Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

KHI VIỆT NAM ĐANG TRẢ GIÁ "CHÍNH SÁCH ĐU DÂY" CỦA HỌ

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018


Những quan chức người Cộng sản ở VN cho dù có nghiên cứu tới tiến sĩ chính trị, kinh tế và lịch sử TQ, có lẽ họ chưa bao giờ hiểu TQ bằng tôi. Ở đây tôi nói cụm từ rất chuyên môn và rất lịch sự trong ngôn ngữ tránh nhầm lẫn, đó là tôi chỉ nhấn mạnh cụm từ “người Cộng sản ở VN” chứ tôi không vơ cả đũa nói hết người toàn dân VN, vì người dân ngoài đảng không liên quan đến người CSVN họ còn hiểu rõ TQ hơn quan chức cộng sản, kể cả họ hiểu hơn cả tôi về lịch sử, chính trị, trừ vấn đề kinh tế TQ ra.

Hãy nhớ rằng hiện nay VN đang đi tìm “đối tác chiến lược” để mong rằng tìm thế cân bằng với TQ thì có lẽ nó đã quá muộn cho VN rồi, đó là quốc gia này bị thiểu số lãnh đạo thân TQ đã phá hỏng nó, kể cả một số người thân TQ bây giờ họ cũng nhận ra và đi tìm kiếm “đối tác chiến lược” để cân bằng với TQ, một cụm từ họ hay nói trong quan hệ kinh tế thì bây giờ cũng đã quá muộn màng cho họ.

Bởi vì như tôi hay nhắc, đó là VN đã có quá nhiều cơ hội để khẳng định chủ quyền của họ, và được quốc tế ủng hộ có trước cả việc TQ ngạo mạn kéo cái giàn khoan Hải Dương-981 trước đây gây náo loạn Biển Đông (tên gọi của VN), và sau này vẫn thế. Đó là Hà Nội quá yếu đuối nhược tiểu. Bây giờ thì VN đang đơn độc tìm kiếm sự trợ giúp, kể cả mới đây ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Phó thủ tướng Việt Nam ông Phạm Bình Minh tiếp người đồng cấp của Nga Sergey Lavrov, và kêu gọi Nga tích cực giúp “gìn giữ hòa bình ổn định khu vực” và “tự do hàng hải”, tức là ám chỉ TQ,... và nó cũng đã muộn màng cho VN vì “chính sách đu dây” mà quốc tế mỉa mai dành cho VN.

Những việc mà VN kêu gọi các đại công ty khai thác dầu khí Mỹ, Âu châu, Ấn Độ vào thăm dò cũng như đầu tư thì họ cũng lặng lẽ rút đi do sự yếu hèn của VN quá nhu nhược và nhược tiểu là như thể quốc gia này chỉ mong có một điều là “kinh tế hóa Hổ là trên hết”.

Đối với chế độ CSVN thì tôi nhắc lại là họ cũng đừng mong rằng Mỹ sẽ can thiệp giúp đỡ VN, đó là Mỹ chưa bao giờ đi giúp cho một quốc gia có chính sách hai mặt đu dây không rõ ràng. Và cũng đừng mong kêu gọi các tập đoàn dầu lửa của Mỹ trở lại thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông, đó là bởi vì VN họ cần kiên quyết xác nhận chủ quyền của họ thì mới mong có được sự hậu thuẩn của quốc tế chứ không chỉ có Mỹ ở đây cả. Lý do chủ quyền của mình mà không dám lên tiếng phủ nhận thì làm sao mà quốc tế họ can thiệp vào để hậu thuẫn VN, kể cả Liên bang Nga cũng thế là họ cũng không thể can thiệp vào được nếu chế độ Hà Nội này hay có thành tích tuyên bố đồng thuận đàm phán song phương với TQ thì quốc tế họ cũng sẽ phải đứng ngoài và đôi khi bỏ luôn, vì họ cũng không rảnh việc để lo chuyện thiên hạ.

Thực tế Nga bây giờ không còn là Liên Xô nữa, hiện nay Nga đang đối mặt quá nhiều vấn đề trong nước và quốc tế, là suy thoái kinh tế Nga thực chất vẫn còn đè nặng lên người dân Nga, và bị Tây phương cấm vận thì Nga chỉ có cách trung lập hoặc ngầm ủng hộ TQ thay vì ủng hộ VN.

Trong kinh tế học và ngoại thương, như tôi hay nói việc VN-TQ quan hệ kinh tế thì VN mới là quốc gia đang có tư thế hơn TQ, đó là VN là quốc gia đang bị thâm hụt thương mại quá nhiều với TQ, tức là người nhà ở VN hay gọi là bị nhập siêu. Và việc VN có cách đứt quan hệ buôn bán với TQ thì nó càng tốt cho VN hơn, bởi vì với cái đà nhập siêu bao nhiêu năm của VN với TQ lên tới nhiều trăm tỷ USD thì nó là con số rất lớn mà chính nền kinh tế VN đang nuôi sống nhiều chục triệu lao động TQ chứ không phải là TQ nuôi sống VN.


Đối với VN, về dài thì hãy nhớ rằng nếu biết tận dụng khai thác kinh tế biển và vận chuyển toàn cầu dựa vào vận chuyển hàng hóa nhờ có địa thế chiến lược vùng biển hải hải cảng (cần đầu tư xây) thì nó sẽ đóng góp cho tới 50-60% của GDP, khi mà sau này trong đất liền đã quá chật chội là hết còn nghiệp vụ đầu tư.

Điều đó có nghĩa là vùng biển và hải đảo của VN họ cần quyết liệt bảo vệ bám lấy là đừng có hèn nhát. Đó bài học là Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia họ sẽ sẵn sàng đương đầu cho một sự xâm lẫn nào của TQ, đó là Hàn Quốc, Indonesia họ sẵn sàng nhả đạn hoặc bắt giữ tàu lạ của TQ, nhất là Indonesia họ cũng không ngần ngại đánh đắm tàu của TQ tràn qua lãnh hải của họ.

Mỹ họ chỉ yểm trợ những nước mạnh mẽ xác quyết chủ quyền chứ không ủng hộ những nước nhược tiểu, nhất là VN, mặc dầu người Mỹ vẫn đánh giá cao khả năng thiện chiến của quân đội VN, nhưng vì lý do nào đó thì họ rất khó hiểu là VN quá kém.

Hãy nhớ rằng đối với VN người Mỹ họ không coi trọng cái thương mại hay kinh tế của VN là gì cả nên đừng có suốt ngày TPP, hay CPTPP này kia nữa.

Thậm chí là cả EU, vì hiện nay ông Tổng Trọng qua Pháp quốc có lẽ cũng đòi làm đối tác chiến lược, và có thể nhờ vả Pháp nói với Đức sớm ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và cũng lại là kinh tế thay vì bàn đến chính trị, nhân quyền, tự do báo chí, công đoàn rồi hãy nói tới kinh tế, vì Âu châu là cái nôi của dân chủ chứ chẳng phải Mỹ. Đức họ cũng chẳng cần đến kinh tế đối với VN đâu, trừ khi ông Trọng cần hạ giọng xuống với người Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh kia. Vì Đức họ không thích VN vào cái EVFTA thì họ không ký thì 27 nước EU kia cũng bó tay thôi, nên đừng có mất thời giờ đi đâu cũng bàn đến kinh tế, nhưng trong đầu thì chẳng có bộ não chiến lược phát triển kinh tế là gì cả.

Tôi không hiểu làm sao cái đất nước này họ mê làm kinh tế đến thế nhỉ, kể cả cái ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam này cũng có bằng Tiến sĩ Kinh tế, và đang gây tức giận cho người dân họ và cả quốc tế ngạc nhiên bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” được duyệt chiếu thoải mái tại Việt Nam thì quả là chuyện lạ bởi quốc gia này nổi tiếng là kiểm duyệt mà để lọt hay cố ý để lọt thì quả là hết biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét