Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

NHỮNG MÓN ĐẶC SẢN CỦA NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH VN

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018


Đó là khẩu hiệu “kế hoạch 5 năm tại Việt Nam”, và “tầm nhìn 1/4 – 1/2 thế kỷ”. Một thuật ngữ kinh tế có thời các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, và nó đã bị phá sản gần 1/4 của thế kỷ trước. Tuy nhiên hiện nay VN là quốc gia vẫn còn bám víu vào mô hình kinh tế của Liên Xô qua những áp phích khẩu hiệu kế hoạch 5-năm, tầm nhìn 20-30 năm,…Chẳng hạn trước đây vào quãng những năm 1996 – 2000, quốc gia cộng sản này đưa ra kế 5 năm để đưa VN lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rồi kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 đưa Việt Nam ra khỏi nước kém phát triển để trở thành nước cơ bản về công nghiệp.  Vfa gần đây là “Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020”, để đưa VN cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiên tiến,…rồi gần đây nữa là quốc gia này tung ra kế hoạch 5-năm đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để đưa VN trở thành công xưởng toàn cầu về ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô,…đi xa hơn về quá khứ cách đây 23 năm, họ cũng đưa ra kế hoạch phát triển ngành ô tô VN, và kết cục sau hơn 20-năm qua thì kế hoạch đầy tốn kém móc túi người dân bằng bảo hộ đã thất bại tan tành mây khói.

Đó là một cái bánh vẽ, một kế hoạch “con lừa thế” kỷ vĩ đại họ vẽ ra kế hoạch 5-năm và tầm nhìn mấy chục năm để treo trên đó với những con số mê hoặc người dân để dễ bề cầm quyền mãi mãi, để người dân kỳ vọng vào con số vĩ cuồng đó.

Chuyện ngắn hạn hơn về kế hoạch thì người ta vẽ ra mục tiêu như trường hợp mới đây ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra kế hoạch 1-năm như trong năm 2018 đưa ra mục tiêu giữ lạm phát cơ bản ở mấy phần trăm, hoặc ổn định tỷ giá đồng bạc VND theo mục tiêu đề ra, cũng như việc tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch, rồi tăng trưởng GDP theo chỉ tiêu đề ra,… Đó là chỉ thị kế hoạch của những kẻ không có chân đứng trong xã hội là không hiểu gì về điều hành kinh tế mà chỉ giỏi hiểu biết những con số kế toán trong giáo trình dạy học. Vì nền kinh tế hiện đại ngày nay nó không có khái niệm kế hoạch như thế. Đó là lối tư duy của những năm đầu của những năm 80-90 của thế kỷ trước.

Một cách cụ thể vào những năm 1980-1990, tại quốc gia này cũng hay có khẩu hiệu quen thuộc kế hoạch 10 năm hay 20 năm, rồi 30 năm,…  để vẽ ra những con số cho hướng đi của nền kinh tế, kết quả nền kinh tế này mở cửa hội nhập thương mại hóa bán buôn với bên ngoài, hậu quả dẫn đến chính sách tăng cung tiền đưa vào nền kinh tế, dẫn đến sự giảm giá hay phá giá đồng tiền VND vì nạn lạm phát, và xóa sổ nhiều chục ngàn doanh nghiệp tích lũy từ nhiều chục năm trước. Đo là kế hoặc 5-năm và tầm nhìn mấy chục năm của người cộng sản làm kinh tế. Họ bỏ nỡ/lỡ quá nhiều cơ hội đưa đất nước đi lên tầng cao chỉ vì mê mê hái sao trên trời với kế hoạch ảo tưởng, thay vì họ nên thực tế với kế hoạch diễn ra trước mắt.

Ngày nay, nền kinh tế quốc gia này gần như phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để thu hút vốn từ nước ngoài để tạo ra tăng trưởng kinh tế rồng cọp, kết cục nó làm héo úa xói mòn tài nguyên quốc gia và nạn ô nhiễm môi trường quá nặng. Đó cũng là kế hoạch 5-năm mà ra.

Vì đeo đuổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (biến thể từ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung) thì quốc gia cộng sản này đang bị thiệt thòi là không được những nước có nền kinh tế tiên tiến mà hàng hóa VN xuất khẩu nhiều nhất như Mỹ, 28 nước EU, Nhật, Canada, Úc,…họ không công nhận VN là nền kinh tế thị trường, mà trái lại họ còn hất gáo nước lạnh vào VN là họ chỉ công nhận VN là nền kinh tế phi thị trường.

Điều đó gây bất lợi và thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp ưu tú tư nhân của VN là không thể kiện cáo được các nước đó bảo hộ thương mại nhắm thuế vào các doanh nghiệp VN.

Ví dụ như hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng hay mặt hàng thủy sản tôm cá, rồi dày dép, may mặc, sắt thép, hay các mặt hàng xuất khẩu khác,…vì nộp đơn kiện sẽ gặp rủi ro tốn kém về phí tổn pháp lý mà thất bại thì thấy rõ trước mắt do bị vướng vào cái vòng kim cô “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, do không được các tổ chức kinh tế quốc tế công nhận VN là nền kinh tế thị trường, nên kiện cáo là nắm chắc phần thua dù doanh nghiệp VN có đúng đi nữa cũng sẽ vẫn thua kiện.

Thậm chí cái thị trường cổ phiếu của VN hiện nay vẫn còn đang mắc kẹt ở Chỉ số Frontier Markets (là chỉ số dành cho các thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro kém phát triển, không có khả năng đáp ứng huy động vốn hữu ích cho nền kinh tế), và nhiều lần thất bại khi VN nộp đơn xét vào Chỉ số Emerging Market, mà quan chức VN nhiều lần nhờ vả Mỹ ủng hộ VN vào thị trường của Chỉ số Emerging Market nhưng đều bị loại bỏ, thậm chí là trong đợt xét mới đây thì Pakistan đã được vào Chỉ số Emerging Market, trong khi bị loại và phải nằm lại Chỉ số Frontier Markets một thời gian không xác định, thậm chí là tới năm 2020 vẫn chưa chắc chắn họ xét VN vào, với viện dẫn lý do cần tuân thủ theo quy tắc của thị trường của các nước thành viên bỏ phiếu, họ cần phải giải thích cái nền kinh tế phi thị trường của VN định hướng XHCN đó, cũng như cần nâng cao ngôn ngữ tiếng Anh trong giao dịch chứng khoán,…

Một minh chứng khác cho cái nền kinh tế phi thị trường khi mới đây tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu Công ty TNHH Vietnam Beverage khi đã  mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước VN thông qua Bộ Công thương chào bán Sabeco với giá tiền là 5 tỷ USD muốn được quyền có chân đứng điều hành trong Sabeco thì bị từ chối và còn chờ, mặc dầu sau khi bán Sabeco rồi thì nhà nước VN thông qua Bộ Công thương chỉ còn nắm 36% vốn điều lệ tại Sabeco, không còn là cổ đông chi phối tại Sabeco, nhưng vẫn muốn nắm quyền chỉ huy chi phối mọi vấn đề kinh doanh của Sabeco. Đó là một vở kịch hài của nền kinh tế mang đậm nét "hợp tác xã", kèm cụm từ "quốc hữu hóa".

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

KHI TỔNG TRỌNG NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM LÀM THUYẾT KHÁCH TƯ VẤN KINH TẾ CHO CUBA

👀  Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018


Trong hành động gần đây, ông TBT Nguyễn Phú Trọng tới thăm Cuba, và nhận được bằng Tiến sĩ Danh dự ngành Khoa học Chính trị từ Đại học Tổng hợp La Habana, và ông Trọng làm chuyên gia kinh tế thuyết giảng về “mô hình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, rồi báo chí quốc doanh của đảng cổ súy như lời ông Trọng nói: “Càng phát triển kinh tế thị trường, có được tăng trưởng kinh tế cao, càng phải chăm lo tốt hơn tới phát triển con người, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường...”,…

Ôi thôi, đúng là chuyện hi hữu, cũng may là các tờ báo cấp tiến quốc doanh của ĐCSVN kiểm soát ở phía Nam như tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên,…họ không có nói nhiều về Tổng Trọng, và có bị ép đăng đi nữa thì họ đăng vài phút và nhanh chóng cho xuống hàng cuối trang để dấu/giấu nó đi, vì họ cũng biết chính vì cái sự  u mê tồn tại của cái chủ thuyết “kinh tế thị trường định hướng XHCN” của Tổng Trọng này mà ngày nay VN đã đánh đổi và đánh mất quá nhiều thứ. Như việc lệ thuộc TQ vào kinh tế, và các dự án đầu tư của  TQ đang treo quả bom nợ trên đầu 92,7 triệu dân VN, cộng với những quả bom bẩn môi trường đang gây rối loạn đất nước này, nợ công thì ngập đầu cao nhất Đông Nam Á,…

Trước hết về hồ sơ một số nước lâm khủng hoảng có cái bóng của ông Trọng dạy dỗ thiên hạ về “ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đó là dẫn đầu danh sách xứ Venezuela bị lâm khủng hoảng tồi tệ về kinh tế, cụ thể ông TBT Nguyễn Phú Trọng từng tiếp ông Chủ tịch Quốc hội Fernando Soto Rojas, rồi gần đây vào năm 2015 thì tiếp ông Tổng thống Nicolás Maduro Moros tới thăm VN theo lời mời của cụ Tổng Trọng, và cũng với câu nói dập khuôn khi ca ngợi “ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Tôi thì chẳng hiểu làm sao có phải Tổng thống Nicolas Maduro áp dụng mô hình kinh tế đó quá nặng đô nên nó sập quá nhanh và đi trước VN luôn, bây giờ có lẽ Venezuela phải mất thêm 1 thập kỷ nữa mới có thể khôi phục lại được đống đổ nát vì tiến quá nhanh lên thiên đường XHCN.

Chuyện ly kỳ nữa là vào năm 2013, ông TBT Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Thailand, theo lời mời của bà nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra khi đó vẫn còn cầm quyền ở Thailand. Thật không may 1 năm sau là năm 2014 thì nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị đảo chánh và bay chức và bây giờ đây phải đi sống lưu vong,

Cũng nói đến sự rủi ro khác, đó là trước đây nữ Tổng thống Dilma Rousseff của xứ Brazil không may ngỏ lời mời ông Tổn bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm vào năm 2012, mặc dầu sau đó Bộ Ngoại giao Brazil lấy lý do bận việc vì lịch trình không cho phép, và hủy không gặp TBT Nguyễn Phú Trọng, dù rằng lịch trình chuyến viếng thăm đó là theo lời mời của Tổng thống Dilma Rousseff diễn ra từ 13/4-15/4/2012. Vậy mà bà Tổng thống Dilma Rousseff vẫn không thoát khỏi vận đen, khi bà bị phế truất bà chức vụ tổng thống vào năm 2016, và đưa nền kinh tế lớn nhất xứ Brazil rơi vào suy thoái tồi tệ kể từ khi nữ Tổng thống Dilma Rousseff ngỏ lời mời Tổng Trọng sang thăm xứ Brazil. Bởi vì Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil năm 2012 đã là 2.465 tỷ $ thì sau suy giảm và trôi xuống vực là đến năm 2016 GDP của Brazil không tăng mà còn giảm ở mức chỉ còn 1.796 tỷ $, tức là GDP của Brazil giảm tới 669 tỷ $, chỉ vọn vẹn trong 4 năm qua, đẩy đất nước Brazil vào hỗn loạn, kéo theo hơn 48% dân số Brazil rơi vào cuộc sống dưới tuyến nghèo khó 1 thập kỷ trước.

Chuyện trùng hợp nữa là cuối năm 2014, ông tổng Trọng sang thăm nước Nga của Putin, khi đó Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nga là 2.064 tỷ USD, và thật bất hạnh là kể từ đó trở đi chỉ 2-năm sau nước Nga rơi vào suy thoái kinh tế tồi tệ khi GDP sút giảm tới 780 tỷ USD, và đẩy nền kinh tế Nga xuống vực sâu thẳm mà mới đây Nga thống kê suy thoái kinh tế Nga đã khiến hơn 40% người sống dưới tuyến nghèo khó mà phải cần ít nhất 9-năm nữa thì người Nga mới lấy lại được giá tài sản bị giảm giá về suy thoái kinh tế.

Ôi thôi, nhiều người thì đả kích tôi bịa đặt câu chuyện cho hài hước để mỉa mai ông TBT Nguyễn Phú Trọng thay vì họ bảo tôi hãy phân tích kinh tế Nga của một chiến lược gia tài chính của Morgan Stanley (NYSE: MS) là vì sao bà không phân tích do Mỹ, Tây phương cấm vận Nga, cũng như giá dầu thô sụt giá, và lợi suất trái phiếu của Nga treo trên cao, lãi suất cao, cộng đồng Ruble của Nga sụt giá, khi Nga liều lĩnh gia tăng chi tiêu kích thích kinh tế bằng thủ thuật tốn kém đó khiến Nga càng trả giá đắt về suy thoái kinh tế,…như bà hay cảnh báo Nga sẽ suy thoái nặng mấy năm trước là từ giữa tháng 5/2014. Đó là chuyện của họ, là họ nghĩ sao cũng được, tôi thì lại ưa bịa đặt ai tin thì tin.

Đối với ông Tổng Trọng này, đó là hãy nhớ rằng ông này cũng chưa từng khi nào cầm súng chiến đấu cả, và trong suốt sự nghiệp và cuộc đời ông này chưa bao giờ từng trải nghiệm cuộc sống làm kinh tế hay ra ngoài xã hội kiếm ra 1 xu lẻ nào cả, và chỉ có nghiên cứu giáo lý Mác-Lênin và bơi lặn trong trường đảng,… thì làm sao mà đi dạy người ta làm kinh tế được, ông Trọng này cổ súy cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bằng việc lấy các quả đấm thép doanh nghiệp quốc doanh làm đầu máy kéo tăng trưởng kinh tế, khốn nỗi những doanh nghiệp nhà nước đó nó lại là cái hang ổ tham nhũng mà còn chất lên một núi nợ quá cao, nhưng ông này cũng chưa được thử nghiệm để làm lãnh đạo hay bộ trưởng để chỉ huy các doanh nghiệp quốc doanh nhà nước một ngày nào cả. Và hiện nay ông Trọng này đang kiêm luôn vai trò là “người  vừa phóng hỏa và kiêm luôn sở cứu hỏa”. Tức là ông ta mới là người sản sinh ra nạn tham nhũng, và bây giờ kiêm vai trò người chống tham nhũng, vì đa số các vụ tham nhũng đều sinh ra ở các tập đoàn doanh nghiệp quốc doanh nhà nước.

Sau cùng tôi trở lại hồ sơ kinh tế nghiêm túc khi nói về nền kinh tế Cuba. Đó là hãy nhớ rằng, nền kinh tế Cuba hiện nay vẫn bị Mỹ và nhiều đồng minh cấm vận, dù rằng họ vẫn trao đổi buôn bán giới hạn cho phép. Nền kinh tế Cuba không cần ông Tổng Trọng phải dạy dỗ họ cả. Bởi lẽ hiện nay Cuba chưa được tiếp cận thị trường vốn, đất nước này rất giàu tiềm năng phát triển vượt bậc nếu Mỹ tháo bỏ cấm vận hoàn toàn với Cuba thì doanh nghiệp Mỹ, Nhật, EU sẽ ồ ạt đầu tư có phẩm chất cao vào xứ này chứ không có chân đứng cho doanh nghiệp VN đâu.

Cuba còn kém phát triển như vậy, đó là họ vẫn chưa có nghiệp vụ gao dịch thị trường tài chính, cũng chưa có nghiệp vụ huy dộng vốn của thị trường chứng khoán. Cuba chỉ có món nợ nước ngoài được giấu kín, có lẽ nợ Liên Xô, hay Nga trước đây, như mua võ khí chẳng hạn,… Tuy nhiên Cuba chưa từng hay rất ít phát hành nợ trái phiếu đi vay của ai cả. Nợ chính phủ đo theo tỷ lệ phần trăm của Cuba cũng rất thấp, vì Cuba đã không còn công bố con số tăng trưởng GDP của họ nữa cho quốc tế kể từ năm 2015, nên người ta không thể đo theo tỷ lệ nợ này của Cuaba là bao nhiêu, có thể là chỉ khoảng 20%, đó là khá hơn VN khi tỷ lệ nợ này của VN bây giờ có lẽ đã chạm ngưỡng con số 64% rồi.

Đối với Cuba, hệ thống giáo dục, y tế của họ thì tốt hơn VN gấp ngàn lần, giáo dục miễn phí và trả chi phí rất thấp, hệ thống y tế khá tốt, bởi vì Cuba nổi tiếng về lĩnh vực y khoa, sinh học, họ còn nổi tiếng  về xuất khẩu “chiết xuất tuyến giáp” trong y khoa,…đất nước này có nhiều tiềm năng về khoáng sản, và khai thác rất khoa học, họ còn có những túi dầu khí được ước đoán rất lớn mà chưa khai thác bao nhiêu cả. Cho nên đừng có mà dạy đời Cuba thế này thế kia, vì hãy coi lại cái hệ thống giáo dục quái thai và hệ thống y tế của VN đi cụ Tổng Trọng.

Chuyện thứ nữa là hãy nhớ rằng năm 2015, Cuba đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị của TQ một ngân khoản cho vay và đầu tư tới 50 tỷ USD mà Bắc Kinh muốn đầu tư vào hạ tầng cũng như đầu tư thăm dò các mỏ dầu khí và khí đốt của Cuba, và Bắc Kinh nhiều lần ve vãn nhưng đều bị Havana bác bỏ thẳng thừng, vì họ đã thấy ra kinh nghiệm của bài học xứ Venezuela bị khủng hoảng, kể cả những dự án đầu tư dội vốn độc hại của TQ tại VN,...

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

TRỞ LẠI HỒ SƠ FLC MUA "TRẢ GÓP" 24 MÁY BAY A321NEO CỦA AIRBUS GROUP (EPA:AIR)

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018


Đây là hồ sơ dễ gây hiểu lầm tai hại cho nhiều người tại VN là làm thế nào FLC có thể kiếm đâu ra tiền mua được mua 24 máy bay A321NEO của Airbus.

Đó là tôi hay giải thích nhiều lần trước đây về việc các hãng hàng không VN mua máy bay Boeing (NYSE: BA), mua 100 chiếc máy bay thương mại với giá 11,3 tỷ USD,…và bây giờ đến lượt FLC mua 24 máy bay A321NEO của Airbus.

Và tôi giải thích thế này, đó là các hãng hàng không của VN có lãnh đạo nhà nước đứng ra làm thuyết khách và bảo đảm ký kết. Thí dụ Vietjet khi mua máy bay của Boeing, đó là họ được bảo đảm chắc chắn về thế lực chính trị đứng sau hậu thuẫn như Nguyễn Thanh Hà- Chủ tịch HĐQT VietJet Air, vì bà Nguyễn Thanh Hà là con gái của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và là chị gái của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Cho nên các hãng sản xuất náy bay như Boeing, Airbus họ hiểu như vậy nên dễ dàng ký kết mua bán. Chuyện giao dịch mua bán này nó rất bình thường, và các nước khác cũng vậy chứ không chỉ có riêng các doanh nghiệp hàng không VN.

Còn đối với hồ sơ của FLC cũng vậy, đó là trong chuyến công du Pháp quốc thì tháp tùng ông TBT Nguyễn Phú Trọng thì có Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tháp tùng đi theo, và phần thưởng ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Pháp François de Rugy, cùng Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và Phó chủ tịch Airbus phụ trách thương mại Eric Schulz ký kết và chứng kiến biên bản ghi nhớ việc FLC bút ghi mua 24 máy bay A321NEO của Airbus Group (EPA: AIR) để FLC tung ra thương hiệu Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines).

Bởi lẽ việc ký kết giữa FLC và Airbus mà Trịnh Văn Quyết mua 24 máy bay A321NEO của Airbus mãi tới năm 2025 mới đi vào khai thác hoạt động, mà Viet Bamboo Airlines chỉ có vốn điều lệ 700 tỷ VND, cũng là hãng hàng không chưa được cấp phép hoạt động và đang xin phép, và Bamboo Airways chưa có bất cứ cơ sở hạ tầng, hay nhân lực nào cho việc có kinh nghiệm như Vietnam Airlines, Vietjet Air,…đó là chuyện rủi ro rất cao và nói cho lịch sự thì các nguyên thủ hay các tổng quản trị CEO của Airbus, kể cả Boeing Co (NYSE: BA) thì họ quen cái chuyện này, và các tổ hợp sản xuất máy bay Mỹ, Âu châu thì họ cũng hay ký kết có nguyên thủ đi theo để “đảm bảo lời hứa” dành cho một số doanh nghiệp của các quốc gia kém phát triển, là không có khả năng về tài chính, nhưng được đảm bảo bằng “lãnh đạo quốc gia”.

Có lẽ tôi đã giải thích chuyện này nhiều lần, và bây giờ là Viet Bamboo Airlines, hay trước đó là Vietnam Airlines, Vietjet và Jestar,… Đó là thực tế FLC mua 24 máy bay A321NEO của Airbus, hay các hãng hàng không khác của VN như Airlines, và Jestar chỉ là được mua cung ứng thuê cuốn gói và sở hữu khai thác bay đến một thời gian nào đó vừa bay vừa khai thác và trả tiền cho Airbus thì phía Viet Bamboo Airlines được sở hữu luôn, nó được bảo lãnh sự rủi ro từ phía Airbus và cả phía chính phủ VN.

Tức là ta hiểu đơn giản mà ở nhà người VN hay gọi là “mua trả góp”. Nếu không có tiền trả thì đối tác ngưng cấp máy bay,…

Việc mua máy bay đó nó cũng chẳng lấy làm hứng khởi của giới cổ đông Airbus cả, vì họ biết đôú tác đi đặt hàng mua máy bay đó không có tiền nhiều.

Tất nhiên việc Viet Bamboo Airlines mua máy bay của Airbus thì họ cũng chưa vội sản xuất ra những chiếc máy bay theo đơn đặt hàng, và họ sẽ chờ tới ngày FLC ứng tiền nữa (trước mắt là đặt cọc thế chấp mấy trăm tỷ VND cho Airbus khi Trịnh Văn Quyết tháp tùng TBT Nguyễn Phú Trọng sang Pháp), và đến thời gian chuẩn bị giao máy vài chiếc máy bay (không giao hết 24 máy bay A321NEO) thì Trịnh Văn Quyết của FLC sở hữu hãng hàng không Viet Bamboo Airlines mà không đưa tiền hay không mua nữa thì FLC sẽ mất số tiền đặt cọc ban đầu. Kể cả nếu không đặt đủ tiền (không phải trả đủ 3 tỷ USD) mà chỉ trả 300 triệu USD chẳng hạn, và số tiền còn lại trả dần mấy chục năm vừa bay vừa trả tiền.

Tức là tôi nói trắng ra cho mọi người dễ hiểu là nó thực chất là “bỏ tiền thuê máy bay và trả tiền sau”. Nếu có lời thì và trả tiền đúng hẹn cho Airbus thì họ sẽ tiếp tục cung ứng thêm máy bay, còn nếu kinh doanh thua lỗ vì chưa có kinh nghiệm và chưa kiếm ra tiền trả cho họ thì Airbus sẽ ngưng cung cấp máy bay, thậm chí là họ sẽ trừ tiền và thu hồi lấy lại máy bay đã cung ứng, và họ sẽ tiếp tục cho đối tác khác thuê máy bay mà gọi cho lịch sự là “mua trả góp”.

Cái chuyện mua bán này chỉ ký kết cho vui thôi, vì nó mang ý nghĩa tượng trưng về chính trị chứ không phải là kinh doanh, vì sau khi Tổng Trọng đi rồi thì Airbus họ cũng cất cái hồ sơ ký kết với FLC đó, và họ cũng quyên đi, và khi nào FLC liên hệ và đưa thêm tiền thế chấp cho họ thì người ta mới bắt đầu giao hàng, mà giao một vài chiếc tùy số tiền đặt cọc, Thí dụ chiếc máy bay có giá 100 đồng thì thế chấp cho họ 5 hay 10 đồng, rồi trả từ từ sau đó, cho đến khi trả hết và kèm theo lãi nếu có thì FLC sẽ được sở hữu chiếc máy bay đó, mà có sở hữu thì nó cũng đã cũ kỹ rồi, hoặc FLC sở hữu Viet Bamboo Airlines đó ở nhà nếu họ không khai thác hết vì ế khách thì để có tiền trang trải trả tiền cho Airbus thì FLC có thể cho các hãng hàng không khác của VN thuê nó để có được đồng nào hay đồng đó,....

Ôi thôi chuyện này tôi đã nói nhiều lần rồi. Vì kiếm ra 3 tỷ USD nó không phải là tiền cổ phiếu tăng giá, đó là ngay cả chính phủ VN bắt toàn dân cả nước trước đây thanh toán trái phiếu đáo hạn dồn dập có 600 triệu $ trả nợ cho Vinashin mà kiếm không ra tiền.

KHI VIỆT NAM SỚM CÔNG BỐ TĂNG TRƯỞNG GDP CAO CHÓT VÓT 7,38%, SAI SỐ 0,03% SO VỚI CHỈ TIÊU ÔNG TT NGUYỄN XUÂN PHÚC ĐỀ RA

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018


Đối với VN, họ nghiện ngập con số tăng trưởng GDP,  tức là Tổng sản phẩm quốc nội, vì nó là cái thước đo đơn giản dễ nhất để làm tô hồng thành tích nhiệm kỳ của lãnh đạo của họ, vì chỉ số thước đo tăng trưởng GDP đó thì đối với quốc tế, nó là cách tốt nhất để theo dõi đo lường nền kinh tế của đất nước họ, chẳng hạn EU, Nhật, Mỹ họ rất coi trọng đánh giá đo lường thước đo tăng trưởng GDP để chuẩn đoán bệnh tật của nền kinh tế của họ, như việc kinh tế đang xấu đi hay đang tốt lên hoặc đang tăng trưởng quá nóng để mà họ tung ra biện pháp thích ứng đối phó như cách hạ lãi suất (hoặc tăng lãi suất), giảm thuế (hoặc tăng thuế), cần đầu tư công hay giảm đầu tư công,….

Chính bởi vì GDP là tổng giá trị của tất cả mọi thứ được sản xuất bởi tất cả mọi người và các công ty trong nước đó tham gia sản xuất (nó sẽ là tốt nếu như GDP đó do người dân và doanh nghiệp của họ làm tạo ra là chính). Tuy nhiên nó sẽ không tốt và không quan trọng nữa nếu GDP sản xuất ra đó là do người nước đầu tư đóng góp, tức là công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia chi phối quá nhiều vào sản xuất GDP đó. Ví dụ như ở VN, họ làm tăng GDP của họ cao ngất ngưỡng như mới đây nhà nước VN của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này hân hoan khoe rằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP đã tăng cao kỷ lục 7,38% so với năm trước trong quý 1 của năm 2018, là mức cao nhất hơn một thập kỷ qua thì không biết cái Samsung, Formosa lấy đi bao nhiêu phần trăm đóng góp GDP, đó là bi kịch cho quốc gia này.

Chuyện khá chuyên môn khá bi hài là tôi nói về chỉ số thống kê GDP như thế này, đó là những con số công bố tăng trưởng GDP thì nó do chính cơ quan làm nghiệp vụ thống kê của nước đó họ làm lấy, và quốc tế hay như WB, IMF, ADB, hay các tổ chức tài chính quốc tế khác họ không có nghĩa vụ theo dõi hay tham gia đánh giá, mà họ chỉ thực hiện chức năng bút ghi hồ sơ con số công bố tăng trưởng GDP đó, dù WB nếu họ ước đoán trước đó GDP của VN chỉ khoảng 6,1%, nhưng WB không có nghĩa vụ tùy ý bút ghi con số đó mà họ sẽ chấp nhận ghi con số 7,38% để  sau này nếu xẩy ra khủng hoảng kinh tế thì chính nước công bố con số ảo giác tăng trưởng GDP đó phải chịu trách nhiệm gắn lấy.

Cho nên chính vì con số công bố tăng trưởng GDP như vậy, nên nó là kẽ hở để cho một số nước có những chính phủ kém cỏi mị dân họ hay neo vào đó để thổi phồng con số tăng trưởng GDP để chứng tỏ họ có tài lãnh đạo đất nước cũng như để chứng tỏ với người dân họ là chính phủ họ đang rất giỏi điều hành kinh tế. Tất nhiên người dân họ sẽ có cảm nhận con số tăng trưởng GDP cho riêng họ, như nếu họ thấy họ đang bị thất nghiệp quá nhiều, đồng lương bị cắt bớt mà tăng giờ làm, thuế khóa ngày càng tăng, doanh nghiệp đóng cửa ngày càng tăng,…đó là con số tăng trưởng GDP cao ngất ngưỡng đó là “con số ma”, vì nền kinh tế thực chất không thể sản xuất ra từng đó GDP để trang trải các phí tổn đó.

Thứ nữa, ta hãy nhớ rằng thống kê tăng trưởng GDP nó khác với thống kê công bố dự trữ ngoại hối hay nợ nước ngoài. Đó là bởi vì thống kê GDP vì không có cơ quan đánh giá của quốc tế giám sát hay can thiệp nên người ta dễ dàng làm sai lệch con số GDP, tuy nhiên thống kê về dự trữ ngoại hối, hay nợ nước ngoài thì nó bị đưa ra ánh sáng ngoài thị trường, và giới phân tích tài chính nắm giữ hồ sơ và đánh giá. Ví dụ người ta nắm giữ bao nhiêu trái phiếu kho bạc của Mỹ, hay nước khác, hay vay nợ nước ngoài thì sổ sách đều được niêm yết theo dõi chặt chẽ, nên việc đó người ta không thể khai man con số đó được.

Chẳng hạn đối với VN mới công bố tăng trưởng GDP quý đầu tiên của năm 2018 là 7,38% thì WB họ chấp nhận và bút ghi, nhưng họ sẽ không ghi việc VN công bố nói đang có 60-70 tỷ USD, dù VN có nói như thế, nhưng các thị trường tài chính quốc tế họ không ghi cho VN, vì họ cần đòi hỏi dự trữ ngoại hối hay đang niêm yết bằng hình thức tài sản nào, đang đem đầu tư vào đâu, bao nhiêu là vàng, bao nhiêu là trái phiếu kho bạc Mỹ, hay trái phiếu do ECB, BoJ phát hành,….họ cần con số để họ đối chiếu, tất nhiên VN sẽ không dám nói, vì thực tế họ đang nói dối, vì nếu nói ra thì giới phân tích họ đối chiếu đánh giá lại không có đồng dự trữ ngoại hối nào thì bẽ mặt, và vấn đề nợ nước ngoài cũng thế là người ta cũng không thể làm sai lệch con số đó. Vì nợ nước ngoài người ta sẽ tách ra khỏi nợ công đo theo tỷ lệ GDP, là nợ bao tỷ $,EUR,… thì ghi bấy nhiêu,…

Hãy nhớ rằng kể từ khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này nên cầm quyền chính phủ thì quốc gia này có đặc tính “thống kê kinh tế nhanh nhất”, và người ta nghi ngờ là nó đã có sẵn từ con số của quý 4 của năm ngoái rồi. Chuyện ly kỳ nữa là VN là quốc gia có thành tích đầu tiên công bố con số tăng trưởng GDP sơm nhất thế giới, đó là hiện nay chưa hết quý 1/2018 thì duy nhất VN đã  nằm trong sổ theo dõi của WB, vì các nước khác phải đến giữa tháng 4 hay hết tháng 4 họ mới kiểm kê hết được đánh giá thống kê tăng trưởng kinh tế của họ hàng quý.

VN hiện nay đang mắc nợ quá cao so với các nước trong khu vực 10 nước ASEAN, đó là VN đứng đầu bảng đội sổ xếp hạng nợ nần quá cao so tỷ lệ GDP kinh tế của họ (trừ Singapore).

Điều đó cũng dễ giải thích là vì nợ trên GDP của VN quá cao nên gặp rủi ro về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu. Vì đẩy được con số tăng trưởng GDP cao thì họ có thể lý luận là sẽ làm giảm tỷ lệ nợ đo GDP xuống thấp hơn, để cho phép các nhà đầu tư mua nợ trái phiếu chính phủ họ sẽ so sánh mức nợ đó còn an toàn, và để VN tiếp tục phát hành nợ trái phiếu chính phủ để đi vay tiền,…Vì nếu thống kê trung thực quá là làm co lại con số tăng trưởng GDP thấp đi thì có nghĩa là nó làm tỷ lệ nợ trên GDP của VN tăng lên, và các nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ của VN họ sẽ đặt câu hỏi là GDP sút giảm như vậy thì làm sao mà trả nợ được? Và nó có thể dẫn tới các nhà đầu tư không còn muốn mua trái phiếu chính phủ nữa, điều đó làm tăng lợi suất trái phiếu, các khoản vay đắt hơn khi VN muốn phát hành nợ đi vay để đầu tư cho kinh tế.

Ôi thôi, mấy cái chuyện bơm bóng GDP kinh tế này thì tôi hay nói nhiều lần rồi và không phân tích chuyên sau nữa.

Nhưng tôi hay lặp đi lặp lại nhiều lần là thực tế GDP của VN bây giờ và sau này vẫn thế là nó chẳng có bao nhiêu cả, nếu không tính GDP của Samsung, Formosa đóng góp vô đó, vì họ cũng ít ảnh hưởng bởi mức nợ của VN. Lý do cũng dễ giải thích mà tôi hay nói nhiều lần, đó là do mức nợ của VN hiện nay đã quá cao so với tiêu chí tài chính của các định chế tài chính đề ra. Với mức nợ của VN hiện nay thì về sau nó sẽ kéo sụt giảm GDP nhiều điểm phần trăm, vì nền kinh tế đi về hướng trả nợ cao, nên tiền đầu tư cho GDP kinh tế sẽ giảm đi. Một cách cụ thể chẳng hạn Ngân hàng Thế giới WB họ theo dõi các kinh nghiệm của nền kinh tế thế giới nhiều thập kỷ qua thì họ nghiệm ra rằng, nếu tỷ lệ nợ đo theo GDP vượt quá 77%, nếu nó kéo dài mà không giảm xuống thì nó sẽ làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế 1,6%-1,7%-1,8%,…

Cái này nó cũng đơn giản thôi, vì các nghiên cứu của các ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ như Morgan Stanley (NYSE: MS), Goldman Sachs (NYSE: GS) thì họ cũng tính ra con số đó chênh lệch không bao nhiêu phần trăm so với WB cả.

Kết luận của tôi là đối với VN thì với mức nợ công của VN tăng thêm 6% nữa là rơi vào mức báo động đỏ theo tiêu chí đánh giá nợ công của quốc tế. Và với mức nợ hiện tại của VN mà cứ làm gia tăng thâm hụt ngân sách kéo dài triền miên thì về dài tăng trưởng GDP của VN sẽ bị trừ đi hao hụt ít nhất 1,5% trở lên, vì nền kinh tế sẽ giảm đầu tư, tăng trả nợ, vì làm ra đồng nào thì trả nợ, trả lãi hết rồi còn đâu mà đầu tư cho cái GDP nữa.

(*) Tôi thì lấy mỉa mai khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khoe con số tăng trưởng GDP quý 1/2018 của VN khi công du nước ngoài vừa rồi, và mới đây chốt sổ là 7,38% thì người dân VN đang thấp thỏm lo ngại, thay vì mừng, là nay mai người ta sẽ tăng thuế khóa, tiền lương bị giảm, công nhân thì biểu tình vì tiền lương không theo kịp mức tăng trưởng GDP, thậm chí là giá xăng cũng sẽ nhúc nhích lấy đà tăng lên,...

KHI ĐẤT NƯỚC NÀY LÃNH ĐẠO MẢI MÊ LÀM KINH TẾ

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018


Có vẻ như Tổng Trọng trước khi về hưu đang muốn làm một chuyện lớn về kinh tế để không thua kém những đồng chí của họ. Vì bề nào Tổng Trọng cũng từng đi học thêm lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (tức là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay). Đó là hiện nay Tổng Trọng đang giành hay dành (tiếng Việt thật rắc rối về chữ r,d,g)  lấy các nghiệp vụ điều hành kinh tế của Chính phủ, ban bộ từ ngân hàng trung ương cho đến bộ tài chính,….và các đàm phán đối tác thương mại,…

Cụ thể ta dễ thấy ra là Tổng Trọng gần đây dành lấy các phát biểu về kinh tế, dự trữ ngoại hối, đầu tư, rồi công bố tăng trưởng GDP kinh tế cũng như dành quyền đi công du nước ngoài và ký kết các vấn đề thương mại đầu tư kinh tế,…để sánh ngang bằng với đồng chí danh sách dưới đây mà tôi sẽ đề cập.

Tổng Trọng không muốn mình kém Phùng Xuân Nhạ, vì ông này cũng chỉ từng là Cán bộ giảng dạy, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác Lênin, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nguồn dẫn tiểu sử cổng thông tin chính phủ), và không hiểu sao sau này chuyển nghề qua ngành nghê giáo sư tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, gọi tắt là giáo sư tiến sĩ kinh tế. Dù ông này đang đương chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trong khi Nguyễn Thiện Nhân, cũng là ngang cấp với Tổng Trọng, vì là ủy viên Bộ Chính trị, ông Nhân này là kỹ sư tiến sĩ lấy bằng từ Đại học Kỹ thuật Magdeburg, Đức, nhưng cũng làm giáo sư tiến sĩ kinh tế học vĩ mô mà không chịu làm nghiệp vụ của một kỹ sư.

Nguyễn Chí Dũng- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông này học kỹ sư chuyên ngành ngành máy xây dựng ở Đại học giao thông đường sắt và đường bộ, khỗn nỗi ông này cũng chua bao giờ biết về máy móc là gì cả, nhưng không hiểu sao cũng chuyển đổi nghề nghiệp làm chuyên ngành Tiến sĩ Quản lý Kinh tế, và đứng đầu ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thậm chí những ông bà làm việc ở quốc hội, ủy ban ngan sách quốc hội hay các vấn đề kinh tế của quốc hội thì cũng có nghề ban đầu là học kỹ sư, sau đó cũng chuyển qua làm kinh là học ở đâu ra cái học hàm giáo sư tiến sĩ kinh tế.

Vũ Đức Đam-Phó Thủ tướng Chính phủ, ông này cũng chuyển nghề, vì ban đầu từ những năm 90 làm nghề nghiệp Kỹ sư về bưu điện, rồi 4 năm sau không hiểu học ở đâu mà có bằng “phó tiến sĩ kinh tế”, nay gọi là “tiến sĩ kinh tế”. Chuyên môn đào tạo từ “lò ấp trứng tiến sĩ” mà ra, đó là chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế từ  Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, vì ông Đam này bảo vệ luận án phó tiến sĩ từ Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, nó thuộc cái lò ấp trứng tiến sĩ mà hiện nay người ta đang phẫn nộ vì cái Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam này là cơ quan chủ quản của cái lò ấp trứng tiến sĩ Học Viện Khoa Học Xã Hội, vì cứ 1 ngày mấy phút gì đó nó cho ra lò một tiến sĩ.

Ôi thôi nói ra không hết, và có lẽ nhiều người sẽ giật mình là thần tượng của ông Thủ tướng trẻ tuổi Vũ Đức Đam, hay Tổng Trọng. Đó là tất cả đều kinh tế ảo giác. Tổng Trọng thì cố gắng ký được cái Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trước khi về hưu, và tới Pháp quốc Âu châu thì bị xem thường ngay chính trên đất Pháp chứ đừng nói các nước thành viên EU nói đến. Đúng là vì đâu đến nỗi để họ xem thường mình như thế.

Trong sự nghiệp tôi làm giáo sư tài chính dạy học cho các nhà đầu tư ở Tokyo, Thượng Hải, Hồng Kông, và đã làm phụ tá kinh tế từ Đại học Cornell, đó là tôi chưa từng chứng kiến một quốc gia nào rối loạn mà còn náo loạn như VN này, họ học gian trá mà nói đúng hơn là xảo trá để cố học kinh tế, lấy bằng tiến sĩ kinh tế háo danh để được nắm quyền, nắm giữ tài sản, tài nguyên của quốc gia bằng mọi giá, họ mê làm kinh tế đến mức khó tưởng tượng nổi. Rốt cuộc, đầu óc thì ngắn về kinh tế, nhưng hay mơ chuyện dài về kinh tế. Kết cục toàn chuốc thất bại từ thất bại này đến thất bại kia, bây giờ họ lại đi tìm mô hình kinh tế “đặc khu kinh tế”. Một mô hình kinh tế đã lạc hậu họ lại đi sau lượm nhặt. Trước đó là đi theo mô hình các "Chaebols" Nam Hàn, hay các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng trước đây như việc lập ra “các quả đấm thép vina”, kết cục cũng chuốc thất bại.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

KHI VIỆT NAM ĐANG TRẢ GIÁ "CHÍNH SÁCH ĐU DÂY" CỦA HỌ

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018


Những quan chức người Cộng sản ở VN cho dù có nghiên cứu tới tiến sĩ chính trị, kinh tế và lịch sử TQ, có lẽ họ chưa bao giờ hiểu TQ bằng tôi. Ở đây tôi nói cụm từ rất chuyên môn và rất lịch sự trong ngôn ngữ tránh nhầm lẫn, đó là tôi chỉ nhấn mạnh cụm từ “người Cộng sản ở VN” chứ tôi không vơ cả đũa nói hết người toàn dân VN, vì người dân ngoài đảng không liên quan đến người CSVN họ còn hiểu rõ TQ hơn quan chức cộng sản, kể cả họ hiểu hơn cả tôi về lịch sử, chính trị, trừ vấn đề kinh tế TQ ra.

Hãy nhớ rằng hiện nay VN đang đi tìm “đối tác chiến lược” để mong rằng tìm thế cân bằng với TQ thì có lẽ nó đã quá muộn cho VN rồi, đó là quốc gia này bị thiểu số lãnh đạo thân TQ đã phá hỏng nó, kể cả một số người thân TQ bây giờ họ cũng nhận ra và đi tìm kiếm “đối tác chiến lược” để cân bằng với TQ, một cụm từ họ hay nói trong quan hệ kinh tế thì bây giờ cũng đã quá muộn màng cho họ.

Bởi vì như tôi hay nhắc, đó là VN đã có quá nhiều cơ hội để khẳng định chủ quyền của họ, và được quốc tế ủng hộ có trước cả việc TQ ngạo mạn kéo cái giàn khoan Hải Dương-981 trước đây gây náo loạn Biển Đông (tên gọi của VN), và sau này vẫn thế. Đó là Hà Nội quá yếu đuối nhược tiểu. Bây giờ thì VN đang đơn độc tìm kiếm sự trợ giúp, kể cả mới đây ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Phó thủ tướng Việt Nam ông Phạm Bình Minh tiếp người đồng cấp của Nga Sergey Lavrov, và kêu gọi Nga tích cực giúp “gìn giữ hòa bình ổn định khu vực” và “tự do hàng hải”, tức là ám chỉ TQ,... và nó cũng đã muộn màng cho VN vì “chính sách đu dây” mà quốc tế mỉa mai dành cho VN.

Những việc mà VN kêu gọi các đại công ty khai thác dầu khí Mỹ, Âu châu, Ấn Độ vào thăm dò cũng như đầu tư thì họ cũng lặng lẽ rút đi do sự yếu hèn của VN quá nhu nhược và nhược tiểu là như thể quốc gia này chỉ mong có một điều là “kinh tế hóa Hổ là trên hết”.

Đối với chế độ CSVN thì tôi nhắc lại là họ cũng đừng mong rằng Mỹ sẽ can thiệp giúp đỡ VN, đó là Mỹ chưa bao giờ đi giúp cho một quốc gia có chính sách hai mặt đu dây không rõ ràng. Và cũng đừng mong kêu gọi các tập đoàn dầu lửa của Mỹ trở lại thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông, đó là bởi vì VN họ cần kiên quyết xác nhận chủ quyền của họ thì mới mong có được sự hậu thuẩn của quốc tế chứ không chỉ có Mỹ ở đây cả. Lý do chủ quyền của mình mà không dám lên tiếng phủ nhận thì làm sao mà quốc tế họ can thiệp vào để hậu thuẫn VN, kể cả Liên bang Nga cũng thế là họ cũng không thể can thiệp vào được nếu chế độ Hà Nội này hay có thành tích tuyên bố đồng thuận đàm phán song phương với TQ thì quốc tế họ cũng sẽ phải đứng ngoài và đôi khi bỏ luôn, vì họ cũng không rảnh việc để lo chuyện thiên hạ.

Thực tế Nga bây giờ không còn là Liên Xô nữa, hiện nay Nga đang đối mặt quá nhiều vấn đề trong nước và quốc tế, là suy thoái kinh tế Nga thực chất vẫn còn đè nặng lên người dân Nga, và bị Tây phương cấm vận thì Nga chỉ có cách trung lập hoặc ngầm ủng hộ TQ thay vì ủng hộ VN.

Trong kinh tế học và ngoại thương, như tôi hay nói việc VN-TQ quan hệ kinh tế thì VN mới là quốc gia đang có tư thế hơn TQ, đó là VN là quốc gia đang bị thâm hụt thương mại quá nhiều với TQ, tức là người nhà ở VN hay gọi là bị nhập siêu. Và việc VN có cách đứt quan hệ buôn bán với TQ thì nó càng tốt cho VN hơn, bởi vì với cái đà nhập siêu bao nhiêu năm của VN với TQ lên tới nhiều trăm tỷ USD thì nó là con số rất lớn mà chính nền kinh tế VN đang nuôi sống nhiều chục triệu lao động TQ chứ không phải là TQ nuôi sống VN.


Đối với VN, về dài thì hãy nhớ rằng nếu biết tận dụng khai thác kinh tế biển và vận chuyển toàn cầu dựa vào vận chuyển hàng hóa nhờ có địa thế chiến lược vùng biển hải hải cảng (cần đầu tư xây) thì nó sẽ đóng góp cho tới 50-60% của GDP, khi mà sau này trong đất liền đã quá chật chội là hết còn nghiệp vụ đầu tư.

Điều đó có nghĩa là vùng biển và hải đảo của VN họ cần quyết liệt bảo vệ bám lấy là đừng có hèn nhát. Đó bài học là Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia họ sẽ sẵn sàng đương đầu cho một sự xâm lẫn nào của TQ, đó là Hàn Quốc, Indonesia họ sẵn sàng nhả đạn hoặc bắt giữ tàu lạ của TQ, nhất là Indonesia họ cũng không ngần ngại đánh đắm tàu của TQ tràn qua lãnh hải của họ.

Mỹ họ chỉ yểm trợ những nước mạnh mẽ xác quyết chủ quyền chứ không ủng hộ những nước nhược tiểu, nhất là VN, mặc dầu người Mỹ vẫn đánh giá cao khả năng thiện chiến của quân đội VN, nhưng vì lý do nào đó thì họ rất khó hiểu là VN quá kém.

Hãy nhớ rằng đối với VN người Mỹ họ không coi trọng cái thương mại hay kinh tế của VN là gì cả nên đừng có suốt ngày TPP, hay CPTPP này kia nữa.

Thậm chí là cả EU, vì hiện nay ông Tổng Trọng qua Pháp quốc có lẽ cũng đòi làm đối tác chiến lược, và có thể nhờ vả Pháp nói với Đức sớm ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và cũng lại là kinh tế thay vì bàn đến chính trị, nhân quyền, tự do báo chí, công đoàn rồi hãy nói tới kinh tế, vì Âu châu là cái nôi của dân chủ chứ chẳng phải Mỹ. Đức họ cũng chẳng cần đến kinh tế đối với VN đâu, trừ khi ông Trọng cần hạ giọng xuống với người Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh kia. Vì Đức họ không thích VN vào cái EVFTA thì họ không ký thì 27 nước EU kia cũng bó tay thôi, nên đừng có mất thời giờ đi đâu cũng bàn đến kinh tế, nhưng trong đầu thì chẳng có bộ não chiến lược phát triển kinh tế là gì cả.

Tôi không hiểu làm sao cái đất nước này họ mê làm kinh tế đến thế nhỉ, kể cả cái ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam này cũng có bằng Tiến sĩ Kinh tế, và đang gây tức giận cho người dân họ và cả quốc tế ngạc nhiên bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” được duyệt chiếu thoải mái tại Việt Nam thì quả là chuyện lạ bởi quốc gia này nổi tiếng là kiểm duyệt mà để lọt hay cố ý để lọt thì quả là hết biết.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

TRỞ LẠI TIẾP VỀ HỒ SƠ VŨ VĂN TIỀN - CHỦ TỊCH GELEXIMCO

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018


Trong hồ sơ bài báo: “Ông Vũ Văn Tiền tha thiết dẫn hàng tỷ USD vốn Trung Quốc đầu tư nhiệt điện”: http://vneconomy.vn/ong-vu-van-tien-tha-thiet-dan-hang-ty-usd-von-trung-quoc-dau-tu-nhiet-dien-20180326180346935.htm

Đầu tiên trong bài học đầu tư vỡ lòng trong kinh tế mà người ta phải thuộc lòng nhớ nó, đó là bất kể các dự án đầu tư nào đã không còn được sự tin cậy của người dân nước họ nữa rồi thì đừng có cố mà duy ý chí rước dự án đầu tư đó vào đất nước mình để mà sau này chuốc họa oan là trả giá đắt. Đó là tôi hay lặp đi lặp lại câu nói “trong thẩm định rủi ro đầu tư, nếu mà công chúng và người dân họ đã mất niềm tin vào các dự án tàn phá nền kinh tế của VN do TQ gây ra thì đừng nên nghĩ đến các đối tác của TQ nữa, vì bề nào đó cũng là phí tổn và chi phí phải trả của người dân, nếu người dân hay hành khách họ cực đoan quá mà tẩy chay không bay tới cái sân bay Long Thành kia thì cả đất nước vỡ nợ và mất chủ quyền là chỉ còn trao cái thong lọng biển đảo, tài nguyên đất đai trả nợ cho TQ. Đó là bài học rất sơ đẳng mà quan chức VN có lẽ họ không biết hoặc cố ý không hiểu.”.

Tôi thì nghi ngờ tài sản và dự án đầu tư của Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền này không đáng giá một xu lẻ, có thể dự án đầu tư của Vũ Văn Tiền này đang vay nợ ngân hàng rất cao nên giá trị công ty không còn nữa nên mới hay liều lĩnh đề xuất rước các dự án đầu tư rẻ dễ sinh lời, và kém hiệu quả của TQ vào VN, vì họ cũng chẳng cần bảo vệ thương hiệu công ty Geleximco là họ không cần sợ người dân tẩy chay sản phẩm công ty Geleximco này, vì nó có thể không còn giá trị nào cả.

Đó là tôi giải thích dễ hiểu là ở VN hiện nay sau mấy chục năm rước các dự án đầu tư kinh tế trụ cột ở VN nên đến cả trăm tỷ USD đều do công ty TQ trúng thầu chi phối tới hơn 90% các dự án lớn đầu tư ở xứ này thì hậu quả nó cũng đang gây ra là hơn 90% dự án đầu tư mà TQ trúng thầu tại VN đều kém hiệu quả mà còn gây ra sự ngập nợ cho VN. Đó là tâm lý rất cao và rất rủi ro cho người dân VN sau này phải gánh thêm thuế chồng thêm thuế cao hơn nữa vì thích lệ thuộc TQ. Thậm chí là bây giờ nhiều dự án đầu tư của TQ ở VN có lẽ đã quá cũ không đáp ứng được tiêu chuẩn nào cả mà người ta cần tính đến dừng hẳn hoặc phải đập bỏ rất tốn kém tiền bạc này, và càng đưa vào khai thác thì càng bị thua lỗ nặng nề vì công nghệ và thiết bị phế thải mà TQ tuồn qua VN khi họ không còn cần đến nó nữa.

Cái rủi ro nữa mà một số kẻ đui mù cố ý không biết, đó là rủi ro chính trị lẫn kinh tế của TQ đang chi phối tại VN và dễ gây ra sự đổ bể cho tất cả các dự án đầu tư kinh tế lớn ở VN rước từ TQ từ rủi ro hố nợ mà TQ giăng bẫy VN cho đến họ chi phối luôn cả dự án xây cất và điều phối dự án đó, thí dụ như dự án xây cất nhà máy than thép, nhiệt điện,…. Rủi ro dễ thấy nhất là trong động thái bất ngờ là VN ngưng dự án Repsol ở Biển Đông mà giới phân tích nói thẳng là do áp lực TQ nó hoàn toàn đúng cả, chỉ có ĐCSVN là im lặng, cũng như các dự án khác mà người ta nghi ngờ Trung Quốc đang áp lực với VN để phá dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil tại VN, rồi mới đây Bắc Kinh chỉ thị  Bộ Nông nghiệp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hay Ministry of Agriculture of the People's Republic of China, gọi tắt là là Ministry of Agriculture (MOA), Bộ Nông nghiệp, họ liều lĩnh ra thông báo thông báo về quy định cấm đánh bắt cá trên biển có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/5/2018, nó bao chum chống lấn rất sâu một số vùng biển Đông của Việt Nam. Cụ thể  hôm 8/2/2018- MOA đã ra thông báo lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8/2018, rồi TQ tuyên bố rầm rộ tập trận ở Biển Đông, và TQ đang gây ra quá nhiều áp lực ngạo mạn ngang ngược đối với chủ quyền của VN như việc cấm đánh bắt cả, cấm khai thác thăm dò dầu đối với VN, và vế bên kia thì họ cho ngư dân của TQ ồ ạt ngang nhiên xua thuyền tàu cá đi đánh bắt cá, và ngang nhiên hóng hách cho mình là kẻ bá quyền là chỉ có TQ mới có quyền được khai thác và thăm dò dầu khí ở biển Đông với đường lưỡi bò 9 đoạn đứt liền liếm sâu tận vào lãnh hải biển đảo của VN đến mức lính biên phòng hải quân của VN có thể nã đạn cối từ bờ biến bắn tơi tàu và giàn khoan của TQ,….

Qua ngần ấy rủi ro đó thôi thì tôi không hiểu ở VN đang có kẻ là Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền dám thách thức cả hàng triệu người dân họ thì quả là chuyện lạ và liều mạng là dự án đó không cần thông qua quốc hội và quốc dân.

Hãy nhớ rằng cho dù các dự án đầu tư mà ông Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền này rước TQ vào được thực hiện và thì hành thì khi rủi ro xẩy ra thì TQ dùng áp lực ngừng tài trợ vốn và ngừng xây cất thì VN chết tươi ngay lập tức, hoặc các dự án đó buộc phải đình chỉ và tất nhiên một không gian đất đai tài nguyên đầu tư đó bị đóng băng, và người ta hoặc cần phải phá bỏ nó chứ không thể để lãng phí mấy một dải đất rộng lớn bỏ hoang để trông chờ TQ quay lại đầu tư. Đó là rất nguy hiểm.

Chuyện khá chuyên môn nữa hiện nay nền kinh tế TQ đã thoái trào là hết còn được mức tăng trưởng hung hãn trong 30-năm qua là trên 9-10% nữa. Vì trước đây TQ có đà tăng trưởng mạnh như vậy là họ đầu tư xây cất dư thừa vào hạ tầng để tạo tối đa việc làm cho số dân quá đông đảo bất chấp núi nợ tăng cao và ô nhiễm môi trường, và tất nhiên khi đầu như vậy nó sẽ kéo theo các lĩnh vực cần cho xây dựng là sắt thép, than đá, nhiệt điện,….để đáp ứng cho hạ tầng của họ thì nay lĩnh vực này đã quá dư thừa và chật chội nên TQ hết còn nghiệp vụ đầu tư làm tăng GDP vào lĩnh vực này nữa, và họ vẽ ra Sáng kiến "One Belt, One Road" (OBOR) Một Vành đai, Một Đường" (OBOR) để tuồn đầu tư ra ngoài để xuất khẩu hàng hóa dư thừa kém phẩm chất nhằm tạo việc làm cũng như giữ đà tăng trưởng phải trên 6,5%, nếu dưới 4% là đất nước TQ bị loạn.

Hiện nay ít ai biết  rằng sau nhiều năm chạy đua tăng trưởng và sản xuất dư thừa thép (TQ thường xuyên sản xuất thép chiếm gần 50% của tổng sản lượng thép thô của thế giới). Điều đó TQ đầu tư rất tốn kém cho lĩnh vực nhà máy nhiệt điện rẻ tiền để đáp ứng cho tao hao điện năng quá nhiều do nhà máy thép gây lên thì hiện nay Bắc Kinh đã cấm là không cấp phép thêm nào cho bất cứ các dự án đầu tư than thép, và nhiệt điện vì nó đang gây ra ô nhiễm môi trường quá khủng khiếp cho người dân TQ. Hãy nhớ rằng  TQ là quốc gia thải khí cácbon lớn nhất thế giới, và cũng là nước tạo ra bùng nổ của các dự án điện than ở nước họ và các nước chậm tiến đang phát triển trong đó VN là quốc gia nhận sự đầu tư về nhiệt điện của TQ là dẫn đầu.

Cũng nói về TQ thì hiện nay Bắc Kinh đưa ra mục tiêu từ đây cho tới năm 2040 là họ sẽ thay thế và chấm dứt dần về các nhà máy nhiệt điện, vì nó gây tốn kém quá nhiều cho Bắc Kinh gánh lấy như hậu quả ô nhiễm không khí, khiến cho tỷ lệ dân cư của TQ giảm tuổi thọ, chi phí bảo hiểm ra tăng, cộng với việc người có thu nhập cao, và những người tinh hoa nhất của TQ bỏ xứ đi ra nước ngoài định cư vì không thể sống nổi với cảnh ô nhiễm khói bụi từ nhà máy nhiệt điện chạy than này gây ra.

Đó là chỉ tiêu của Bắc Kinh đề ra và hiện nay họ đang giảm dần sản xuất thép và than đá, cũng như giảm dần đầu tư vào nhà máy nhiệt điện và đã cho tháo gỡ nhiều nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm và thay thế từ từ bằng điện mặt trời, gió, và nguyên liệu sạch, điều đó TQ sẽ âm thầm xuất khẩu các nhà máy nhiệt điện cổ lỗ sĩ lạc hậu sang các nước kém phát triển có thể chế độc tài ngu dốt thân TQ, và chiêu dụ bằng yểm trợ vốn cho vay (thực chất là bẫy nợ, để khi mắc nợ rồi thì buộc phải theo họ). TQ thay vì phá hủy các nhà máy nhiệt điện hay thiết bị công nghệ đó đi thì họ lại dùng thủ thuật xuất khẩu qua các nước khác và ném vài đồng vốn cho những nước nhược tiểu đó thì tính toán của TQ là cực kỳ lời lãi to mà còn xuất khẩu được rác thải độc hại đầy tốn kém thay vì họ tiêu hủy ở nước họ.

Tôi nhắc lại chuyện bi hài kịch ở bài báo này, là trích một đoạn: “liên danh Geleximco - Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc) có văn bản đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho đầu tư 5 dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1, Quỳnh Lập 2, Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2 và Hải Phòng 3. Hình thức đầu tư theo PPP, trong đó liên danh đầu tư góp 75%-80% vốn.”. Đó là đoạn trích vĩ cuồng với đề xuất xây 5-dự án nhiệt điện (có lẽ tính trên con số “tỷ đô”). Và đầu tư cái gì thì đều do người tiêu dùng phải gánh trả, kể cả không may cái nhà máy nhiệt điện do TQ đầu tư hay bị cháy nổ ở VN thì người tiêu dùng cũng phải gánh trả chứ cái Geleximco này và nhà nước VN lấy đâu ra tiền trả.

Chuyện thứ nữa là những tập đoàn Hồng Kông, TQ này dựa vào sự yểm trợ của dựa vào vốn vay 4 ngân hàng quốc doanh của TQ, nó chủ yếu mang màu sắc chính trị trong quá khứ mà nhiều nước đã cấm những ngân hàng này tham gia các dự án đầu tư tài trợ vốn, như Indonesia gần đây đã cấm các hoạt động ngân hàng quốc doanh TQ tài trợ dự án đầu tư tại Indonesia vì việc TQ gia tăng nhận vơ chủ quyền của Indonesia. Vì nó rất rủi ro về chính trị. Bởi lẽ 4 ngân hàng TQ tham gia đầu tư góp vốn cho vay này, nó bao gồm Ngân hàng Công Thương TQ, tiếng Anh là Industrial & Commercial Bank of China Ltd – ICBC, Ngân hàng Xây dựng TQ (China Construction Bank Corp - CCB), Bank of China, và cái ngân hàng mang cái bóng “Exim Bank” của TQ nó đang góp vốn cho dự án đầu tư trì trệ đường sắt Cát Linh - Hà Đông thì quả là chuyện lạ đời. Chuyện quái đản hơn nữa là 4 ngân hàng này cũng đang góp vốn cho vay ở xứ Venezuela và dẫn tới quốc gia này bị chìm ngập trong hố nợ ngoài dự kiến mà Bắc Kinh không lường trước được, vì nó đến quá nhanh khiến cho Venezuela suy thoái thì Bắc Kinh cũng mất uy tín và có khi là mất nợ và mất luôn các dự án đầu tư ở xứ Venezuela vì dân quân ly khai và người dân Venezuela tấn công nhắm vào người TQ khiến cho hiện nay dân TQ tại Venezuela phải chạy nạn sang nước láng giềng để chờ cơ hội yên bình quay trở lại tiếp tục công việc.

(*) Hãy  thận trọng là cả 4 ngân hàng quốc doanh này của TQ đều trước đây và bây giờ cũng thế là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu độc hại, vì nó được yểm trợ của Bắc Kinh đi tung vốn đầu tư để siết cổ các nước bằng thủ thuật “hố nợ lệ thuộc”, nên lãnh đạo ngân hàng đó thì được miễn trách nhiệm và vô can, vì dù tạo ra nợ xấu mất vốn nhưng Bắc Kinh vẫn lời lớn khi móc được cái thòng lọng hố nợ vào một số quốc gia có lãnh đạo nhu nhược và TQ tha hồ chiếm đoạt tài nguyên và khai thác khoáng sản của quốc gia chuốc nợ đó.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

ĐẾN NĂM 2030 : VIỆT NAM HOÀN THÀNH MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018


Trong hồ sơ kinh tế ‘Đến năm 2030: Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”: http://cafef.vn/den-nam-2030-viet-nam-hoan-thanh-muc-tieu-cnh-hdh-20180324104934245.chn  

Đó chuyện khá buồn cười là người ta ít chú ý, vì nó quá đơn giản và dễ thấy nên người ta hay bỏ qua, nhưng đối với các nhà phân tích kinh tế và chính trị quốc tế thì họ lại khoanh vùng và chú ý nó, bởi vì nó rất quan trọng.

Cụ thể tôi xin trích những khẩu hiệu “chủ trương của bộ chính trị” rất quan trọng và nghiêm trọng mà nó đã diễn ra bao nhiêu năm nay rồi.  Đó là ‘chủ trương lớn của đảng và nhà nước”, tức là cái chủ trương đó do “Bộ Chính trị quyết định và hoạch định chính sách kinh tế và bắt toàn dân phải đi theo”.

Thí dụ tôi lấy một trong nguyên văn của bài báo này, xin trích không thiếu một từ ngữ nào: “Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 23),…”.

Tuy nhiên đi vào chuyên môn thì ta kiểm phẩm lại quá khứ như các dự án đầu tư kinh tế lớn nó do chủ trương lớn của đảng và nhà nước, đó là Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Lâm Đồng bị vỡ kế hoạch là thua lỗ quá lớn mà còn hủy hoại văn hóa bản sắc Tây Nguyên, Lâm Đồng và có nguy cơ quả bom bẩn đó treo trên đầu nhiều chục triệu người dân là nó có thể vỡ bất cứ lúc nào, đó cũng la chủ trương lớn của Bộ Chính trị.

Thậm chí là hầu hết các vụ án kinh tế đang diễn ra hiện nay thì nguyên nhân nó gây ra thì vẫn là chủ trương lớn của Bộ Chính trị, là của đảng chỉ thị. Chuyện khó tin nữa là mười mấy nhân vật cao cấp của Bộ Chính trị đó lại là những người không có hiểu gì về kinh tế và đầu tư cả, nhưng họ lại có thẩm quyền ra quyết định mọi thứ và chẳng bao giờ họ chịu trách nhiệm việc làm của họ cả.

Trong cái Bộ Chính trị của VN hay đưa ra chủ trương lớn về vấn đề kinh tế thì tôi đề cập những nhân vật cáo cấp quyết định mọi thứ nhưng chưa bao giờ ra ngoài xã hội hay nước ngoài làm việc để kiếm ra một xu lẻ nào cho bản thân để có kinh nghiệm về kinh tế. Đó là những lão làng dẫn đầu là Nguyễn Phú Trọng, Tòng Thị Phóng, Võ Văn Thưởng, rồi mới đây những nhân vật đang lên là Phạm Minh Chính, Trần Quốc Vượng,…đó là họ ra các quyết định chủ trương lớn đó, và hay gây ra hậu quả sai lầm trong đầu tư gây thua lỗ cho quốc gia thì đổ lên đầu người khác, như Đinh La Thăng đi khai là do chủ trương gì đó, rồi mấy vụ lùm xùm ở Bộ Thông tin và Truyền Thông thì người ta cũng phản pháo đó là do “chủ trương”.

Mấy kẻ đưa ra chủ trương thì vô can, và kẻ cấp dưới thì chịu đòn thay. Đó là chuyện lạ. Thậm chí việc “Tăng thuế xăng dầu, do chi tiêu bất hợp lý chứ không hẳn vì bảo vệ môi trường”, và nhiều sự phẫn nộ của người dân và chuyên gia kinh tế xứ này phản đối thì người ta đổ lỗi cho Bộ Chính trị quyết.

Xin trích một đoạn mà tay chân của Bộ Tài chính này đá trái bóng sang Bộ Chính trị: “ ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đề xuất tăng thuế nói trên nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết của Bộ Chính trị về giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo an toàn nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững, trong đó có giải pháp là cơ cấu lại nguồn thu NSNN.”. Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tang-thue-xang-dau-vi-bao-ve-moi-truong-hay-do-chi-tieu-khong-hop-ly-20180227130228831.htm

Đấy là chuyện hài hước mà nhiều chuyên gia phân tích nước ngoài họ lấy làm ngạc nhiên mà có lẻ đã đến lúc người dân VN cần đưa mười mấy nhân vật ở cái Bộ Chính trị đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, là không thể đứng trên luật pháp được, là không thể miễn nhiễm được luật pháp được. Cần phải nói là Bộ Chính trị đó là ai, cơ quan nào, ai chịu trách nhiệm, chứ Bộ Chính là vô hình thù thì rất đáng ngại là người ta cứ viện dẫn vào đó lạm dung là “nghị quyết của Bộ chính trị, và chủ trương,….”, và khi gây ra hậu quả thì không tìm ra được ai là người đưa ra chủ trương đó.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

TRUNG QUỐC ÉP VIỆT NAM TỪ BỎ MỎ " CÁ RỒNG ĐỎ " Ở BIỂN ĐÔNG

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018


Những triệu chứng đáng ngại ở VN khi mới đây Bộ Nông nghiệp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hay Ministry of Agriculture of the People's Republic of China, gọi tắt là là Ministry of Agriculture (MOA), Bộ Nông nghiệp, họ ra thông báo thông báo về quy định cấm đánh bắt cá trên biển có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/5/2018, nó bao chum chống lấn rất sâu một số vùng biển Đông của Việt Nam. Cụ thể  hôm 8/2/2018- MOA đã ra thông báo lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8/2018. Hay mới đây TQ tuyên bố rầm rộ tập trận ở Biển Đông, rồi cũng không hiểu sao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) có vẻ bị áp lực ai đó mà người ta suy đoán phải từ bỏ một dự án “Cá Rồng Đỏ” ở Biển Đông của VN, và rất trùng hợp là ở nhà tại VN xẩy ra nhiều sự cố nào là lôi Đinh La Thăng ra xét xử, rồi lật lại hồ sơ các đại án ngân hàng, rồi dồn dập bắt các cấp phó thống đốc ngân hàng,…và rất nhiều thứ rất đáng ngại như thể người ta đang lo cái chuyện đâu đâu không.

Đó là cái ông gì đó năm nay 74 tuổi nổi tiếng thuần phục Tàu là còn khen “trà VN không bằng trà TQ,…” thì có triệu chứng gia tăng đốt củi lò mà lẽ ra ngay từ thời ông này làm trưởng ban chống tham nhũng đã mấy năm rồi mà không phát hiện thì quả là chuyện lạ khó tin nhỉ. Thậm chí là sau khi ông khen trà TQ ngon hơn trà VN và bắn đại bác tại Hà Nội tiếp đãi họ Tập sau APEC ở Đà Nẵng thì cái dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh do VN mời ExxonMobil (NYSE: XOM) nó cũng bị trì hoãn và tạm dừng,….đó là điều rất khó hiểu, vì hiện dự báo giá dầu thô đang tăng, và VN được dự báo đã sắp cạn kiện về các giếng dầu, nếu không gia tăng thăm dò đầu tư khai thác thì nền kinh tế VN sau này rất tốn kém về tiền bạc để đi nhập dầu thô của thiên hạ thì quả là chuyện lạ.

KHI THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU QUỐC TẾ LÀ NẠN NHÂN CỦA FED VÀ CHỦ NGHĨA BẢO HỘ THƯƠNG MẠI GIA TĂNG

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018


Về hồ sơ thị trường cổ phiếu một số nước sẽ sụt giá mạnh thì có nhiều người ham mơ tưởng giá chứng khoán sẽ lập đỉnh thì họ sẽ trả giá đắt khi đeo bám giá ở đỉnh cao mà lãnh đòn sụt giá về thị trường Gấu thì coi như kiếm tiền lại từ đầu 1 hay 2 năm, hoặc đôi khi cũng sẽ không còn cơ hội kiếm tiền đầu tư chứng khoán nữa nếu đi vay tiền ngân hàng chơi stock như vay Margin. Nếu dại dột chơi trò vay ký quỹ thì khả năng làm gia tăng thua lỗ nếu lãi suất ngân hàng tăng lên, và giá cổ phiếu giảm mạnh thì nhân đôi sự thua lỗ, đó là bởi vì bạn vẫn phải hoàn trả quá cao khi dùng đòn bẩy tài chính tiền vay cộng với lãi suất cao, cộng với giá cổ phiếu giảm mạnh,…

Đó là bởi vì tôi đã cảnh báo lịch họp của các ngân hàng trung ương các nước tháng trước và nhắc rằng Federal Reserve System (FED, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất đồng USD, gọi là nguyên lãi suất lãi suất Fed Funds Rate từ mức 1,5% lêm mức 1,75%, tức là sẽ tăng 0,25% trong cuộc họp diễn ra ngày ngày 20-21 của tháng 3 năm 2018. Và hãy nhớ rằng chỉ vài giờ sau FED tăng lãi suất thì các ngân hàng thương mại lớn nhất của Mỹ như JPMorgan Chase & Co. (NYSE: JPM), Bank of America Corp (NYSE: BAC);  Wells Fargo & Co (NYSE: WFC), Citigroup (NYSE:C), U.S. Bancorp (NYSE: USB) ngay lập tức đã rằng lãi suất cơ bản từ mức 4,5% lên 4,75% (tăng 0,25%),… thì chi phí tài chính sẽ gia tăng, đã thế người ta còn chơi trò là quốc gia nào cũng muốn xây cái hàng rào thuế quan thật cao để ngăn chặn hàng hóa các nước quá rẻ, sản xuất dư thừa tràn vào thì người ta cần phải đảo ngay danh mục đầu tư mà co cẳng bỏ chạy trước, và đừng ham hố giá chứng khoán sẽ tăng mãi. Vì ta chuyển qua hình thức đầu tư vào tài chính, trái phiếu thì vẫn có lời và an toàn để tránh bão khi cho bão nó giật sập hết thì đó là cơ hội đầu tư kiếm lời cao, vì ta đầu tư vào thị trương con Gấu đi sang lãnh thổ con Bò là điều mà chu kỳ phục hồi ai cũng biết cả, nhưng quan trọng là nó phục hồi giai đoạn, chu kỳ kinh tế và kinh doanh thì mới khó nhất trong đầu tư.

 Với TQ, tôi hay cảnh báo là cái People's Bank of China (PBOC) là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, là họ có thể tăng lãi suất bất kể ngày đêm mà chẳng cần thông báo cho ai. Đó là PBOC dù vẫn giữ lãi suất cơ bản chuẩn, là lãi suất chính ở Trung Quốc họ vẫn duy trì từ tháng 10/2015 cho tới bây giờ là vẫn ở mức 4,35%, nhưng PBOC đã bất ngờ nâng lãi suất hoạt động thị trường mở tăng thêm 5 điểm cơ bản (mua lại trái phiếu 7 ngày, hay lãi suất đối với các hợp đồng mua lại đảo ngược reverse repo) là tăng lên 2,55% từ mức 2,50% thì quả nhiên nó sẽ cũng gây khó cho VN, đó là cái thị trường cổ phiếu của VN mới ẩn chưa nhiều rủi ro vì tăng điểm quá cao.

Hiện nay khi nói về trái phiếu kỳ hạn 10-năm của các chính phủ hay các khối kinh tế thì chỉ còn duy trái phiếu kỳ hạn 10-năm khu vực đồng EUR phát hành thì lợi suất trái phiếu niêm yết bằng đồng EUR là còn ở giá cước âm tiêu cực.  Hãy nhớ rằng hiện nay tại khu vực đồng EUR thì mức giá cước lãi suất tinh vi của họ là EONIA và EURIBOR (chủ yếu niêm yết bằng đồng EUR) rất chuyên môn và khó hiểu này nó vẫn ở mức âm tiêu cực. Trong khi lãi suất liên ngân hàng LIBOR mà ta hiểu “LIBOR đóng vai trò là một tham chiếu và tỷ lệ chuẩn” tính cho đồng EUR ở 7 kỳ hạn như qua đêm, 1-tuần, 1,2,3-tháng và 6-12 tháng đều âm tiêu cực.

Mức giá cước đó tính cho đồng franc Thụy Sỹ (CHF) cũng 7-kỳ hạn đó vẫn ở số âm tiêu cực. Yên Nhật (JPY) thì có hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng đã ra khỏi số dương. Tất nhiên lãi suất bằng đồng USD của Mỹ qua nghiệp vụ LIBOR này nó đã tăng vài điểm phần trăm, đồng GBP của UK cũng thế là nó tăng giá cước cho tất các kỳ hạn.

Tuy nhiên tôi nhắc lại là lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10-năm của Thụy Sĩ, Thụy Điển trước đây nó kẹt ở số âm, nhất là Thụy sĩ thì nay nó đã ra khỏi số âm lâu rồi và đối với Thụy Sĩ thì mức giá cước đó nó đang quy lại số âm là 0%, tức là trong tháng qua nó lại quy đầu giảm tới -6 điểm phần trăm (tích cực) bám sát trở lại số âm.

Đối với trận chiến thương mại đang gia tăng thì nếu căng thẳng kéo dài hì tất các khối kinh tế lớn dẫn đầu là Mỹ, EU, TQ,… thì nước này cũng bị thiệt hại cả, tuy nhiên Mỹ bị tổn hại sẽ thấp hơn. Nếu Mỹ-TQ gia tăng đáp trả ăn miếng trả miếng thì tôi lấy cái neo chuẩn ví dụ 10 thì Mỹ chỉ bị thiệt hại 4, trong khi TQ sẽ bị thiệt hại 6. Nếu cả EU nhảy vô trả đũa nhau thì trong năm 2017 thì thương mại toàn cầu ước đoán đạt khoảng 34,1 ngàn tỷ $. Tức là tăng 10,6%. Trong ngoại thương năm 2017, tất nhiên con số này nó sẽ khó đạt được, và có thể làm giảm tăng trưởng GDP của nhiều nước.

Tôi nhắc lại là Mỹ hiện nay đang thâm hụt thương mại 572 tỷ USD với các nước Châu Á với số dân gần 4,5 tỷ người, mà dẫn đầu là TQ khi Mỹ đang bị thâm hụt với quốc gia đông dân nhất đại cầu này năm 2017 vừa qua lên tới 375,3 tỷ USD, thứ 2 là Nhật 69 tỷ $, và xếp thứ 3 đó là quốc gia hi hữu nhất có nền kinh tế nhỏ bé nhất là VN, khi trong năm 2017 vừa qua Mỹ bị thâm hụt thương mại với VN tới con số đáng báo động là 38,4 tỷ USD, đó là ngay cả Hàn Quốc mà hiện nay ông Tổng thống Donald Trump đe dọa đánh thuế với Hàn Quốc khi mà Mỹ họ chỉ bị thâm hụt thương mại với có 23 tỷ USD trong năm 2017 vừa rồi thôi.

Ôi thôi, tôi thì không phân tích nhiều nữa về thị trường cổ phiếu VN, và đã hay nói nhiều rồi, tuy nhiên tôi cảnh báo nếu như Mỹ dọa hay gia tăng áp thuế 38,4 tỷ USD mà VN đạt thặng dư thương mại (người nhà ở VN hay gọi là đạt xuất siêu), tức là Mỹ bị thâm hụt thương mại với VN thì tôi lấy làm bi quan là cả cái nền kinh tế cũng như thị trường tài chính lẫn cái thị trường cổ phiếu của VN sẽ chứng kiến nhiều điều tồi tệ của môt thị trường con Gấu sẽ phải nuôi nó mấy năm.

Sau cùng tôi cảnh báo là hiện nay một số giá cổ phiếu chuyên về sắt thép của TQ đã sụt giá tan tành, ngay cả Tập đoàn Sắt thép An Dương, hay Angang Group được thành lập vào năm 1958, có rất nhiều kinh nghiệm và bán thép rất mạnh nếu tính trong 1 tháng qua thì giảm tới -24%, trong khi đối với cái mã cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát của VN thì vô tư bơm bong bóng là cũng 1 tháng qua chỉ giảm có -0,65%, nhưng tính 1-năm qua thì tăng tới +129%, và tính từ ngày niêm yết thì tăng tới 476% giá trị. Một số tập đoàn thép của TQ thì hiện nay hoặc nhiều công ty phá sản và đóng cửa, còn nhiều công ty khác vẫn bị chết kẹt ở thị trường con Gấu là giá của nó so với cái đỉnh cao gần nhất của nó là bình quân giảm trên 27%, còn nếu so với đỉnh của tuần thứ 2 trong tháng 6/2015 thì cái vực sâu sẽ mất nhiều năm mới láy lại được giá trị.

Dow Jones hôm qua sụt giá kinh hoàng, nhưng nó chỉ giảm có -2,93% thôi, tức là giảm -724,42%, đó là còn nhẹ nếu tính theo mức giảm tỷ lệ phần trăm, chẳng hạn Chỉ số Nikkei 225 theo dõi hiệu suất 225 công ty hàng đầu của Nhật có lúc đang tới -4,76%, tức là hơn 1.023 điểm. Các thị trường chứng khoán ở Hồng Kông, Thượng Hải thì đang sụt giá kinh hoàng là có lúc giảm bình quân 3-4% giá trị,….Còn tại Âu châu thì toàn bộ các thị trường cổ phiếu từ London, cho tới Paris, Frankfurt  sụt giá cũng khá nặng nề,….

Trong đầu tư chứng khoán, bất chấp nền kinh tế tăng trưởng tốt, nhưng giá chứng khoán vẫn sẽ sụt giá khi tâm lý nhà đầu tư nhìn vào biểu đồ điểm giá tăng quá mạnh thì họ hay bán chốt lời, như chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm mạnh dù rằng nền kinh tế Nhật đang có đà tăng trường mạnh nhất chưa từng thấy của mười mấy mấy năm qua. Bởi vì chỉ số Nikkei 225 của Nhật nếu tính từ năm 2012-2017 thì chỉ số Nikkei 225 này đã có màn trình diễn khá ấn tượng khi nó tăng 115% giá trị, tất nhiên người ta cần phải đảo danh mục là hợp lý đối với thị trường chứng khoán của những nước giảm phát, lãi suất âm tiêu cực này, vì tăng giá như vậy thì lời gấp mấy chục lần đầu tư vào trái phiếu niêm yết bằng đồng JPY có lợi suất trái phiếu quá thấp, đôi khi còn âm tiêu cực,….Đó là chuyện đầu tư.