Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

CHÍNH PHỦ YÊU CẦU KHẨN TRƯƠNG QUẢN LÝ TIỀN ẢO

👀  Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018


Trong bài báo “Chính phủ yêu cầu khẩn trương quản lý tiền ảo tại Việt Nam”:http://ictnews.vn/…/chinh-phu-chi-dao-khan-truong-hoan-thie… ,  có lẽ nhiều người ở VN bây giở mới thấm đòn và nhận ra là thần tượng của họ là  ông Vương Đình Huệ Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phụ trách vấn đề vai trò “Phó thủ tướng điều hành lĩnh vực kinh tế, tài chính” như theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác tài chính, tiền tện gân hàng, thị trường chứng khoán, giá hàng hóa, các nguồn đầu tư tài chính, dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, thuế, ngân sách, kế toán,….

Trước hết ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ này ra chỉ thị khẩn trương quản lý tiền ảo tại Việt Nam, tức là cụm từ “tiền ảo” như đồng tiền Bitcoin chẳng hạn thì họ vẫn chưa hiểu chức năng của đồng tiền này, nhưng vẫn liều lĩnh “quản lý” nghiệp vụ này. Điều đó có nghĩa là ta hiểu ông ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ này đang tự tin soạn thảo khung pháp lý cho ra một sắc thuế mới là đánh thuế hay thu thuế vào đồng tiền ảo Bitcoin này.Ôi thôi tôi thì giật mình là đồng tiền Bitcoin này nó mang chức năng là xa rời quản lý của nghiệp vụ ngân hàng trung ương và của các chính phủ là giảm bớt vai trò quản lý của chính phủ, người ta có chỉ có thể thu thuế hay thu chi phí để giảm bớt rủi ro ho nhà đầu tư vào đồng tiền Bitcoin thì cái NHNN VN và Bộ Tài chính, hay ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cần làm nghiệp vụ là đồng tiền Bitcoin sẽ được “bảo hiểm giá cả” như việc nó sẽ được cung cấp các hợp đồng phái sinh hoặc các nghiệp vụ tùy chọn về giá trị của cryptocurrency này ở VN thì tha hồ mà thu phí tổn, và sắc thuế.

Ở VN có lẽ đã có nhiều người là thần tượng của ông này chắc là đã sụp đổ, vì cứ nghĩ là mang chức danh với văn bằng tiến sĩ kinh tế và học hàm giáo sư. Tôi thì nghi ngờ cái háo danh văn bằng giáo sư, tiến sĩ gì đó nó được cấp trong nước thôi. Kể từ khi ông Vương Đình Huệ này lên làm Phó thủ tướng thì ông này nổi tiếng mà tôi hay theo dõi là hay bày ra các loại sắc thuế khá tinh vi, và có những phát biểu khá thiếu kinh nghiệm chuyên môn về hồ sơ kinh tế, ngoại thương quốc tế.

Giới phân tích quốc tế thì trước đây hay nói về ông Vương Đình Huệ, là họ đánh giá ông Huệ này là người có chuyên môn nhất trong các ông bà quan chức cấp cao VN, và họ ca ngoiwij ông Huệ hết lòng, tuy nhiên kể từ khi ông Phó Thủ tướng Chính phủ  Vương Đình Huệ phát biểu trong bài báo "Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,...". Nguồn: http://vietstock.vn/2016/03/hon-3-nam-tai-lap-ban-kinh-te-tu-da-lam-duoc-nhung-gi-761-463365.htm, thì giới phân tích giật mình là lật lại hồ sơ ông này thì kết cục họ đánh giá ông này còn tồi tệ hơn bất cứ ông bà quan chức cấp cao nào của đảng. Vì chưa có bất cứ chuyên môn thực tế nào trong sự nghiệp làm ra đồng lương ngoài xã hội một ngày nào cả, mà chủ yếu ông Huệ này được nuông chiều bơi lặn trong đảng từ dạy hoc cho tới chính trị đều là đảng cả nên ông ta cũng going như bao nhiêu ông bà lãnh đạo đảng của VN trước đây thôi. Ông Huệ này bây giờ mất hút là quốc tế họ ít đề cập và nói tới ông này nữa.

Thí dụ tôi hay nói cuối năm ngoái khi APEC tổ chức ở Đà Nẵng, đó là khi Canada rũ bỏ cái TPP mà tôi hay dự báo là VN nên quyên cái TPP kia đi thì ông Huệ này vẫn tự tin như thể Canada, Mỹ họ cần cái TPP kia. Rồi sau ấy , ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khá tự tin khi cho rằng “phía EU không nên đưa nhân quyền vào nội dung chỉnh sửa của EVFTA”. Tức là ông này có cái thói tư duy rất bảo thủ là như thể mình đúng trên đầu 28 nước EU kia thì phải.

Ông Phó thủ tướng này trịnh thượng tuyên bố thẳng thừng với đại sứ của EU Bruno Angelet với hàm ý cảnh cáo nói cho EU rằng sẽ không có chuyện về hồ nhân quyền vào hiệp định EVFTA.

Đó là sự thiếu chuyên môn và kém hiểu biết của ông Phó thủ tướng Vương Đình Huệ này. Bởi vì cái hồ sơ Hiệp định Thương mại Tự do EU như tôi hay nói với một số quốc gia trên thế giới khi đàm phán thương mại với EU thì đều phải qua cửa ải từng nước thành viên EU đàm phán và phải có bít ghi chữ ký của các nước thành viên thì nó mới hình thành và thi hành có hiệu lực nếu qua cửa ải gọi là Hiệp định Thương mại Tự do Toàn diện mà VN đang đeo đuổi tốn kem muốn có được như Hiệp định Thương mại Tự do EU-Singapore thì VN phải qua cửa ải pháp lý nó phải được phê chuẩn bởi Toà án Tư pháp của Liên minh châu Âu (ECJ) tại Luxembourg. Tuy nhiên nếu chỉ cần một vài nước thành viên từ chối tham gia hay từ chối ký thì cái thỏa hiệp thương mại đó sẽ thất bại, nhất nước Đức họ tuyên bố cái EVFTA giữa VN và EU hiện nay chưa cần thiết thì ta xem như nó đã được cất trong ngăn tủ là đừng mất thời giờ vạch ra lộ trình hay lịch trình đàm phán nào nữa cho tới khi nào nước Đức họ quay lại đàm phán thì mới tính sau.

Trước đây tôi lại hay mỉa mai là ông Vương Đình Huệ này tâm đắc là thần Thần tượng Fan hâm mộ chính sách kinh tế tâm đắc nhất của ông Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, đó là chính sách kinh tế với "hiệu ứng Abe", hay "Abenomics", khi đó ông Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ này tuyên bố "Abenomics", là bài học sâu sắc tại Nhật Bản là kinh nghiệm quý  giá với Việt Nam,...”. Đúng là chuyện quái đản khó tin nổi, vì thực tế chính sách "Abenomics", nó còn chưa biết là có hiệu quả như thế nào đối với Nhật, vậy mà ông Vương Đình Huệ này cũng đòi rước về VN học tập thì quả là chuyện hình như quan chức VN họ mải miết học tập thì phải, học mãi học nữa, là học tới khi mắt mờ là hết còn đọc để mà học mới thôi thì phải.

Tôi nhắc lại là chúng ta đều biết "hiệu ứng Abe", hay "Abenomics", được coi như cái cung bắn ra 3 mũi tên thì cái “ mũi tên thứ hai” của chính sách kinh tế Abenomics đó là bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui nạn giảm phát và đạt mức tăng trưởng cao hơn.

Đó là mâu thuẫn cái “mũi tên thứ 2” là VN sẽ chuốc thất bại tan tành là bởi vì Nhập bơm tiền để kinh tế ra khỏi “giảm phát”. VN thì xoay chuyển ngược lại là nền kinh tế của VN đi từ chính sách kiềm chế lạm phát thì làm sao mà học tập kinh nghiệm của Nhật được. Khốn nỗi nền kinh tế VN hễ ai nghe “bơm tiền” thì lạm phát bốc lên mây, là nền kinh tế VN mục tiêu là cần “giảm phát”. Tức nói hơi quá đà là nền kinh tế cần lạm phát thấp để giữ ổn định giá cả và giảm phí tổn tài chính, là đi ngược lại mục tiêu của các nước lãnh đòn giảm phát vì tiền có giá mà hàng hóa quá rẻ nhưng vẫn không có người mua,….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét