Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

TIẾN SĨ PHAN MINH NGỌC KHÔNG CÓ MỘT CHÚT HIỂU BIẾT GÌ VỀ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH ĐỒNG TIỀN VND NEO VÀO ĐỒNG USD

👀  Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018


Đó là hồ sơ bài báo: “Chính sách đô la Mỹ yếu sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?” của ông tiến sĩ Phan Minh Ngọc, nguồn bài báo: http://cafef.vn/chinh-sach-do-la-my-yeu-se-tac-dong-the-nao-den-viet-nam-20180126100554726.chn

Về chủ đề khá chuyên môn về tài chính quốc tế thì tôi nhắc lại là trên thị trường tài chính quốc tế hiện nay nhiều người hay nhầm lẫn tai hại là việc họ phao tin phân tích linh tinh như việc TQ sẽ ngưng mua trái phiếu kho bạc Mỹ,…đó là tin tức vớ vẩn ở các tờ báo lá cả, vì khi phân tích như vậy thì cần phỏng vấn chuyên gia tài chính các ngân hàng quốc tế họ tư vấn.

Ta đều biết,  đối với những quốc gia neo tỷ giá cố định, kèm cụm từ "nới biên độ +/-2%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) của TQ, và đồng bạc VND của VN.

Với TQ, họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.

Đồng RMB của TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,...

Trong động thái mới nhất, đó là TQ đang dần dần thay đổi cách tính đồng RMB của họ qua chỉ số "CFETS RMB Index" thương mại gia trọng. Đó là TQ bắt chước cái chỉ số thương mại gia trọng của Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED)  đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar", và pha trộn với chỉ số US Dollar Index (DXY) thì TQ sao chép y chang Mỹ.

Đó TQ đang áp dụng tiệm tiến thi hành chính sách gọi là làm giảm rổ tiền gia trọng ngoại thương như đồng USD của Mỹ xuống còn 22,4% từ 26,4% và đồng EUR xuống 16,34% so với mức 21,39%. Đồng thời gia tăng nâng trọng số đồng Won Hàn Quốc (KRW), đồng Rand Nam Phi (ZAR), đồng peso Mexico (MXN),….sẽ có tỷ trọng nâng lên 21,09%  thì TQ họ cần thay đổi lại từ từ chiến lược ngoại thương, vì hàng hóa của TQ hiện nay khó cạnh tranh được với hàng hóa của EU, Mỹ, vì chính sách tiền nhiều và rẻ của những khối kinh tế này cũng như hàng hóa của TQ vi phạm sở hữu trí tuệ và bán phá giá,….thì quả nhiên TQ họ cần phải tính đường khác để bù đắp vào.

Trên thế giới cộng đồng tài chính thì các danh sách các nước neo tỷ giá cố định đã bứt neo hoặc còn giữ neo như đồng Saudi Riyal của Saudi Arabia, đồng Venezuelan Bolívar của Venezuela; Dollar Hong Kong Hong Kong; đồng Egyptian Pound (EGP) của Ai Cập; Dollar Brunei (BND) của Brunei chốt tỷ giá theo đồng Dollar Singapore, trong khi Dollar Singapore (SGD) chốt tỷ giá theo đồng USD như đồng bạc VND. 

Các nước Âu châu chốt đồng bạc của họ theo tỷ giá cố định vào đồng EUR thì hiện nay họ cũng thả dây neo tỷ giá do đồng EUR biến động và lãi suất âm của đồng tiền cac nước Âu châu này,  đó là đồng bạc Danish Krone (DKK) của  Đan Mạch; Bulgaria neo tỷ giá đồng Bulgarian Lev có ký hiệu là BGN vào đồng EUR,...Thậm chí cả Thụy Sĩ, thì đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) cũng chốt tỷ giá cố định của họ vào đồng EUR, nhưng kể từ ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ  neo vào cho 1 EUR, và hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ âm -0,75% vì cái tam giác đồng CHF, USD, EUR thay đổi chóng mặt.

Đối với VN thì quốc gia này thực chất không có giữ tỷ giá nào cả, mà quyết định giữ neo tỷ giá nó do cái NHNN VN này quyết định thông qua Bộ Chính trị. Đồng bạc VND tăng giá hay giảm giá nó tùy thuộc vào sự dự trữ ngoại hối của họ.

Thí dụ trước đây đồng USD sụt giá kỷ lục trong năm 2008 thì tỷ giá đồng bạc VND cũng giảm giá, và khi đồng USD tăng giá mạnh thì đồng bạc VND còn sụt giá mạnh hơn, thậm chí là phá gia tới 4,5% trong mấy hôm vào tháng 8/2015.

Lý do giải thích cũng dễ hiểu là nếu bây giờ đồng bạc VND để tăng giá như chỉ còn 21.000,00 VND = 1 USD thì VN sẽ tự sát là hết ngoại hối để mà chống đỡ cho sự ồ ạt rút vốn và chốt lời của giới đầu tư, vì người dân và giới đầu tư sẽ bán tháo đồng nội tệ VND để mua được nhiều USD hơn, NHNN VN thì chắc chắn không có đủ ngoại tệ để bình ổn tỷ giá, nếu con nguy ngập tâm lý bầy đàn thì sẽ kéo đứt cái dây neo luôn, còn nếu tiền VND bị giảm giá quá sâu thì VN cũng bị kẹt là bị hiện tượng “đô la hóa mạnh trong nền kinh tế”, và giới đầu tư và thị trường lại sẽ bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng bạc VND để chuyển sang tài sản an toàn như vàng, USD để phòng hờ mất tài sản của họ do lạm phát, tiền sụt giá. Cho nên họ phải canh chừng giữ tỷ giá của họ thôi. Tức là chạy đường nào cũng rơi xuống vực cả nếu không kiểm soát được dây neo.

Trong 12-tháng qua, tỷ giá hối đoái US Dollar / Singapore Dollar thì đồng Singapore Dollar đã tăng được 8,62% so với đồng USD


Với tỷ giá hối đoái United States Dollar / Viet Nam Dong thì đồng bạc VND chỉ tăng được chưa tới 0,40%


Trong khi tỷ giá hối đoái United States Dollar / China Yuan Renminbi thì đồng Yuan tăng được hơn 8% so với USD.


Đó là 3 đồng tiền neo tỷ giá cố định có biên độ kiểm soát thì ta tự hỏi cái đồng bạc VND kia có tỷ giá gì khi VN neo tỷ giá gọi là tỷ giá cố định", hay "fixed exchange rates", mà trước đây VN lập ra chỉ số gọi là đo sức mạnh đồng bạc VND qua “chỉ số VND-Index” với rổ tiền các nền kinh tế gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, và Thái Lan. Tức là nó bao gồm đồng USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD, THB. Biên độ giao động của tỷ giá vẫn áp dụng là +/- 3%...

Đó là chỉ số ma. Là nó chưa bao giờ đúng hay có thật cả. Mà ta có thể gọi là “chỉ số con lừa vĩ đại của thế kỷ 21”,...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét