Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

KHI CẢ NƯỚC KINH DOANH BĐS THÌ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN VN ĐẦU TƯ VÀO LÃNH VỰC NÀO ?

Tháng 07 năm 2017
Trước đây tôi để lại câu nói kinh điển là nếu VN say sưa dồn tiền đầu tư quá mức vào bất động sản, là cả nước làm kinh doanh bất động sản cũng như hễ có 10 tỷ phú ở VN thì lại có đến 8 tỷ phú đi lên từ bất động sản thì khi doanh nghiệp nước ngoài họ tới VN đầu tư thì họ chỉ có đầu tư vào bất động sản, vì nó đã có nền móng sẵn có như tiếp thị, môi giới, đất vàng, đất kim cương hay đất bạc, tín dụng dễ dãi của ngân hàng thì tội gì mà doanh nghiệp nước ngoài họ không đầu tư vào đó vì họ chả cần xây dựng mạng lưới đầu tư hay nguồn nhân lực. Về lĩnh vực đầu tư khác. Chẳng hạn nếu VN đầu tư và có một thương hiêu như Foxconn của Đài Loan thì chả cần phải mời gọi ai cả thì doanh nghiệp Mỹ họ vẫn tự tìm đến VN đầu tư vào đó.

Còn nếu đầu tư vào lĩnh vực chuyên môn khác cho ngành công nghiệp của VN như cơ khí nặng, tin học, điện tử viễn thông, công nghệ sinh học, hay các lĩnh vực đầu tư tài chính thì nguồn nhân lực ở lĩnh vực này quá kém, hạ tầng cơ sở quá ít là không có, nên nếu doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào đó họ sẽ rất tốn kém phí tổn, thậm chí là phải đào tạo lại hết nguồn nhân lực lĩnh vực này.

Cho nên đó là hậu quả cho VN phải gánh, và cái giá phải trả là quá lớn lao khi họ dồn hết tài nguyên nhân lực để đầu tư vào lĩnh vực bất dộng sản này, vì ngay cả hầu hết các gói tín dụng lớn lao của ngân hàng cũng đang chôn vùi vào mớ bong bóng bất động sản đó, nó cũng là nơi mà nợ xấu sản sinh ở đấy.

Đó là họ chỉ nghĩ đến kinh doanh thời vụ. Nó cũng giải thích phần nào là VN bơm tín dụng rất lớn đầu tư cho GDP nhưng GDP chẳng tăng được, dự trữ ngoại hối thì quá mỏng vì mải mê dồn tiền vào bất động sản, vì bất động sản có xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho quốc gia đâu mà có ngoại tệ để nâng đỡ kinh tế và giữ tỷ giá hối đoái đồng nội tệ của họ.

NGƯỜI NHÀ Ở VN HỎI "HẬU QUẢ ĐẦU TIÊN KHI NỢ CÔNG BỊ VỠ NHƯ THẾ NÀO?" CÓ LẼ ÁP DỤNG CHO VN

Tháng 07 năm 2017
Đó là trước đây tôi đã phân tích. Đầu tiên các nhà đầu tư hốt hoảng họ kéo tiền ra để gửi vốn ra nước ngoài và cuối cùng ngay lập tức làm giảm giá đơn vị tiền tệ của một quốc gia đó, có khi là giảm 50% ngay những ngày đầu nợ công bị vỡ. Sau đó tuy tình hình về khả năng tái cơ cấu và thương lượng với chủ nợ và giới đầu tư, nếu bế tắc thì đồng nội tệ quốc gia đó sẽ còn sút giá thêm nữa, tất nhiên đồng nội tệ sụt giá bao nhiêu thì làm giá tài sản sụt giảm bấy nhiêu, dù rằng lúc đó VN chưa in tiền, nhưng các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ đó đều bị mất giá. Sản lượng GDP có thể sút giảm đến phân nửa nếu tình trạng nợ công kéo dài dai dẳng 2-3 năm,...
Và đừng lý luận hay nghĩ rằng tiền sụt giá sẽ giúp cho quốc gia để thúc đẩy xuất khẩu tốt hơn. Đó là nhầm lẫn tai hại và cực kỳ ngu xuẩn. Ta không bàn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, vì thực tế khi nợ công bị vỡ thì chưa hẳn thị trường chứng khoán sụp đổ hoàn toàn, vì nền kinh tế và thị trường chứng khoán đôi khi có những khác biệt lớn, như một số công ty niêm yết cổ phiếu đó chưa hẳn bị yếu tố kinh tế chi phối hết.
Có lẽ kinh điển nhất là các cơ quan xếp hạng trái phiếu như Moody's, S & P, Fitch họ đánh sụt mức tín nhiệm các tờ trái phiếu quốc gia đó, có lẽ nếu của VN được đánh giá ở mức B+, cho đến BB- thì của VN sẽ bị hạ về cấp C (gồm CCC-, CC+,...), tức trái phiếu vô giá trị (trái phiếu rác), ngay lập tức nó sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu tăng vọt lên trời và giá trái phiếu cắm xuống mũi đất, và VN nếu đi vay có lẽ phải trả mức lãi tối thiểu trên 15%.
Các yếu tố lạm phát, in tiền, tăng thuế, cầu cứu viện trợ, cắt giảm đồng lương, xa thải nhân công, đình chỉ tất cả công công trình đang thi công,... và nhiều thứ khác tôi không tiện nói ra, mà cái mẫu chốt quan trọng mà tôi phải nói ra, đó là:
Nếu VN nhận tiền cấp cứu kinh tế với lãi vừa đi từ các tổ chức định chế tài chính như IMF chẳng hạn, kể cả quỹ Sáng Kiến Chiang Mai được lập ra trước đây gồm 10 nước ASEAN cộng thêm ba nước đối tác Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn, ta gọi tắt là ASEAN +3 với vốn góp 120 tỷ $ để đối phó khó khăn về ngoại hối của mỗi nước hay các tổ chức tài chính khác thì họ áp đặt VN phải cải tổ cả kinh tế lẫn chính trị.
Thí dụ như họ không thể cấp cứu VN nếu vẫn cái "chủ thuyết kinh tế thị trường định hướng XHCN" là nguyên nhân gây ra khủng hoảng chẳng hạn, họ yêu cầu cần phải giải thích rõ trước khi nhận nguồn vốn vay, chứ chẳng ai châm vốn cấp cứu để mà tiếp tục tiến lên xã hội chủ nghĩa cả. Tức là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Về nợ nần thì trên thế giới có những quốc gia mắc nợ cao nhưng không bao giờ vỡ nợ, thậm chí càng mắc nợ cao thì chi phí tài chính vay nợ lại càng thấp. Đó là những quốc gia đó phát hành nợ bằng đồng nội tệ của họ.
Đó là Singapore, Nhật (họ nợ do chính công dân họ tài trợ nợ, và chủ yếu là nợ bằng đồng tiền của họ). Mỹ nợ bằng đồng tiền của Mỹ là đồng USD; Thụy Sĩ nợ bằng đồng Swiss Franc (CHF); Vương Quốc Anh hay UK nợ bằng đồng British Pound (GBP),…
Đặc biệt hai con nợ niêm yết bằng đồng tiền chi phối rất lớn về ngoại thương của thế giới, đó là hai con nợ, là Mỹ và Nhật (không tính con nợ đáng ghê tởm là các nước dùng chung đồng EUR, và TQ).
Đối với Mỹ họ mắc nợ gần như bằng 30,06% của tổng sản lượng GDP toàn cầu năm 2015 của tất cả các nền kinh tế thế giới cộng lại sản xuất ra là 74,2 nghìn tỷ $. Thực tế Mỹ không nợ cao bằng VN nếu so với GDP thì VN mắc nợ rất lớn. Mỹ nợ nhiều nhưng trả lãi siêu thấp, VN mắc nợ lớn so với GDP của họ, nhưng việc trả lãi của VN thì rất cao, trừ lãi vay ODA ra. Do đó Mỹ không bao giờ vỡ nợ, vì họ chỉ cần in thêm tiền ra là trả hết được nợ bằng thủ thuật mị dân là phát hành trái phiếu đi vay cho có hình thức. Thực tế mà nói thật là Mỹ họ phát hành tiền tệ đi vay thì đều đảm bảo là ai cầm đồng $ đều có thể mua bất cứ tài sản nào của Mỹ ở bất cứ đâu trên thế giới nên nợ của Mỹ nó hấp dẫn nhất thế giới là vậy.
Đối với Nhật, nợ nần đi từ chính thức thì đội sổ là số 1 của thế giới nếu so với GDP của họ. Nhật cũng không có nguy cơ vỡ nợ. Đó là bởi vì hầu hết các khoản nợ của Nhật là do người dân Nhật tài trợ nợ cho chính phủ Nhật, và họ nợ bằng đồng yên, hay JPY. Tức là người dân Nhật, và cái Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ), kể cả Bộ Tài chính, đều là con nợ và chủ nợ với nhau cả. Do đó họ vừa là chủ nhà phát hành nợ, vừa là người tự mắc nợ và cũng vừa là chủ nhà in giấy bạc là đồng JPY để trả nợ, tất nhiên họ cũng vừa là người quyết định lãi suất, hoặc lợi suất trái phiếu của họ khi phát hành nợ chứ không phải nhà đầu tư chủ nợ nước ngoài quyết định lãi suất đồng JPY.
Đó là vì sao Nhật nợ nần cả nhiều chục năm cao nhất thế giới mà chả bao giờ vỡ nợ. Thậm chí bây giờ Nhật phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm để đi vay nợ chỉ trả lãi có 0,03%-0,05% mà thôi. Tức là siêu thấp, là nó không phải 0,5%, mà là 0,05% là cao nhất, chứ thực tế là chỉ có trả lãi 0,04% thôi. VN có lẽ phải trả lãi vay đến 5%-6% trở lên là thấp. Chứ đấu thầu bây giờ để bán giấy nợ phải tra lãi rất cao mới chào mời được khách mua nợ cho vay, có khi là chẳng ai dám mua nợ của VN.

KHI ĐỒNG TIỀN GIẢM GIÁ LÀ TỐT HAY XẤU CHO XUẤT KHẨU?

Tháng 07 năm 2017
Đây là bài phân tích mà có lẽ tôi đã phải phân tích lại cả chục lần theo yêu cầu, vì hàng ngày nhiều người học kinh tế tài chính và thực tập sinh hay theo dõi trên TV, báo chí truyền thông VN, rồi chuyên gia phân tích ban bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, câu lạc bộ doanh gia, chuyên gia kinh tế của VN rồi học viện, đại học tài chính ngân hàng, họ hay lý luận giải thích một đồng tiền giảm giá sâu sẽ kích thích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ tiền rẻ dễ cạnh tranh xuất khẩu vì bán hàng giá rẻ,...họ chỉ khôn nhà dại chợ thôi chứ đầu tư ra bên ngoài thì đa số đều sạch vốn vì thiếu chiến lược gia phân tích tài chính trong đầu tư.
Trước hết ta hết sức thân trọng khi sự dụng nghiệp vụ đầu tư tài chính để tính toán trong kinh tế. Đó là những quốc gia xuất khẩu các hàng hóa hay dịch vụ mà được định giá bằng đồng USD, như dầu thô chẳng hạn. Đó là các nước Nga, United Arab Emirates, Venezuela, Algeria, Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Qatar,…hay các nước bán hàng hóa qua trung gian, tức là nhập nguyên liệu hay hàng hóa rồi chế xuất bán lại kiếm lời ở giữa,…thì việc giữ vững ổn định tỷ giá hối đoái cố định cột chặt vào đồng USD thì giảm phí tổn tài chính và có lời nhiều hơn.
Chẳng hạn Saudi Arabia neo đồng Riyal vào đồng USD với tỷ giá 3,75 Riyal = 1 USD nhiều chục năm mà tôi hay phân tích đó là khi giá dầu sụt giảm thì đồng $ tăng giá và Saudi Arabia bán dầu giá thấp nhưng thu về đồng $ có giá nên giảm thiểu rủi ro, vì đồng $ sẽ mua được nhiều tiền hơn khi Saudi Arabia lấy đồng $ có giá đó đầu vào các tài sản các nước có đồng EUR, JPY,…sụt giá so với đồng USD. Nếu đồng $ giẩm giá, dầu thô tăng giá thì Saudi Arabia bán dầu giá cao thu được đồng $ mất giá thì Saudi Arabia tăng đầu tư vào tài sản Mỹ nên sẽ có lời hơn và giảm thiểu rủi ro. Nó không cần phải theo quy tắc lý luận hay lý thuyế kinh tế, hay tài chính vớ vẩn nào cả mà nó do kinh nghiệm của các chiến lược gia phân tích tài chính trong giao dịch hàng hóa giàu kinh nghiệm mà đúc kết ra.
Như tôi hay phân tích nhiều lần, đó là trong phân tích kinh tế để hoạch định chính sách đầu tư nhiều nhà kinh tế tại VN hay mắc sai lầm, mà còn rất lầm lẫn nguy hiểm khi não trạng của họ thấm nhuần các giáo lý học thuyết kinh tế của trường phái Keynes, và nhiều giáo phái kinh tế khác, nhất là giáo phái học thuyết Kinh tế chính trị Marx-Lenin,...họ học thuộc lòng như lý thuyết, nói trắng ra học như con Vẹt nên hậu quả daonh nghiệp VN đầu tư ra bên ngoài đều lỗ lã nặng nề vì tỷ giá hối đoái,...
Bất kể khi nào một đơn vị đồng tiền của quốc gia nào bị mất giá hay nặng hơn là bị bứt neo phá giá thì các nhà kinh tế VN họ luôn viện dẫn vào chính sách giảm giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu nhờ bán hàng giá rẻ thì họ đều hồ hởi và lạc quan là khi đơn vị tiền mất giá như vậy sẽ tốt cho nền kinh tế, vì nó nâng mức cạnh tranh xuất khẩu nhờ tiền rẻ, nên xuất khẩu dễ cạnh tranh. Nếu lý luận như vậy thì quốc gia nào cũng hạ đồng tiền cho rẻ để bán hàng cho mọi giá thì xuất khẩu bán hàng trên sao Hỏa à.
Các trường hợp như trường hợp đồng Ruble Nga (RUB) bắt đầu sụt giá vào mấy tháng cuối năm 2014 thì GDP của Nga thì lãnh đòn âm và suy thoái kinh tế, người ta thì đổ lỗi cho giá dầu giảm, và đó là tốt vì đồng RUB mất giá giúp Nga có bài học là tái cơ cấu đa dạng nền kinh tế, và xuất khẩu hàng hóa của Nga sẽ cạnh tranh hơn. Hãy nhớ rằng trước ấy vào năm 2013-GDP của Nga từng đạt mức cao nhất là 2.230,63 tỷ USD, và Rúp Nga chỉ dao động trung bình năm 2013 là quanh cái mốc 31,7 RUB mua được 1 $ thì khi đồng RUB sụt giá có lúc 82,45 RUB = 1 $ vào tháng Giêng năm 2016, còn năm 2015 thì rơi giá tan tành, thì GDP của Nga sụt giảm đến 904 tỷ $ (vì GDP của Nga năm 2013 là 2.230 tỷ $ thì năm 2015 chỉ còn 1.326 tỷ $. Các nước khác như khác cũng tan tành mây khói vì đồng tiền sụt giá quá nặng như Brazil chẳng hạn, thì đợn vị tiền tệ đồng Real của quốc gia này sụt giá không khác gì đồng RUB của Nga và nền kinh tế bị suy thoái nặng.
Các chuyên gia kinh tế VN thì cứ vô tư ca hót, khi họ phân tích cho rằng việc RUB Nga, hay đồng Real của Brazil,...giảm giá là điều tốt chứ không xấu, vì nó giúp cả Nga hay Brazil và nhiều quốc gia khác có đồng tiền mất giá họ sẽ nhân cơ hội đó mà tăng cường xuất khẩu, như tăng đầu tư sản xuất và tăng chi tiêu,…điều đó sẽ kích thích kinh tế lấy lại mức tăng trưởng mạnh hơn trước.
Thật không may, đó chỉ là lý thuyết kinh tế và tư duy lạc hậu. Hãy nhớ rằng khi phân tích kinh tế để quyết định việc gì đó cho kinh tế như tận dụng giá đồng bạc giảm giá để tăng sản xuất và tăng xuất khẩu, hay tăng đầu tư,...thì hãy nhớ rằng như tôi hay phân tích các biện pháp kích thích kinh tế bằng thủ thuật chi tiêu tài chính nó chỉ áp dụng và hoạt động tốt khi quốc gia đó có tỷ lệ lạm phát thấp. Nợ phát hành bằng đồng nội tệ,…chi phí lợi suất trái phiếu thấp. Điều đó nôm na là các chính phủ chỉ có thể đi vay với chi phí giá rẻ và mức lãi suất thấp.
Nhưng tôi cảnh báo rằng, đối với nước có đồng tiền mất giá mà nạn lạm phát cao, cộng những chi phí khi lợi suất trái phiếu cao, các chi phí vay vốn đắt, và vay nợ nước ngoài lớn thì đó là công thức đơn giản chỉ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế cho các nước có đồng bạc bị mất giá mà đòi tăng sản xuất để xuất khẩu nhờ tiền yếu bán hàng rẻ, và càng kích thích kinh tế như dung thủ thuật “chính sách nới lỏng tiền tệ” hay chính sách tiền tệ mở rộng (expansionary monetary policy) thì nền kinh lãnh đòn thảm họa là tất yếu vài năm sau.
Đó là vì chi phí tài trợ cho tiền rẻ, khi lợi suất trái phiếu cao là rất tốn kém không có lời, kể cả phải tăng lương cho nhân công, họ không thể bù đắp được phí tổn tài trợ, kể cả thị trường tiêu dùng nội địa bị đánh sụt vì sức mua yếu của người dân do đồng tiền giảm giá quá mạnh. Nếu càng kéo dài gói kích thích kinh tế để tăng cường xuất khẩu thì càng rất tốn kém. Nếu xuất khẩu bị chậm lại vì khó khăn kinh tế của các nước nhập khẩu thì nó giật sập luôn cả nền kinh tế, vì sức mua tiêu dùng của người dân bị hụt hơi do tài sản giảm giá vì đồng tiền mất giá nặng. Đó là chưa tính phí tổn trả nợ nước ngoài tăng lên rất lớn, đẩy nền kinh tế lao xuống vực thẳm.
Đối với VN trước đây từng lãnh đòn đồng tiền mất giá và tăng đầu tư và xuất khẩu vì chính sách điều hành kinh tế sai lệch, khiến nền kinh tế phải trả giá tan tành làm giảm giá tài sản của dân chúng cộng nạn lạm phát vọt lên trời, có lẽ đến bây giờ quốc gia này vẫn còn ám ảnh nạn lạm phát trước đây vào năm 2008, 2010, và 2011. Đó là hậu quả thiểu số chuyên gia kinh tế thiếu tầm nhìn và thiếu kinh nghiệm trong phân tích quản lý kinh tế vĩ mô, nhưng ngồi cái ghế tư vấn kinh tế cho chính phủ quá cao so với thực lực của họ thì có hạn, khiến cho cả hàng triệu người bị vạ lây oan. Kể cả khi đó VN bung ra gói kích thích kinh tế mấy tỷ $ rồi đến năm 2010 phát hành giấy nợ đi vay 1 tỷ $ để tăng cường khả năng tài trợ xuất khẩu. Kết cục cái giá bây giờ mà VN trả nó quá đắt đỏ, nền kinh tế quanh năm trả nợ, xuất khẩu được đồng $ nào cũng dung trả nợ hết. Doanh nghiệp được tài trợ lãi rẻ bằng thủ thuật tài chính như vay nợ thì phá sản tan tành. Đó là hâu quả thiếu kinh nghiệm trong phân tích kinh tế.
Hãy nhớ rằng, như tôi hay nói và hay lập lại là trong quyết định về kinh tế khi đồng tiền mất giá mà lạm phát thấp thì không nói gì, còn chuyện đồng nội tệ bị mất giá mà lạm phát tăng quá cao, chi phí lợi suất và lãi vay ngân hàng cao thì càng đẩy mạnh xuất khẩu thì càng bị lỗ nặng, nhất là các nước có lợi tức thu nhập trung bình khá rồi đặc biệt như tôi hay phân tích trước đây là trường hợp Brazil, Malaysia hai quốc gia này mới đầu đồng tiền mất giá thì họ còn tăng xuất cảng, nhưng sau đó e ngại chùn bước không còn mặn mà khuyết khích xuất khẩu nữa, vì chi phí tài trợ cho tiền rẻ, lãi suất cao là rất tốn kém không có lời, kể cả phải tăng lương cho nhân công, họ không thể bù đắp được phí tổn tài trợ, kể cả thị trường tiêu dùng nội địa bị đánh sụt vì sức mua yếu của người dân do đồng tiền giảm giá quá mạnh mà tôi hay nhắc đi nhắc lại trong phân tích.
Cho nên đừng nghĩ là tiền rẻ mà ham xuất khẩu. Hãy nhìn xem tỷ giá hối đoái kinh điển US Dollar Saudi Arabian Riyal của Saudi Arabia luôn trụ vững trước cơn bão tài chính, và quốc gia này chưa bao giờ bị khủng hoảng kinh tế của họ bất chấp giá dầu thô tăng giảm bất thường, nhiều quốc gia khác thì bị rơi xuống vực thẳm chú Saudi Arabia vẫn không hề hấn gì mà còn là quốc gia có mức nợ chính phủ so với tỷ lệ phần trăm GDP của họ là thấp nhất thế giới, họ đnag là quốc gia bán rẻ xăng dầu cho thần dân của họ với mức giá thấp nhất thế giới là rẻ hơn lước lã.

SỞ HỮU CHÉO

Tháng 07 năm 2018
Đầu tư chồng chéo ở VN xưa kia lên cơn sốt là hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước đều dán cái mác đầu tư vào ngân hàng hay lập ngân hàng, công ty tài chính và đầu tư vào cổ phiếu nghe cái tên cho nó sang để ngươi ta nhìn vào thấy nó to về vốn hóa. Kết cục nó gieo họa cho cả nền kinh tế chìm ngập trong nợ nần và phá sản.
Tại VN bây giờ vẫn thế là các đại gia tư doanh giả hiệu khoác trên mình cái vỏ ốc trống rỗng là họ chả có phát minh sáng kiến kinh doanh nào cả ngoài việc rất khôn ranh trong đầu tư nhờ biết khai thác lỗ hổng của luật pháp và luật lệ tài chính cũ nát của hệ thống ngân hàng VN để kiếm món lời lớn. Họ biết khai thác về cái lỗ hổng yếu kém của quản trị ngân hàng nhà nước.
Một thí dụ đơn giản thôi về trò chơi đầy rủi ro này mà họ kiếm lời rất lớn. Chẳng bây giờ có ai tin được rằng một ngày nào đó tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết đầu tư vào ngân hàng hay lập ra ngân hàng chẳng hạn, dù phải huy động vốn lớn theo quy định. Nhưng đó chỉ là số tiền nhỏ nhặt thôi, vì sau này nếu họ đã lập ra cái bình phong thu hút vốn này thì họ sẽ nhanh chóng kiếm ra số tiền lớn, thậm chí là dư tiền để đi thâu tóm các đối thủ.
Đó là dễ thấy, chẳng hạn FLC sở hữu vốn lớn cổ phần của một ngân hàng nào đó đang hoạt động hiệu quả ở VN. Tất nhiên FLC đã có chân đứng trong hội đồng quản trị thì họ dễ dàng vay được số tiền lớn từ tiền ký thác của công chúng ký gửi vào ngân hàng chẳng hạn. Thay vì trước đó họ đi vay ngân hàng phải trả tiền lời cao ở đầu ra thì nay họ được vay vốn lớn chỉ bằng lãi đầu vào hay thấp hơn, tức là vay chênh nhau mấy phần trăm tiền lời ở giữa mà ngân hàng thương mại hay làm nghiệp vụ đầu tư kiếm lời bằng sai biệt lãi suất tiền gửi và tiền cho vay ra.
Qua đó ta thấy rõ cái lợi và cái lời rất ghê gớm của việc đầu tư chồng chéo này. Nếu lỳ đòn liều lĩnh hơn là họ lập ra cái ngân hàng thương mại, có thể để người nhà hay ai đó đứng tên, và sau ấy các ông chủ bà chủ này mới thu hồi vốn nhanh vì có tiền nhiều và rẻ như việc họ lấy số tiền ký thác của công chúng với vốn rẻ để đầu tư vào các dự án bất động sản để kiếm món lời rất lớn mà không sợ thiếu tiền hay kẹt tiền, nếu cần họ nâng mức ký thác để hút vốn tiền gửi của công chúng nên dễ dàng đắp vốn đảo lãi và đảo nợ nếu các trương mục ký thác đó đáo hạn,….
Ôi thôi, đó là nghe có vẻ dễ kiếm ăn, nhưng thực tế khi giá cả đảo chiều là sụt giá thì các khoản đầu tư độc hại ấy nó giật sập mọi thứ cho các công ty dây mơ rễ má chết chùm cũng rất nhanh mà đã có nhiều đại gia VN lãnh đòn cũng như các tập đoàn kinh tế nhà nước VN bị nó giật sập mà người ta phải tiêu tốn nhiều tỷ $ bơm vốn cứu nó như Vinashin, EVN, Vinaconex,…
Đó là tôi ví dụ thôi, đấy là trò chơi khá cũ nhưng nó vẫn khá mới ở VN và vẫn còn hiệu quả mà các đại gia lợi ích nhóm ở VN học tắt được thiên hạ, nó chỉ là trò trẻ con thôi.

HÃY MẠNH DẠN THOÁT RA KHỎI LÝ THUYẾT GIÁO ĐIỀU

Tháng 07 năm 2017
Lời nói thật thì hay mất lòng nhau, đó sinh viên VN, hay các thạc sĩ, nghiên cứu sinh cho đến tiến sĩ học chuyên ngành kinh tế hay tài chính,... đó là họ có cái đầu rất bảo thủ và giáo điều là không giống bên Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, họ là người rất dễ tiếp thu kinh nghiệm người khác dạy về kinh tế, tài chính và dễ đem ra áp dụng làm giàu nhanh chóng và ứng dụng thực tế trong đầu tư trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. Dạy học cho họ rất dễ. Và những quốc gia đó rất có nhiều người trở thành triệu phú USD nhanh chóng từ lĩnh vực tài chính.
Tuy nhiên ở VN thì ngược lại, đó là những người học chuyên ngành này rất bảo thủ giáo điều về sách vở là chỉ bảo vệ quan điểm đúng bằng những lý thuyết kinh tế mơ hồ chứa đầy những lỗ hổng tai hại để áp dụng cho họ và cho suốt cuộc đời của họ.
Đó là nhận định khá rõ ràng là ở VN không có nhiều những triệu phú hay tỷ phú đi lên từ chuyên môn trong đầu tư tài chính, họ học rất thuộc lòng, họ học đầu vào và đầu ra như một con Robot để đạt danh hiệu bằng cấp thật cao, nhưng rốt cục họ chả làm lên chuyện gì cho sự nghiệp của họ cả ngoài việc họ xin chân đứng vào làm ngân hàng là ghi sổ sách kế toán vay nợ,...
Họ không có bản lĩnh hay tự tin tách ra các lý thuyết kinh tế tài chính lệch lạc để bứt phá trong sự nghiệp của họ. Đó là điều rất đáng tiếc, vì hầu như rất ít người VN học hành thành danh về kinh tế, tài chính rồi là họ không có tiêu chí đáp ứng tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng của các tổ hợp ngân hàng quốc tế. Nhưng về nhà thì hay gân cổ cái lý rất cứng đầu cứng cổ.
Tôi thì có lời khuyên rất thực dụng của các tài chính Wall Street, đó là khi nào bạn bạn đã chứng tỏ bạn đã đầu tư thành công và là triệu phú USD hay tỷ phú VND thì lời khuyên của bạn người ta mới tin, còn khi nào cho dù bạn đang là tiến sĩ kinh tế hay tài chính đi nữa mà bạn vẫn lật đật là chưa làm lên sự nghiệp gì ngoài ăn đồng lương cố định với công việc nhàn tản là ghi chép sổ sách hay làm gì đó thì bạn đừng cố phản biện hay khuyên bảo ai cả, vì chả ai nghe bạn nói đâu, dù bạn có là ai đi nữa.
Cho nên tôi hay nhắc nhở rằng, các bạn học tài chính, hay kinh tế, là hãy mạnh dạn thoát khỏi cái bóng giáo điều lý thuyết mà trải nghiệm chuyên môn để tự khẳng định mình là sau này trở thành nhà phân tích giàu kinh nghiệm thì bạn mới được người ta săn đón và tôn trọng bạn.

HỎI ĐÁP VỀ TÀI CHÍNH ( LÃI SUẤT)

Tháng 07 năm 2017
Về hỏi đáp tài chính, nhiều bạn đọc hỏi rằng khi theo dõi các phát biểu phân tích của các chuyên gia tài chính kỳ cựu như PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing, nay là Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, rồi ông Trần Du Lịch - Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Cao cấp Quản lý Nhà nước, kiêm ĐBQH, rồi các ông bà giáo sư tiến sĩ lâu năm như Võ Đại Lược, Trần Đình Thiên, Nguyễn Đình Cung,.. Họ nhiều lần phân tích là VN cần hạ ngay lãi suất xuống, kể cả hạ lãi suất xuống 3,5%,… để doanh nghiệp VN dễ cạnh tranh nhờ lãi hạ,… điều đó như thế nào, sao họ không hạ lãi suất được không bạn,.. ?
Ôi thôi tôi thì trả lời là không hiểu họ đang sống ở đâu trên quả đất này, đó là thuần về nghiệp vụ tài chính thì ai cũng mong lãi suất quốc gia mình hạ thấp cả, nhưng mà hạ thế nào là hạ, và thích cắt hạ lãi suất như thế nào là được? Nó nghe qua rất đơn giản, nhưng không đơn giản như họ nghĩ, có lẽ mấy ông bà giáo sư tiến sĩ kinh tế tài chính kia họ chưa từng đầu tư trái phiếu bao giờ cả nên họ mới hồ đồ nói vậy.
Đó là tôi không đề cập đến vấn đề cơ bản là lãi suất so với lạm phát hay lãi suất thực dương,…
Mà ở đây yếu tố vẫn là khi hạ lãi suất đó thì hãy xem rằng chi phí lợi suất trái phiếu của mình đang treo cao (thấp) ở mức nào, chứ không thể thích tùy tiện là muốn hạ lãi suất là được. Nó vẫn tùy thuộc về ước lượng mức nợ nần của quốc gia đó (không áp dụng cho các nước có đồng tiền mạnh như đồng USD, EUR, JPY,..).
Đó là như tôi hay nói khi nào các mức nợ của VN giảm xuống thì lãi suất tự động sẽ giảm thôi, còn khi nào mà cứ tăng nợ thì lãi suất sẽ phải tăng chứ không thể hạ được, vì khi nói đến nợ công tăng cao thì cũng có nghĩa là sự thâm thủng ngân sách tích lũy của hàng năm gia tăng (tức là nạn bội chi là chi tiêu nhiều hơn từ thu thuế) thì họ phải tăng thuế, hay in bạc ra xài hoặc tiếp tục đi vay và trả thêm tiền lời cao hơn (lãi suất trái phiếu), và nhất là các khoản nợ nước ngoài, các nhà đầu tư họ sẽ tăng lãi suất lên các khoản vay khi thấy rủi ro nợ nần quá cao của quốc gia đó,..thì nó sẽ tác động đến các khoản vay thương mại cũng sẽ tăng lên. Đó là chuyện đơn giản mà tôi lý giải bình dân nhất mà ai cũng có thể hiểu được chỉ cần họ biết đọc biết viết cũng hiểu cả.
Cho nên lãi suất của VN bị kẹt treo trên cao là vậy, đó là do lỗi của chính phủ điều hành kinh tế kém tạo ra mà thôi chứ chả có ai tùy hứng mà muốn giảm lãi suất là được. Hoặc nếu họ đang nói đến giảm lãi suất thì ta nghĩ đến viễn ảnh là họ đang cố dùng thủ thuật tài chính kích thích kinh tế, mà kích thích khi bơm tiền ra rồi thì ta sẽ cần ghi nhớ viễn cảnh là ngày nào đó họ phải thu hồi tiền về nhà, việc bơm tiền ra thì dễ chứ thu hồi tiền về nhà thì rất khó nên ta sẽ chứng kiến kết cục một đợt lạm phát phi mã sẽ xẩy ra là tất yếu,…

MỸ ÁP DỤNG LÝ THUYẾT MARX - LENIN ĐỂ GIẢI QUYẾT THÀNH CÔNG KHỦNG HOẢNG NỀN KINH TẾ MỸ

Tháng 07 năm 2017

Tôi thì đã phân tích rất lâu có lẽ độc giả mới, nên tôi trích dẫn lại bài phân tích cũ. Đó là các nước nghèo khó lệch lạc đi theo "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN", họ nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ 2008 - 2009 là do các nhà kinh tế học người Mỹ dùng chủ nghĩa Marx-Lenin để giải quyết thành công cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, và còn tuyên truyền sự ưu việt của học thuyết chủ nghĩa Marx-Lenin so với học thuyết chủ nghĩa kinh tế tư bản, tức là ám chỉ kinh tế cá nhân và tư nhân của các hộ gia đình, thí dụ những gương mặt CEO: Mark Zuckerberg của Facebook (NASDAQ: FB), Steve Jobs, Ronald Wayne, Steve Wozniak, Tim Cook của Apple (NASDAQ: AAPL), Bill Gates của Microsoft (NASDAQ: MSFT), Boeing (NYSE: BA) của nhà sáng lập: William E. Boeing, Tesla Motors (NASDAQ: TSLA) của tỷ phú Elon Musk,...

Trươc hết thì tôi hay mỉa mai cách suy nghĩ của họ, đó là kinh tế chính trị Marx-Lenin nếu nó tốt đẹp thì quốc gia Liên Xô nó không bị tan rã vì nạn đói khổ và nạn lạm phát. Đó là bởi vì kinh tế XHCN nó có món đặc sản là đồng tiền mất giá, nạn lạm phát và bệnh sùng bái cá nhân. Tức là người ta coi ông tổ Marx-Lenin là thánh nhân, nên vì đó mà người ta không sáng tạo ra các lý thuyết kinh tế mới thay đổi diễn ra hàng ngày, tháng, năm. Chẳng hạn như các giải Nobel kinh tế hiện đại, họ luôn phát minh ra những lý thuyết kinh doanh và điều hành kinh tế mới, vì những nhà kinh tế đoạt giải Nobel đó họ có "cái tôi của họ", là không tôn thờ hay sùng bái chủ nghĩa cá nhân điên cuồng ngu muội.

Bởi vì nếu mà người ta cứ tôn thờ sùng bái cá nhân đó thì người ta chỉ suốt đời làm nô lệ cho cái chủ thuyết kinh tế Marx-Lenin thì người ta không có sáng tạo ra các lý thuyết kinh tế mới và bị cái bóng quá lớn của chủ thuyết kinh tế Marx-Lenin che phủ. Nó cũng giải thích phần nào tại sao quốc gia VN này đã được thống nhất hòa bình hơn 40 năm rồi mà đến bây giờ vẫn còn nhận vốn vay ODA, và dân số vàng, đông, độ tuổi lao động sung mãn, diện tích đất và biển giàu tiềm năng mà bất cứ quóc gia nào cũng thèm muốn nhưng sản lượng kinh tế còn thấp hơn cả tiểu bang nhỏ bé South Carolina chỉ có dân số 4.896.146 người và diện tích khô cằn chỉ có 82.931 km vuông, mà tạo ra sản lượng GDP lên đến 198 tỷ $,...Singapore thì dân số có 5.535.000 dân, diện tích bé tẹo teo là 719,1 km vuông, vậy mà GDP của họ tạo ra trong năm 2015 lên đến 293 tỷ USD,... Vậy mà đến thế kỷ này rồi mà cũng có khá nhiều ông bà chức lớn tại VN vẫn còn tự ru ngủ họ và người dân chúng bằng chủ thuyết ưu việt kinh tế Marx-Lenin này thì đúng là hết thuốc chữa.

Nếu kinh tế XHCN tốt đẹp thì bây giờ không có chuyên bi hài về tiền đồng mất giá, gây giảm giá tài sản của dân chúng tiết kiệm được bao nhiêu năm chỉ một đêm đổi tiền là mất trắng hết tài sản như trong quá khứ, đó là vào ngày 15/9/1985 cách một ngày sau khi Nhà nước VN theo chế độ cao trào của chủ thuyết mô hình kinh tế Marx-Lenin, qua việc thực hiện đổi tiền lần thứ 6, khi đó tỷ giá hối đoái chính thức 1 $ đổi được 15 đồng tiền Việt Nam, vậy mà bây giờ 1 USD đổi ra mấp mé 22.800 VND, và quốc gia này từng nhiều lần đổi tiền trong quá khứ, và xóa trắng tài sản của người dân và doanh nghiệp tích cóp thì nó cho thấy mức độ tàn phá của chủ thuyết kinh tế Marx-Lenin này. Kinh nghiệm gần hơn Venezuela đang lâm nạn vì theo mô hình kinh tế XHCN, tờ giấy bạc Bolivar Venezuela (VEB) vào tháng Giêng năm 1989 rất có giá là chỉ cần 0,05 VEB là đổi được 1 $, thì kể từ khi Hugo Chávez, Nicolás Maduro đưa quốc gia này tiến lên XHCN thì cả đất nước giàu có tài nguyên này rơi xuống vực thẳm sụp đổ, đồng tiền mất giá kinh khủng khi chỉ cần 1 USD = 9,99 VEF, và hiện đơn vị tiền tệ Bolivar Venezuela mất luôn tín hiệu giá trị của nó.

Thứ nữa ông tổ Karl Marx chỉ có tuổi đời 142 năm, Vladimir Ilyich Lenin thì có 147 tuổi so với ngân hàng JPMorgan Chase (NYSE: JPM) có tuổi đời 218 tuổi, thậm chí là cả cái ngân hàng đầu tư Lehman Brothers bị đổ vỡ năm 2008 còn có tuổi đời lớn ông tổ Karl Marx, Lenin đến 20 - 25 tuổi.
Hay cái ngân hàng Anh, Barclays (LON: BARC) có tuổi đời đến 327 năm, hơn 3 thế kỷ cộng 27 năm, tức là lớn tuổi hơn ông tổ Karl Marx đến gần 2 thế kỷ, hay Ngân hàng quốc gia Thụy Điển, có thể gọi là ngân hàng trung ương Thụy Điển (Sveriges Riksbank), nó có tuổi đời gần 3 thế kỷ rưỡi, tức là 348 năm,...thì cái chủ thuyêt kinh tế Marx-Lenin nó là cái gì mà tuyên truyền đến mức mù quáng. Hãy nhớ rằng VN là quốc gia có tổ tiên, là con cháu Lạc Hồng, rồi Đức Vua Hùng, rồi dòng dõi Lý Thường Kiệt xứng danh với tên gọi kiệt xuất mà cả Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải kính nể, chứ đâu phải mù quáng tôn thờ ngoại lai cái chủ nghĩa Marx-Lenin đã gây ra sụp đổ của Liên Xô kia.

Về hồ sơ phân tích chính sách in tiền vào kinh tế của FED dưới thời giáo sư Ben Bernanke là nhà kinh tế học người Mỹ, mà những ông/bà mang nặng tư tưởng chủ thuyết kinh tế Marx-Lenin hiểu lầm tai hại. Đó là chính sách "nới lỏng định lượng" hay Quantitative easing (QE) mà FED thì hành, đó là họ chỉ trả ra tiền mặt để mua tài sản của các ngân hàng như trái phiếu, chứng phiếu (hình thức chứng khoán), và nhiều hình thức mua tài sản khác để tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường vốn cho vay dễ dàng, nó chỉ có tác dụng tương tự như tăng cung tiền, nó như hình thức cấp phát tín dụng cho dự trữ của các ngân hàng để mua các chứng khoán,... Nó chỉ có tác dụng tương tự như việc in tiền vào kinh tế chứ FED họ không ồ ạt in tiền,...

Đó là bởi vì FED từng sở hữu gần 4 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái, khi họ ồ ạt bán ra trái phiếu, chứng phiếu để thu hồi tiền về nhà do các công ty Mỹ trả lại tiền để chuộc tờ gIấy nợ thế chấp đó, nó cũng tác dụng như việc để FED tăng lãi suất vào cuối năm ngoái, và hiện nay FED chỉ còn sở hữu 2,4 nghìn tỉ $ các khoản nợ của các ngân hàng, các công ty và chính phủ Mỹ , nhờ nới lỏng định lượng và duy trì lãi suất thấp mà không gây ra lạm phát.

Trong tháng 12/2016 -- FED đã ào ạt bán ra trái phiếu, tức là như việc tăng lãi suất lên 0,75% để thu hồi đồng USD về nhà mà doanh nghiệp Mỹ vay,... Đối với các nước XHCN thì họ chỉ nghĩ đến cái nhà máy in tiền thật to lớn, thật hiện đại mà khỏi cần nghĩ đến việc năng xuất lao động tạo ra đồng tiền lương chân chính, in tiền thì chẳng bao giờ thu hồi về nhà thì tiền mất giá không gì lạ,...chính sách phát triển kinh tế thì đi bắt chước học thiên hạ linh tinh như việc VN học tập bắt chước các "Chaebols" Nam Hàn, hay các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng xưa kia và hậu quả là những quả đấm thép Vinashin, Vinalines,... và nạn ô nhiễm môi trường để lại tổn thất quá lớn, và còn nhiều "Vina" nữa, rồi phát triển kinh tế bẩn "Formosa Hà Tĩnh", rồi các dự án vĩ cuồng khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, Lâm Đồng lấy hết đất tài nguyên mà chả thu được đồng lãi nào và còn lỗ vốn, đó là của những kẻ có bộ não bé hạt tiêu theo chủ thuyết kinh tế Marx-Lenin mà muốn to bằng con voi hơn chủ nghĩa kinh tế tư bản thì tất nhiên là lãnh hậu quả, và đất nước mãi lạc hậu,...