Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

HỎI ĐÁP VỀ TÀI CHÍNH ( LÃI SUẤT)

Tháng 07 năm 2017
Về hỏi đáp tài chính, nhiều bạn đọc hỏi rằng khi theo dõi các phát biểu phân tích của các chuyên gia tài chính kỳ cựu như PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing, nay là Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, rồi ông Trần Du Lịch - Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Cao cấp Quản lý Nhà nước, kiêm ĐBQH, rồi các ông bà giáo sư tiến sĩ lâu năm như Võ Đại Lược, Trần Đình Thiên, Nguyễn Đình Cung,.. Họ nhiều lần phân tích là VN cần hạ ngay lãi suất xuống, kể cả hạ lãi suất xuống 3,5%,… để doanh nghiệp VN dễ cạnh tranh nhờ lãi hạ,… điều đó như thế nào, sao họ không hạ lãi suất được không bạn,.. ?
Ôi thôi tôi thì trả lời là không hiểu họ đang sống ở đâu trên quả đất này, đó là thuần về nghiệp vụ tài chính thì ai cũng mong lãi suất quốc gia mình hạ thấp cả, nhưng mà hạ thế nào là hạ, và thích cắt hạ lãi suất như thế nào là được? Nó nghe qua rất đơn giản, nhưng không đơn giản như họ nghĩ, có lẽ mấy ông bà giáo sư tiến sĩ kinh tế tài chính kia họ chưa từng đầu tư trái phiếu bao giờ cả nên họ mới hồ đồ nói vậy.
Đó là tôi không đề cập đến vấn đề cơ bản là lãi suất so với lạm phát hay lãi suất thực dương,…
Mà ở đây yếu tố vẫn là khi hạ lãi suất đó thì hãy xem rằng chi phí lợi suất trái phiếu của mình đang treo cao (thấp) ở mức nào, chứ không thể thích tùy tiện là muốn hạ lãi suất là được. Nó vẫn tùy thuộc về ước lượng mức nợ nần của quốc gia đó (không áp dụng cho các nước có đồng tiền mạnh như đồng USD, EUR, JPY,..).
Đó là như tôi hay nói khi nào các mức nợ của VN giảm xuống thì lãi suất tự động sẽ giảm thôi, còn khi nào mà cứ tăng nợ thì lãi suất sẽ phải tăng chứ không thể hạ được, vì khi nói đến nợ công tăng cao thì cũng có nghĩa là sự thâm thủng ngân sách tích lũy của hàng năm gia tăng (tức là nạn bội chi là chi tiêu nhiều hơn từ thu thuế) thì họ phải tăng thuế, hay in bạc ra xài hoặc tiếp tục đi vay và trả thêm tiền lời cao hơn (lãi suất trái phiếu), và nhất là các khoản nợ nước ngoài, các nhà đầu tư họ sẽ tăng lãi suất lên các khoản vay khi thấy rủi ro nợ nần quá cao của quốc gia đó,..thì nó sẽ tác động đến các khoản vay thương mại cũng sẽ tăng lên. Đó là chuyện đơn giản mà tôi lý giải bình dân nhất mà ai cũng có thể hiểu được chỉ cần họ biết đọc biết viết cũng hiểu cả.
Cho nên lãi suất của VN bị kẹt treo trên cao là vậy, đó là do lỗi của chính phủ điều hành kinh tế kém tạo ra mà thôi chứ chả có ai tùy hứng mà muốn giảm lãi suất là được. Hoặc nếu họ đang nói đến giảm lãi suất thì ta nghĩ đến viễn ảnh là họ đang cố dùng thủ thuật tài chính kích thích kinh tế, mà kích thích khi bơm tiền ra rồi thì ta sẽ cần ghi nhớ viễn cảnh là ngày nào đó họ phải thu hồi tiền về nhà, việc bơm tiền ra thì dễ chứ thu hồi tiền về nhà thì rất khó nên ta sẽ chứng kiến kết cục một đợt lạm phát phi mã sẽ xẩy ra là tất yếu,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét