Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

KHI MỌI THỨ GÁNH TRÊN VAI ĐỘI BÓNG ĐÁ U23 CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY

https://www.facebook.com/van.david.90857

Đó là việc đội bóng U23-VN so giày với Qatar với chiến thắng thuộc về đội U23-VN, và trận so giày chung kết với U23-Uzbekistan thì người ta đổ hết trách nhiệm gánh lên đôi vai các cầu thủ trẻ U23-VN rất phẫn nộ là từ chính trị lẫn tới kinh tế và nhiều áp lực khác thì làm sao mà đội U23-VN có được tinh thần thoải mãi để đá bại đội U23-Uzbekistan được. Đó là áp lực khủng khiếp là cho dù đó có là đội Brasil, hay Argentina, kể cả cỗ xe tăng Đức cũng khó có thể có tinh thần đá được. Rốt cuộc đội U23-VN mà tôi cầu mong đội banh U23-VN sẽ thắng, nhưng đã thua U23-Uzbekistan 1 bàn. Đó là chuyện banh bóng.
Trở lại hồ sơ báo chí truyền thông VN đăng tram ngập như việc họ "So găng" kinh tế Việt Nam và Uzbekistan trước trận chung kết lịch sử của U23”: http://cafef.vn/so-gang-kinh-te-viet-nam-va-uzbekistan-truo…, rồi “Nhìn từ U23 của VN thì vận nước đang lên”, rồi họ đăng “Chiến thắng ngoạn mục của tuyển U23 Việt Nam và cảm hứng đất nước hoá hổ, hoá rồng châu Á”: http://cafef.vn/chien-thang-ngoan-muc-cua-tuyen-u23-viet-na… , tức báo chí truyền thông quốc tế họ trích dẫn lại, ca ngợi “người dân Việt Nam ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U23 và điều tích cực đối với kinh tế?”,….
Trước về kinh tế học trích dẫn số liệu về kinh tế của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright trong đề tài phân tích "So găng kinh tế Việt Nam và Uzbekistan trước trận chung kết lịch sử của U23”,….
Đó là hồ sơ phân tích kinh tế và số liệu hoàn toàn sai trái và mới lạ là sai số quá lớn, có lẽ họ trích dẫn số liệu của Wikipedia nên mới có hồ sơ kinh tế mới nhất của năm 2017 vừa qua. Vì thực tế số liệu kinh tế ít nhất phải hết một quý của đầu năm 2018 đi qua thì các tổ chức kinh tế, gat các tổ chức định chế tài chính quốc tế họ mới kiểm kê đánh giá xong. Wikipedia thì nó đã ăn trộm ở đâu và có sẵn rồi thì quả là chuyện lạ khó tin nổi.
Vì theo wiki nó tính cho VN năm 2017 thì GDP (PPP) sức mua tương đương, hay sức mua ngang giá thì VN đạt được con số 648,2 tỷ $, còn GDP tổng sản phẩm quốc nội quy ước là 216 tỷ $ có con số khác thì 220 tỷ $,… nó gần như sát con số mơ hồ của thống kê VN theo đúng chỉ tiêu đề ra đã đoán trước cả 1-năm rồi.
Ôi thôi đó là chuyện so sánh là chuyện của họ, nhưng tôi sẽ đi vào chuyên môn rất ít ai chú ý mà họ hay bỏ qua sai xót cực kỳ nghiêm trọng là trong phát triển kinh tế thì Uzbekistan là quốc gia cực kỳ còn kém phát triển, đó là họ vẫn còn đóng kín cổng rào trong ngoại thương kinh tế với thế giới. Đó là họ còn rất sơ khai, và Uzbekistan họ chưa tham gia thị trường đánh giá tín nhiệm tài chính quốc tế, và cũng chưa thể dùng nghiệp vụ đòn bẩy kinh tế về vay nợ để phát triển kinh tế để đầu tư cho cái GPD, nó hoàn toàn khác với VN là quốc gia này đầu tư nhiều mở hết cánh cửa kinh tế, hội nhập cao độ, tham gia nhiều các hiệp đinh thương mại quốc tế mà còn nhiều hơn cả một số nước phát triển giàu có của Âu châu,… đó là nền kinh tế của VN đã khai thác gần như hết công suất nội lực đưa vào kinh tế, kể cả khai thác tài nguyên gần như cạn kiệt, và tạo ra quả bom nợ và thuế đang quá cao.
Đối với Uzbekistan thì ta cần nhấn mạnh một điều là họ không có được điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với Mỹ, hay Âu châu nhiều và họ chỉ có quan hệ kinh tế ngoại thương với các đối tác chính vẫn là chủ yếu là nước Nga là chính, rồi đến Trung Quốc, Kazakhstan, Hàn Quốc, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và đối tác nước Đức. Nhưng xuất khẩu của họ vẫn lệ thuộc chủ yếu vào nước Nga, rồi tới Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Kazakhstan và một xứ chậm tiến là Bangladesh. Đã thế nhiều năm khi giá hàng hóa xuất khẩu có giá của thì Uzbekistan lại bị Mỹ, EU cấm vận kinh tế, đã thế còn cấm vận Nga gần đây thì quả nhiên khiến Uzbekistan bị tổn hại vạ lây, vì Nga suy yếu dẫn tới Uzbekistan bị thiệt hại nặng,….
Tuy nhiên vấn đề không ở chỗ đó, mà vấn đề ở chỗ là Uzbekistan có lợi thế cao là họ nợ nần rất thấp, đó là Uzbekistan có thành tích của khoản nợ chính phủ theo tỷ lệ phần trăm trên GDP là siêu thấp, đó là thấp nhất thế giới chỉ khoảng 11,5% so với năm 2016 thôi, và năm 2017 nếu đo ra thì tỷ lệ nợ này sẽ giảm nữa, đó là thấp hơn cả Saudi Arabia nổi tiếng là không vay nợ nước ngoài hay phát hành nợ bừa bãi để bắt thần dân của họ cõng thuế phí, đó là rất lý tưởng như xứ Brunei giàu có gần như chả mắc nợ gì cả. Trong khi tỷ lệ nợ nần của chính phủ VN đo trên GDP thì có lẽ hiện nay nó đã tới gần mức 65% rồi, kể cả các khoản nợ khác của VN thì rất cao.
Điều đó nó cho thấy VN chi tiêu đầu tư từ nhà nước kém hiệu năng này để bơm bóng cho tăng trưởng GDP là rất cao lên tạo ra nợ quá lớn và đầy rủi ro. Mặc dầu hiện nay chi tiêu chính phủ tại Uzbekistan (như một thành phần chính của GDP) đang mức rất cao, nhưng kém hơn VN rất nhiều.
Chuyện ngược đời nữa là trao đổi ngoại thương với Mỹ- Uzbekistan thì chính Mỹ mới lại là quốc gia đạt thặng dư thương mại với Uzbekistan, đó là có thể tính trong năm 2017 thì Mỹ đạt thặng dư thương mại với Uzbekistan khoảng 96 triệu USD, năm 2016 thì Mỹ lời được 287 triệu $ nhờ đạt thặng dư thương mại.
Đối lập vế bên kia là VN thì quan hệ kinh tế ngoại thương với Mỹ thì cao gâp mấy trăm lần Uzbekistan, và VN luôn đạt thặng dư thương mại với Mỹ chỉ trong 3 năm thôi thì VN đạt thặng dư thương mại với Mỹ tới 127 tỷ $. Một con số rất lớn so với kích thước GDP của VN, còn tính vào đó nghiệp vụ đầu tư kiều hối của VN do kiều bào đóng góp thì rất lớn,….Thậm chí chỉ trong 11 tháng của năm 2017 vừa qua thì VN khi bán buôn với Mỹ đã đạt thặng dư thương mại với Mỹ lên tới ngạch số 35,4 tỷ USD rồi.
Nói gọn lại là nền kinh tế VN không có bất cứ nội lực nào bên trong cả, mà phụ thuộc rất lớn vào nội lực bên ngoài cũng như đầu tư nước ngoài tác động vào và nền kinh tế dựa vào đầu tư dồn sức của đàu máy kinh tế của rất nhiều công ty nhà nước quốc doanh đủ mọi lĩnh vực chi phối là rất nhiều và hao tổn hơn Uzbekistan,…
Sau cùng có chuyện lạ quái đản hầu hết một số quốc gia tổ chức các thế vận hội rồi World Cup, hay cuồng nhiệt bóng đá quá mức thì một vài năm sau lâm khủng hoảng kinh tế. Xứ Argentina năm 1990, rất hào hứng là cả nước bỏ bê công việc tập trung theo dõi đội bóng con cưng của Maradona với biệt hiệu “Bàn tay của Chúa” thì năm 1990 thì Argentina đạt Á quân thì cũng là những năm Argentina rơi vào khủng hoảng kinh tế nợ nần là vỡ nợ mà đến mãi ngày hôm nay vẫn chưa thoát nợ. Năm 2004 thì Hi Lạp dồn tiền đầu tư xây cất để tổ chức tổ chức Thế vận hội Olympic Mùa hè thì vài năm sau đất nước này rơi vào khủng hoảng nợ nần tồi tệ đến giờ vẫn chưa thoát ra, các công trinh xây cất gần như không ai tu bổ vì hết tiền. Tỷ lệ thất nghiệp có lúc đạt mức gần 28% trong tháng 7/2013 và hiện nay còn ở mức trên 20,8%. Và GDP của Hi Lạp vào năm 2004 thì đã đạt mức 240,5 tỷ $ thì năm 2016 chỉ còn 192,6 tỷ $.
Nước Nga thì tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2014 (Sochi, Nga) và Brasil tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup năm 2014 thì đúng 1 năm sau cả hai cường quốc trong nhóm BRICS rơi vào khủng hoảng kinh tế mà nặng nhất là Brasil.
Thực tế trước đó nước Nga thì trước 1-năm tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2014 (Sochi, Nga) là năm 2013 thì Nga hào phóng dồn tiền đầu tư xây cất hạ tầng cho thế vận hội thì quả nhiên năm 2013-GDP của Nga đạt mức cao nhất mọi thời gian là lên tới 2.230,6 tỷ $ gì đó và năm 2014 thì giảm còn 2.064 tỷ $, thế nhưng sau này qua đi thế vận hội thì kinh tế Nga rơi xuống vực sâu là đến năm 2016 thì GDP của Nga chỉ còn 1.284 tỷ $ thôi.
Xứ Brasil thì khủng khiếp hơn là năm 2014 quốc gia này có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới con số 2.456 tỷ $, và trước đó năm 2011 là gia tăng dồn tiền đầu tư xây cất hạ tầng để đón chào World Cup năm 2014 thì GDP năm 2011 của họ lên tới gần 2.616,2 tỷ $ (vì khi đó Brasil bị nhắc nhở là chậm tiến độ). Kết quả thì việc tăng đầu tư xây cất ấy thì quả nhiên GDP của họ đạt mức cao là không có gì lạ cả. Tuy nhiên vào cuối năm 2014 cho tới năm 2015 thì Brasil phải thanh toán hơn 117 tỷ $ trái phiếu đáo hạn dồn dập, rốt cuộc kinh tế suy thoái và người ta đổ lỗi cho giá thương phẩm hàng hóa sụt giá,….hiện nay năm 2016 thì GDP của Brasil rơi xuống còn 1.796 tỷ $. Quốc gia Nam Mỹ này đang còn bất ổn chính trị lẫn kinh tế rất cao là sau việc thoái trào tổ chức World Cup thì hiện nay nền kinh tế Brasil đã kéo theo hơn 60% dân số trở lại cuộc sống dưới tuyến nghèo khó,….
(*) Tổ chức các Thế vận hội, hay World Cup không hẳn là xấu, mà nó còn rất tốt, miễn rằng việc đầu tư xây cất hạ tầng không có tham nhũng hay lợi ích nhóm là được, cũng như quốc gia ấy tổ chức có biết cách "moi tiền" khách hay không, như du lịch, dịch vụ, chi tiêu mua sắm,...và các tiện ích hàng tiêu dùng cho du khách, hoặc quảng cáo tài trơ của các thương hiệu,... Ôi thôi VN mà tổ chức SEA Games thì đổ nợ là như APEC vừa kết thúc vậy, hạ tầng xây cất thì chưa dùng đã xuống cấp, và có lẽ họ đã tính vào đó cho cái GDP vừa qua. Rồi vấn đề tiêu dùng mua sắm có lẽ nó chỉ có lợi cho doanh nghiệp Thailand, vì VN đã bán hết thương hiệu cho người ta rồi mà.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét