👀 Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018
Có một nơi hiếm hoi trên thế giới đó là quốc gia cộng sản VN, mặc dầu nhà nước độc quyền về xăng dầu, từ khai thác dầu thô cho tới sản xuất chế biến hay nhập xăng dầu về bán. Đó là có lịch trình tăng giá xăng dầu rất nhạy và rất nhanh, mà còn nhanh hơn cả thị trường. Đó là giá xăng dầu ở VN lại sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng giá hôm nay hoặc ngày mai.
Cũng lại có một nơi hiếm hoi trên thế giới, đó là cũng tại VN này, bất kể khi giá dầu thô tăng giảm thì đều gây tác động xấu cho nền kinh tế, đúng là chuyện quái đản khó tin nổi.
Chẳng hạn khi giá dầu thô sụt giảm mạnh thì nhà nước này lo sợ bị mất nguồn thu cho ngân sách, và các dự án đầu tư xây cất tạm ngừng, với lý luận thiếu tiền hay tiết kiệm nguồn thu vì giá dầu thô giảm giá sâu.
Tuy nhiên, khi giá dầu thô tăng mạnh, tác động tới việc giá xăng dầu đã qua chế biến dùng cho sinh hoạt sản xuất thì vế bên kia là doanh nghiệp và người tiêu dùng bị thiệt hại nặng vì họ lo lắng chi phí giá xăng dầu cao không có lời trong sản xuất,…đã thế nhà nước cộng sản này cũng hùa theo giá tăng bằng mọi giá, kể cả tăng chi phí giá xăng lên 8.000 VND/lít xăng để viện cớ bảo vệ môi trường, thậm chí kể cả xăng gọi là xăng sinh học E5 gì đó được rêu rao quảng cáo là “thân thiện môi trường”, và cũng bị cáo buộc là thủ phạm gây ra hàng loạt vụ cháy xe gần đây thì người ta vẫn tính vào đó chi phí bảo vệ môi trường luôn với mức phí cao nhất.
Tức là ở xứ thiên đường XHCN này xăng dầu có tăng hay giảm thì thì nó cũng gieo rắc nỗi lo lắng cho quốc gia này cả.
Chuyện khó tin nữa khi giá dầu thô ngọt nhẹ nó được giao dịch trên sàn giao dịch New York Mercantile Exchange (NYMEX) của CME (Chicago Mercantile Exchange) là chuyên liệt kê các hợp đồng tương lai của dầu thô WTI, tức là West Texas Intermediate (thường được gọi tắt là WTI) sụt giá mạnh kéo dài nhiều năm, kể cả dầu thô biến nhất là Brent North Sea Crude (thường được gọi là Brent Crude, chủ yếu được mua bán ở London) tuột giá ở thị trường con Gấu nhiều năm thì các nước khác phụ thuộc vào nhập khẩu dầu lửa thì họ đều nhân cơ hội đó là món lợi lớn là gia tăng đầu tư xây cất hạ tầng cho kinh tế, vì dầu thô giảm giá thường là nó kéo nhiều loại hàng hóa cùng giảm, phí tổn đầu tư cũng hấp dẫn là hóa đơn đầu tư tài chính cũng giảm, kéo theo giảm mọi chi phí, và các nước đó đã nắm bắt cơ hội đầu tư khi giá dầu thô sụt giảm, nhưng họ sẽ giảm đầu tư khi giá dầu thô nhúc nhích tăng cao như hiện nay. Đó là chiến lược đầu tư rất hợp lý để xây cất hạ tầng cho kinh tế khi giá dầu rẻ, mà còn tránh được phí tổn tài chính cao.
Đối với VN, đó là quốc gia này thì đi ngược lại quy tắc đầu tư, đó là khi giá dầu thô sụt giảm thì họ giảm đầu tư, dù tiền nhiều và rẻ, lãi suất thấp, chi phí giá thành nguyên liệu thấp nên giảm hóa đơn vay nợ. Nhưng khi giá dầu thô tăng cao thì người ta ồ ạt tung ra các dự án đầu tư vĩ cuồng là dồn dập đầu tư xây cất hạ tầng cho kinh tế.
Kết quả nó đẩy mọi thứ chi phí tài chính, và nhiều phát sinh khác mà ta thường thấy món đặc sản trong kinh tế thị trường định hướng XHCN của họ, đó là “công trình đội vốn, thiếu vốn”, hay “công trình ngàn tỷ VND ngừng thi công vì thiếu tiền, chi phí đắt đỏ”. Thậm chí khi xây cất xong rồi thì có hiện tượng “công trình bị rút ruột để bù lỗ do chi phí nguyên liệu tăng cao”.
Hậu quả, một đất nước chỉ có những con người thích lập ra "siêu ủy bản quản lý vốn nhà nước", chứ không có thấy ai đề cập hay lập ra "siêu ủy ban đánh giá phân tích, nghiên cứu các dự án đầu tư". Đó là họ chỉ biết quản lý tiền sẵn có của "nhân dân" chứ không biết làm cái chuyện nào khác cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét