Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA NGA THỜI TỔNG THỐNG PUTIN

Có bạn thắc mắc tôi như thế này, đó là anh Giang Le, hay TS Lê Hồng Giang nói về nước Nga của Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin, dù đã trải qua khủng hoảng hay cấm vận kinh tế, kể cả nước Nga trải qua thời kỳ khủng hoảng cả kinh tế lẫn tài chính tăm tối năm 1998, tức là bị lây nan từ cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997 thì nước Nga vẫn giữ được khoản nợ chính phủ theo tỷ lệ phần phần trăm của GDP khá nhất là chỉ 8%,… hay nợ công 8,4% đo với GDP điều đó có nghĩa là thế nào, nước Nga của Putin có mắc nợ thấp như vậy không?

Tôi thì giải thích thế này, anh TS Lê Hồng Giang này nói đúng chứ không sai, và có thể chưa phân tích hết, vì cũng có thể báo chí Nga chỉ đăng tới đó.

Tôi thì nói thêm các khoản nợ của Nga, đó là Nga mắc nợ của chính phủ đo phần phần trăm của GDP rất thấp và hiện nay chỉ còn 12,61% thôi, kể cả nợ công cũng thế. Thực tế là ông Putin thì ông ta có tài cao chứ không phải kém, đó là khi nhậm chức Tổng thống Nga thay cho ông Boris Nikolayevich Yeltsin vào năm 2000 thì nước Nga mà Putin tiếp quản cái di sản của ông Boris Yeltsin trước đó vào năm 1998-1999 thì chính phủ Nga khi đó đang mắc nợ tới gần 93% so với GDP, và kể từ năm 2000 khi ông Putin lên nắm quyền thì sau 8 năm thì tỷ lệ nợ này giảm xuốn còn 7,4% so với GDP thôi, nhiều người thì hay lý luận là do GDP của Nga tăng từ năm 2000 chỉ có 259,7 tỷ $ nhưng năm 2008 thì Nga đạt GDP là 1.661 tỷ USD (nguồn WB), lý luận đó người ta hiểu sao cũng được.

Nhưng thực tế tôi nhắc lại là ông Putin thì ông ta khi còn trẻ thì rất thoáng và rất dễ tính cũng như dân chủ cao, và quan hệ tốt với Âu châu, Mỹ thì những năm đó quả nhiên nước Nga cũng rất mạnh về kinh tế, nhưng sau này nước Nga đi xuống quá nhanh do Putin ngày càng độc đoán cũng như mơ tưởng tới một Liên Xô hùng cường thì thực tế nó quá xa vời. Vì Nga bây giờ không còn khối liên kết chắc chắn như xua, chẳng hạn như sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, rồi một số nước tuyên bố độc lập tách khỏi Liên Xô như Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan, rồi ngày nay căng thẳng với Ucraina cao trào,… thì Nga khó có thể tìm lại quá khứ thời Liên Xô hoàng kim được.

Chuyện rất chuyên môn nữa mà tôi nhắc lại là hầu hết các nước phụ thuộc vào kinh tế khai thác dầu thô, khí đốt, kim loại khoáng sản,… thì đa số các nước đó đều nợ rất thấp, đó là nợ của chính phủ đo theo tỷ lệ phần trăm của GDP. Thí dụ như Saudi Arabia, Algeria, Brunei, Libya, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất,… hiện nay họ giữ tỷ lệ nợ này dưới 20%,… Thậm chí là cả Venezuela cũng vậy là nợ nần kiểu này rất thấp.

Nhưng hãy thận trọng là bởi vì các nước này họ dùng nghiệp vụ giao dịch Commodities, như vàng, dầu thô, kim loại, khoáng sản,…. Thì các nghiệp vụ này được định giá bằng ngoại tệ như đồng USD, EUR,….thì các chính phủ đó họ đi vay nợ nước ngoài chứ ít khi đi vay nợ trong nước, vì nợ ngoại tệ thì dễ tham nhũng, hay lừa bịp dân chúng hơn, và nợ ngoại tệ vay nước ngoài sẽ rẻ hơn và giảm chi phí qua nhiều cửa ải trung gian khi vay đồng nội tệ, vì phát hành nợ bằng nội tệ như nợ công hỗn hợp chẳng hạn thì khi đồng nội tệ mất giá thì người dân cầm đồng bạc nội tệ phải trả giá đắt, đôi khi họ tức giận biểu tình rầm rộ thì mình thất cử là chuyện ai cũng thấy ra cả.

Vì có khối dự trữ dầu thô hay khoáng sản lớn lao được định giá bằng đồng USD, EUR,… thì giới đầu tư quốc tế họ cũng dễ dàng chấp nhận cho vay nợ hoặc họ cũng ưa chuộng mua giấy nợ của quốc gia phát hành ngoại tệ để vay bên ngoài, kể cả vay người dân,…và nó cũng chẳng ảnh hưởng đến cái sổ nợ đó khi giá cả biến động hay tỷ giá bứt neo do lạm phát. Nếu giá dầu thô tăng thì trả nợ dễ thở hơn, còn nếu giá dầu thô giảm thì tăng khai thác mà trả nợ, vì trả ra bằng đồng USD mà.

Thí dụ như xứ Venezuela chủ yếu đi vay nợ nước ngoài, tức là nợ nước ngoài của Venezuela rất cao, có thể nó đã bằng hoặc hơn 100% của tổng sản lượng GDP.

Đối với nước Nga cũng thế, thực chất Nga đang mắc nợ nước ngoài tới 530 tỷ USD chứ không nhẹ, nếu so với tổng sản lượng kinh tế ốm yếu của Nga thì sổ nợ này nó trên 45% chứ không thể đùa được, năm 2014 Nga tăng vay nợ có lúc nợ nước ngoài trên 736 tỷ $. Nó cũng chẳng liên quan đến nợ đồng nội tệ là Ruble Nga, vì khi đó mãi đến tháng 7/2014 thì Rúp Nga vẫn có giá là cỡ 35 Rúp đổi được 1 $. Và chỉ mất giá nặng vào tháng 1/2016 khi phải tới gần 83 Ruble mới đổi được 1 $ thì nó cũng chẳng làm méo mó sổ nợi của Nga, mà quan trọng là Nga phải tăng khai thác dầu đắp nợ bí mật vào đó trả cho nước ngoài.

Thực tế nước Nga của Putin sau này cũng không tốt đẹp gì, bởi vì các tập đoàn dầu khí và khí đốt của Nga như Rosneft, Gazprom (bao gồm Gazprom Neft), Bashneft đang mắc nợ Trung Quốc và các công ty dầu khí của Hà Lan, UK tới gần 70 tỷ USD mờ ảo và mờ ám và họ trả dần như thế nào thì ít ai thấy ra cả. Ngày nay nước Nga như tôi hay nói kể từ cuối năm 2015 thì ước đoán khi đó khoảng 40%-47% dân số Nga rơi vào cuộc sống dưới tuyến nghèo khó, tôi vẫn còn nghi ngờ là người Nga vẫn còn chìm ngập trong cuộc sống dưới tuyến nghèo khó rất lớn chứ kinh tế chưa khả quan, dù rằng tăng trưởng kinh tế Nga ra khỏi số âm của quý cuối cùng của năm 2016 và nó giữ nguyên mức tăng trưởng dương đến nay do khoáng sản, dầu thô tăng giá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét