầu TQ vẫn chiếm ưu thế thu hút đầu tư quốc tế bởi họ tài trợ giá đất hiếm, đồng, thép thấp hơn VN rất lớn, thậm chí là thấp nhất thế giới nên ở VN việc tăng giá điện quá cao và giá xăng dầu cũng quá cao thì đừng mơ viễn cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mà để Apple (NASDAQ: AAPL), Cisco Systems (NASDAQ: CSCO), NVIDIA (NASDAQ: NVDA), Qualcomm (NASDAQ: QCOM),...đầu tư vào VN, đó là họ chỉ đầu tư chạy vào những quốc gia có chi phí giá điện năng thấp, nguyên liệu, nhiên liệu kim loại giá vừa phải,...chi phí hạ tầng giá vừa phải, cho nên cái giấc mơ 4.0 của VN nó mãi mãi chỉ là trên giấy thôi. Đó là điều sự thật, và tôi chỉ nó rằng, việc Mỹ tăng nhập khẩu hàng hóa của VN chỉ là ngắn hạn và họ chỉ nhập khẩu hàng hóa VN chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa thô bán giá thấp hơn TQ thôi chứ các công ty Mỹ, Âu châu, Nhật sẽ không bao giờ đầu tư chuyển giao công nghệ vào VN, họ chỉ đầu tư vào những quốc gia có khả năng chịu đựng đựng giá điện, xăng có chi phí thấp, bởi vì ngay cả một công ty điện tử tiêu dùng sản xuất điện thoại, tủ lạnh, tivi,...nếu họ đầu tư vào quốc gia đó họ cũng xem xét khả năng tiêu thụ điện năng của quốc gia đố, nếu thấy đó chí chi điện năng quá cao mà người dân tiết kiệm điện cũng quá cao là giảm chi tiêu mua sắm điện lạnh, máy lạnh, TV, và các thiết bị tiêu thụ điện thì họ sẽ không bao giờ đầu tư vào quốc gia đó,..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét