Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP), KHÚC XƯƠNG KHÓ NUỐT CHO VN

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018


Về lý thuyết thì ai cũng dễ bị tuyên truyền sai là VN sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi ở VN chuyên gia phân tích kinh tế của xứ này lạc quan tếu là VN sẽ đóng vai trò chính của CPTPP. Nếu nhìn vào thì quả nhiên là VN sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất thì ai cũng cho là như vậy thì họ nói đúng chứ không sai.

Hãy nhớ rằng trong 11 đối tác CPTPP thì có rất nhiều nước sẽ làm cho các mặt hàng dệt may, nông sản, thủy sản, sữa,… của VN sẽ gặp khốn đốn và daonh nghiệp của VN họ sẽ hết còn được bảo hộ làm mưa làm gió độc quyền sản phẩm nữa khi vào CPTPP. Nhưng đó là tốt cho người tiêu đùng VN sẽ được hưởng lợi từ các mặt hàng tiêu dùng mà xưa nay họ phải trả giá đắt để mua nó như sữa chẳng hạn.

Trong nhóm CPTPP này thì cần chú ý đối thủ của VN là của New Zealand, quốc gia này nổi tiếng sản xuất nông nghiệp hiệu quả rất cao. Đó là sản phẩm chủ lực là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ sữa, rồi thấp hơn là trái cây, thịt cá,..

Đối với xứ Peru dù nổi tiếng sản xuất và xuất khẩu đồn, vàng, nhưng hãy nhớ rằng năng lực của Peru rất mạnh về nông nghiệp, hóa chất và hàng dệt may, là đối thủ của VN về lĩnh vực đó.

Trong khi ông khổng lồ Canada lẽ ra không tham gia CPTPP nhưng bị ông Tổng thống Trump ép người quá đáng thì Canada tham gia CPTPP. Canada cũng rất nổi tiếng về sản xuất và xuất khẩu thịt bò và sữa. Nhưng hãy thận trọng là Canada sẽ là đối thủ toàn diện về cạnh tranh nông nghiệp cho tới thủy sản đánh bắt cá tôm của VN, cũng như về xuất gỗ, kể cả cao su,… Canada là cường quốc sản xuất và xuất khẩu ròng lương thực to lớn nhất thế giới cùng với Mỹ, dù rằng về lĩnh vực nông nghiệp chỉ đóng góp khoản 2% GDP thôi. Hầu hết thế mạnh của Canada đều có năng lực cạnh tranh bao trùm tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản cá tôm của VN, họ sản xuất và xuất khẩu rất lớn, và tôi e rằng nông dân và người nuôi trồng thủy sản của VN sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với họ. Kể cả nước Úc cũng rất mạnh về nông nghiệp chăn nuôi,….

Riêng cái xứ Chile  thì có vẻ không đe dọa VN mấy, vì họ là nhà sản xuất và xuất khẩu đồng lớn nhất thế giới, nhưng họ sẽ đe dọa VN về vấn đề hóa chất và kim loại sắt thép,..Tiểu quốc Brunei thì gia nhập CPTPP để góp vui thôi, vì họ chẳng có cạnh tranh với ai ở lĩnh vực nào cả.

Với Singapore, Malaysia thì ai cũng rõ họ rồi nên ta không đề cập, nhưng tôi lại nói rõ là có lẽ VN đang bị dưới cơ họ là hay bị nhập siêu hàng hóa của họ, tức là bị thâm hụt thương mại vì cạnh tranh không nổi với các mặt tầm trung và tầm cao với họ. Nhật Bản thì miễn bàn, nhưng đừng nghĩ là Nhật Bản dễ nuốt trôi, bởi năng lực xuất khẩu của Nhật xưa nay chỉ đứng sau nước Đức mà thôi.

Nói chung ta chỉ nói vài ý tóm tắt thôi, có lẽ về các nước CPTPP sẽ nhập khẩu những gì có lẽ người tiêu dùng VN sẽ phải biết, vì hàng ngày mình bán cho ai, và chủ đề này có lẽ hôm nào tôi ghé lại nói rõ là các nước đó sẽ ưa chuộng nhập khẩu món hàng gì từ nhà sản xuất VN. Vì thực tế chuyện này người nhà VN hãy nói nhiều rồi nên tôi tạm không nói ra.

Sau cùng tôi nhắc lại là đừng nghĩ là cái gì VN cũng mạnh như thể thế giới này chỉ có VN là có sữa, gạo, cá tôm, đó là sai lầm rất nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tôi thì e rằng ngành sản xuất con bò sữa hái ra vàng như Vinamilk sẽ thoái trào hoặc muốn tồn tại phải liên doanh hợp tác với một vài nước mà tôi đề cập, nhất là New Zealand để mà chia thị phần. Có lẽ sữa VN sẽ không có cửa chen chân vào New Zealand được.

Kết luận của tôi thực chất là VN vào  CPTPP để ngóng chờ Mỹ quay lại TPP, vì dù sao chỉ riêng thị trường xuất khẩu của Mỹ thôi đã lớn hơn toàn bộ các nước kia cộng lại khi VN luôn đạt thặng dư thương mại nhiều nhất với Mỹ, chứ mấy nước kia tôi còn e ngại là VN bị nhập siêu với họ chứ chẳng vui mừng gì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét