Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

MỘT SỐ SỔ NỢ QUỐC GIA CẦN LƯU Ý

👀  Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018


Có vẻ như chính quyền Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này đang dùng thủ thuật giảm nợ bằng nhiều chuyện hài hước

Trước hết tôi nhắc lại là trong hồ sơ bài báo: “Nợ công, bội chi và GDP”: http://vneconomy.vn/no-cong-boi-chi-va-gdp-20180123094805746.htm  

Đó là người ta đang tìm cách bơm quả bóng GDP tăng lên với lý luận để giảm tỷ lệ nợ trên phần trăm của GDP xuống, kể cả dùng thủ thuật giảm bội chi xuống thấp tới mức là thấp hơn giới hạn 3% của EU, là hiệp ước Maastricht (nợ công là 6% GDP và thâm hụt ngân sách là 3% của năm). Thực tế trung bình, bội chi ngân sách của khối eurozone là khoảng 6 đến 7% GDP (thấp hơn nhiều so với thực tế đang diễn ra tại Hoa Kỳ hay UK).

Với cách dùng thủ thuật kỹ xảo này mà VN thống kê như bài báo mà tôi xin trích: “Tốc độ tăng trưởng bội chi bao gồm trả nợ gốc bình quân giai đoạn 2015 - 2018 là 8,4% cao hơn tăng trưởng GDP bình quân 1,8 điểm phần trăm. Nếu cộng thêm 30% khu vực kinh tế chưa quan sát được vào GDP thì tỷ lệ bội chi theo cách mới chỉ khoảng 2,8% GDP”,….

Đó là thuật thuật lưu manh không hơn không kém của một ông Thủ tướng nổi tiếng về phát biểu linh tinh là không xứng đáng có thực tài cầm quyền tới nhiệm kỳ 2, và tôi nghi ngờ trong hàng ngũ tổ tư vấn kinh tế của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này cũng có khối kẻ học lưu manh mà lên được chức, tức lấy được bằng tiến sĩ kinh tế.

Tôi cũng lại nghi ngờ trong hàng ngũ những kẻ tư vấn kinh tế của VN họ đọc tài liệu phân tích nợ công ở đâu đấy của một số chiến lược gia ngân hàng Goldman Sachs, và tài liệu giáo trình lý thuất vớ vẩn ở đâu đó để khuyến dụ như việc nếu làm tăng GDP cao, điều đó họ sẽ nghĩ rằng tỷ lệ nợ / GDP sẽ dễ dàng so sánh nợ công của quốc gia với tổng sản lượng kinh tế GDP kinh tế trong năm sẽ giảm xuống.

Về lý thuyết thì tôi giải thích đơn giản thế này, đó là tỷ lệ / GDP này mặc dầu nó là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ hay các nhà lãnh đạo quốc gia đó ưa chuộng, kể cả các nhà kinh tế học. Vì họ nghĩ  nó cho phép họ đánh giá khả năng thấy ra dễ nhất các khoản nợ phải thanh toán trả của một quốc gia. Tức là nôm na hiểu đơn giản là nếu tỷ lệ nợ nần cao có nghĩa thì quốc gia không sản xuất đủ GDP để trả nợ, thậm chí nếu GDP co lại lại đẩy tủ lệ nợ trên GDP tăng lên. Rồi có thể họ nghĩ rằng làm tăng GDP cao lên sẽ có một tỷ lệ nợ nần thấp có nghĩa là là nền kinh tế sản xuất ra GDP ấy dư sức trả nợ để tha hồ tiếp tục nâng bội chi lên như tha hồ in bạc hay đi vay để tiêu xài,…Đó là cái thói suy nghĩ rất lưu manh và hậu quả nó cứ thế đẩy gánh nợ cho người dân gánh như qua thuế, qua lạm phát,…

Ở đây tôi hay nhắc lại là ta hết sức chú ý về các gánh nợ quốc gia. Đó là nợ công, nó đo theo tỷ lệ phần trăm trên GDP; Nợ nước ngoài, nó đo chính xác nhất là nợ bao nhiêu ghi bây nhiêu và không đo theo GDP. Bởi vì khi một chính phủ bắt đầu có sổ nợ công hoặc sổ nợ của chính phủ quá cao là trên 65% so với GDP thì quỹ thị trường tiền tệ hay giới đầu tư là chủ nợ họ sẽ tách ra sổ nợ nước ngoài, và nó được cập nhật hàng tháng hay hàng quý để theo dõi trong thời gian tiếp diễn mà năm tổng kết chưa kết thúc.

Thí dụ nước Nga suy yếu về trái phiếu hay bị cháy rách, mặc dầu Nga có thừa khả năng trả nợ bằng tài nguyên và võ khí,….đó là Nga có khoản nợ của chính phủ tính cho tỷ lệ nợ/GDP thì Nga đang mắc nợ chỉ có 17%/ 1.283,20 tỷ $ (là GDP của Nga năm 2016). Tuy nhiên nếu xét về sổ nợ nước ngoài mà Nga vay bằng trái phiếu, kể cả trái phiếu bảo lãnh cho các đại công ty dầu khí quốc doanh của Nga vay thì tính hết năm 2017 vừa qua, Nga đang nợ nước ngoài tới con số gần 530 tỷ $, nó cắn vào gần như ăn hết vào cái khối dự trữ ngoại hối của Nga hiện tích trữ là 434 tỷ $.

Nó cũng giải thích phần nào Nga bỏ chạy khỏi Syria là phải rút bớt quân và khí tài võ khí tốn kém khi đang chiến thắng đối phương, đó là tiềm lực tài chính của Nga quá yếu, nó không cho phép Nga ở đó lâu được, và Nga chỉ để lại số ít quân lính và chỉ huy chiến lược thôi.

Trên thế giới thì những nước mắc nợ đội sổ so với tỷ lệ nợ của chính phủ đo theo GDP thì dẫn đầu là số 1 thì Nhật, đó là chính phủ Nhật nợ nần kiểu này tới 250,50%, , số 2 là Hi Lạp (179%/GDP), số 3 là Lebanon (146%/GDP), số 4 là Italy (132,6%/GDP), số 5 là Portugal (Bồ Đào Nha): 130,4%/GDP), số 6 là Mozambique (120%/GDP), số 7 là Bhutan (119%/GDP), số 8 là Singapore (112%/GDP), số 9 là Cyprus, Síp (107,8%/GDP), thứ 10 là Belgium (hay Bỉ), đó là 107%/GDP, và xếp thứ 11 thì mới là nước Mỹ, khi Mỹ đang nợ nần kiểu này 106,1%/GDP. (Nguồn trích dẫn từ WB, IMF, ECB, các quỹ thị trường tiền tệ, sai số cho phép có thể vài điểm chấm phần trăm).

Tuy nhiên nguy ngập hơn hết là VN nằm trong 12 quốc gia có nguy cơ bất ổn cao về nợ nần quốc gia của họ, vì các khoản nợ đi vay bằng ngoại tệ từ tư nhân cho tới chính phủ rất đáng lo ngại, cộng với khối dự trữ ngoại hối rất kém là quá mỏng manh so với sức xuất nhập khẩu của nền kinh tế quá cao trên tỷ lệ GDP là lớn hơn cả 200%.

Ta hay nhớ rằng nước Ý tuy mắc nợ nhiều, nhưng họ có khối dự trữ ngoại hối bằng vàng xếp thứ tư trên thế giới nếu cộng luôn cái kho vàng dự trữ của IMF vào đó là chỉ đứng sau Mỹ, Đức, IMF. Cụ thể Ý hay Italy đang tích trữ khối lượng vàng dự trữ là 2.452 tấn vàng (Ý chỉ xếp sau IMF là 2.814 tấn vàng). Ý có kho vàng đứng trước cả Pháp, TQ, Nga, Thụy Sĩ,….Cho nên nợ nần của Ý vẫn chưa nguy ngập dù mắc nợ cao.

Đối với nợ nần của Mỹ thì chủ yếu là nợ bằng đồng USD của họ, nên hầu hết các khoản nợ được định nghĩa là như nhau, Mỹ không có nguy cơ vỡ nợ. Nhật hay Singapore cũng thế, dù mắc nợ cao, nhưng hầu hết các khoản nợ đó đều là nợ công dân họ, và đa số là nợ bằng đồng nội tệ của họ như đồng JPY, Dollar Singapore nên hai nước này cũng loại bỏ là không có nguy cơ vỡ nợ, đã thế họ còn có khối dự trữ ngoại hối rất lớn, không nói đến Nhật mà nói đến Singapore mà khối dự trữ ngoại hối của họ gần như bằng 100% của GDP nên người ta có thể cho phép Singapore công bố dự trữ ngoại hối bằng đồng tiền nội tệ của họ mà vẫn được quỹ thị trường giao dịch tiền tệ chấp nhận.

Các sổ nợ khác để đo sức khỏe nền kinh tế. Đó là nợ của tư nhân (đo theo phần trăm của GDP, nợ này chủ yếu dùng cho các nước phất triển cao như Mỹ, Nhật, EU,…). Đó là khoản nợ này thường rất lớn, vì nó tính chung cho cả khoản nợ ccuar các tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính và phi tài chính cũng như cộng luôn vào đó các khoản nợ của các hộ gia đình và các tổ chức xã hội khác,…Các nước EU thì đội sổ nợ về khoản này, như dẫn đầu là Luxembourg nợ nần gần đạt mức 500% so với GDP năm 2016. Các nước khác như Bỉ, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy,… thì nợ nần tư nhân này từ 270% trở lên so với GDP,…. Nợ nần kiều này nó không quan trọng với các nước này, vì đó là nợ nội bộ và người ta có thể xù nợ hoặc xóa nợ,…nó cũng giống như nợ của các khoản nợ của các hộ gia đình (đo bằng GDP). Tuy nhiên thực tế nợ của các hộ gia đình đo theo GDP nó cũng khá nghiêm trọng, vì nó có thể đánh sụt mức tiêu dùng trong nước, vì người ta lo trả nợ ít chi tiêu,…. Nợ kiểu này có thể xù nợ hoặc xóa nợ nên nó cũng không gây hốt hoảng cho thị trường tài chính để có thể làm tăng lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao.

Với các nước phức tạp hơn về kinh tế, cụ thể là khối kinh tế các nước dùng chung đồng EUR thì trong phân tích kinh tế ta cần chú ý thêm một khoản nợ nữa mà phân tích, đó là nợ thu nhập trên đồng lương của các hộ gia đình tính theo tỷ lệ phần trăm của đồng lương hộ gia đình phải trang trải trả nợ, nó cũng chẳng khác mấy về nợ của các hộ gia đình. Nhưng chỉ khác ở chỗ là thu nhập đồng lương thôi,… nợ nần kiểu này rất khó biết được, vì con nợ cũng chả dại gì khai ra là mình đang nợ nần như thế nào, nợ này không quan trọng.

(*) Hãy nhớ rằng những nước lâm khủng hoảng trước đây như Venezuela, Argentina, rồi khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 1997 ở Á châu (Đông Á) và Liên bang Nga 1998,… thì họ chủ yếu mắc nợ các khoản trái phiếu vay nước ngoài kể cả các khoản vay bảo lãnh của các doanh nghiệp quốc doanh nhà nước mà chính phủ nước đó đứng ra bảo lãnh, còn nợ trên tỷ lệ GDP của chính phủ hay các khoản nợ công của họ là rất thấp, là có khi chỉ dưới 40%, nhưng vẫn vỡ nợ.

(**) Đối với VN, thì quốc gia này nổi tiếng là người dân họ hay nói xấu chế độ hay lãnh đạo của họ, điều đó có thể kiểm chứng trên lưu trữ của Google, Facebook,... thì rất đáng ngại là bất kể sổ nợ nào cũng nguy hiểm cho quốc gia này, vì người dân sẽ không còn niềm tin vào chế độ đó nữa thì tất nhiên họ sẽ không mua nợ hay mua trái phiếu chính phủ mà bảo toàn vốn như người găm giữ vàng, ngoại tệ như USD, EUR, JPY,....làm tài sản tích trữ phòng hờ thì hậu quả dễ dẫn đến sự vỡ nợ của quốc gia này vì thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ hay vàng đưa vào kinh tế vì nạn tham nhũng quá nặng là chỉ biết vơ vét tài nguyên tài sản công quỹ quốc gia thì ai dám đem tiền hay mua nơ nhà nước được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét