Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

KHÔNG ĐỂ GIÁ XĂNG THẤP HƠN CÁC NƯỚC KHÁC

👀  Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Trong hồ sơ bài báo mà nhiều người ở VN ngơ ngác khi người ta đề xuất, tức là người nhà của Bộ Tài chính VN, họ lý luận: “Tăng cao nhất 8.000 đồng/lít: Không để giá xăng thấp hơn các nước khác”: http://m.xecuatui.vn/tang-cao-nhat-8000-donglit-khong-de-gia-xang-thap-hon-cac-nuoc-khac-xct2689.html 

Và tôi trích một đoạn lý giải của Bộ Tài chính: “Việc nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít, đại diện Bộ Tài chính lý giải đề xuất này nhằm ứng phó với việc thuế nhập khẩu xăng dầu giảm, không thể để giá xăng thấp hơn các nước, tránh buôn lậu.”.

Tức là lý giải theo thói quen mà tôi hay mỉa mai là lươn lẹo. Có thể họ học lý luận chính trị cao cấp là để dùng nó lý giải cho thị trường.

Lý do chuyện này rất bất thường, bởi vì nếu nói như vậy thì hai xứ Đông Nam trong hiệp hội  10-nước ASEAN thì trong đó có 3 nước là lái buôn bơm hút dầu thô nhiều nhất là dẫn đầu Indonesia (từng là thành viên khối OPEC) rồi kế đến là Maylaysia, và VN. Nhưng hiện nay Indonesia dù đã ra khỏi khói OPEC thì họ lại bán xăng dầu thành phẩm qua chế biến là rất rẻ chỉ khoảng 0,48 USD cho 1 lít xăng thôi, giá cả gần như không tăng kể từ cuối năm 2016 cho tới tháng 1/2018 như hiện nay. Trong khi Maylaysia thì hiện nay bán xăng lẻ cao hơn một chút vì để thâm hụt ngân sách quá nặng là nợ công tăng cao, nhưng họ chỉ bán xăng lẻ ở mức trung bình cho toàn quốc chia ra thì là người đổ xăng chỉ trả 0,56 $ cho chi phí 1 lít xăng thôi. Cuối năm 2016 thì chỉ có 0,45 $ / lít xăng thôi. Và Maylaysia cũng chỉ tăng giá xăng bán lẻ 4 lần kể từ cuối năm 2016 cho tới tháng 1/2018 thôi.

Về nghiệp vụ đầu tư vào nhà máy lọc xăng dầu thì tôi tính cho 3 lái buôn là nhà sản xuất xăng dầu lớn nhất của 10-nước ASEAN thì hiện nay có lẽ kể từ khi cứu tăng trưởng GDP kinh tế của năm 2017 vừa qua thì VN gia tăng bơm dầu thô bất kể lời lỗ là bất chấp giá dầu thô khi đó sụt giá dưới 45 $ cho chi phí một thùng dầu là thậm chí năm 2016 khi giá dầu thô chạm đáy giao động từ 27-28 $ cho chi phí 1 thùng dầu thô thì VN càng gia tăng hút dầu thô để chấp nhận chịu lỗ, miễn rằng vét được USD cho ngân sách trả nợ là được. Còn phần bù lỗ thì in tiền VND ra bắt tất cả người dân phải trả thay vì họ phải tự phát hành trái phiếu đi vay ngoại tệ với lợi suất đắt, có lẽ vay không được vì rủi ro trả nợ của VN quá thấp, là quá kém. Bởi vì thực tế với kỹ nghệ khai thác dầu thô của VN cực kỳ lạc hậu thì ít nhất giá dầu thô phải đạt trên 48-52 $ thì mới khai thác hòa vốn hoặc lợi một chút xíu thôi.

Vì ham mê khai thác dầu thô bằng mọi giá thì hiện nay có thể các giếng dầu của VN đã sắp cạn kiệt, mà có đi thăm dò trong lãnh thổ của mình thì sợ té đái ra quần là sợ TQ. Nên vì thế mà nhiều tổ hợp dầu khí của Ấn Độ, Tây Ban Nha, Nga, thậm chí là tổ hợp dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil (NYSE: XOM) trì hoãn thăm dò và khai thác dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh của VN, bởi vì chế độ CSVN này hèn nhát là không quyết đoán chủ quyền của mình khi có thể bị áp lực từ phía TQ sau khi VN tổ chức APEC, mà trước đó VN tổ chức APEC thì hứa hẹn rất quyết đoán là công ty ExxonMobil và phía VN nhất chí khai thác mỏ dầu khí  Cá Voi Xanh của VN mà có thể tạo ra nguồn thu cho ngân sách của VN mấy chục tỷ USD, nhung sau khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắn mấy chục phát đại bác đón tiếp Chủ tích Tập Cận Bình sau khi APEC bế mạc thì bỗng nhiên dự án mỏ dầu khí  Cá Voi Xanh của VN bị trì hoãn.

Đó là người ta cần chú ý cái ông 74 tuổi này của VN, vì nhân vật này rất đáng ngờ là thân Tàu quá mức rất nguy hiểm. Vì kinh tế biển của VN sau này có thể nâng đỡ cho 70% của GDP khi VN cạn kiệt tài nguyên khai thác trong đất liền, kinh tế biển có thể là đốt xương sống cho VN từ lĩnh vực công nghiệp vận chuyển toàn cầu, cho tới khai thác dầu khí,… cái chuyện ông Trọng đang chống tham nhũng để tô hồng thành tích của ông ta thì số tiền tham nhũng ấy chỉ đáng giá một phần mấy triệu của ngàn tỷ USD của VN về kinh tế biển sau này mà người dân VN cần chú ý.

Trở lại hồ sơ tăng giá xăng của VN cho theo kịp các nước đã là quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" (middle-income trap), có thu nhập cao thì tôi lại càng mỉa mai là bởi vì họ lý luận để chống buôn lậu thì cớ sao Indonesia, Malaysia họ không chống buôn lậu xăng dầu theo lý luận của Bộ Tài chính VN nhỉ, vì họ đang bán xăng lẻ chỉ bằng một nửa của VN mà. Thậm chí Malaysia, Indonesia họ còn đang đi nhập khẩu xăng dầu về nước để bán cho người dân, vì họ không muốn khai thác dầu thô nữa là họ để dành cho chiến lược an ninh năng lượng của họ nhưng vì sao họ lại bán xăng lẻ rẻ hơn VN. Thậm chí là TQ thiếu xăng dầu là đi nhập khẩu xăng dầu rất lớn là hiện nay lớn nhất thế giới, vậy mà họ vẫn bán xăng lẻ cho người dân họ thấp hơn cả VN.


Đó là tôi nghi ngờ là ngân sách của VN hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng là có thể họ phải đang trả nợ quá lớn nên mới nghĩ ra chuyện tăng giá xăng dầu đầy bất ổn này.

(*) Thực tế chế độ CSVN này tăng giá xăng dể bù đắp cho thiếu hụt ngân sách thôi, nó cũng giải thích dễ hiểu là vì đảng CSVN hiện nay đang muốn lấy lại uy tín là tất nhiên họ cần giảm thuế và giảm chi phí khác cho người dân, thay vì lại liều lĩnh đổ thêm xăng vào lửa cho người dân tức giận như việc tăng nhiều sắc thuế điên cuồng và tăng giá xăng dầu để chuốc rủi ro bất ổn, đó là họ chấp nhận như vậy để cứu ngân sách thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét