Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

BÀI HỌC KHI QUYẾT ĐỊNH MỘT VẤN ĐỀ LỚN MANG TẦM VÓC QUỐC GIA

👀  Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017


Đó là mới đây Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cải tổ thuế với những thay đổi lớn nhất về luật thuế của Mỹ kể từ những năm 1980, với phiếu bình chọn sít sao.

Về hồ sơ thuế và các cơ quan thuế thì tôi cung cấp cho độc giả ở VN đường link tham khảo với đầy đủ hồ sơ và phân tích thay vì ở VN hiện nay có mấy ông chuyên gia kinh tế quốc doanh phân tích chuyện bao đồng nhảm nhí linh tinh về cải tổ thuế khóa ở Mỹ. Đó là bạn đọc truy cập ở đây: https://taxfoundation.org/data , trên đường dẫn bạn đọc nhấn nút đọc qua các mục khác thí dụ mục mới nhất về thuế: https://taxfoundation.org/important-differences-house-senate-tax-reform-bills-heading-conference/  , và tương tự : https://taxfoundation.org/tag/tax-cuts-and-jobs-act/  

Đối với các luật lệ hay cải sửa luật nào đó từ thuế cho tới tài chính ngân hàng thì quy mô của nó mang tầm vóc cả nước là cả quốc gia, và nếu là Mỹ thì ảnh hưởng cả toàn cầu. Chi nên khi ra luật gì thì nó không do một cá nhân nào đó ngẫu hững đề xuất như ta hay thường thấy ở VN có một số kẻ mắc chứng bệnh triệu chứng tâm thần phân liệt, đó là những ông bà giáo sư tiến sĩ gì đó đề xuất cải sửa chữ viết tiếng Việt, rồi một ông luật sư ở đâu đấy đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng, và rất nhiều đề xuất của những kẻ bất tài vô năng lực không có chân đứng trong xã hội và không có sự phản biện của giới phân tích chú ý, vì đâu ai phản biện với bọn tâm thần đề xuất đấy đâu.

Hãy nhớ rằng luật thuế vừa ở Mỹ được chuẩn thuận thì nó có đến hơn 137 các giáo sư đại học, các nhà kinh tế học ký lá thư gửi Quốc hội Mỹ, và có 70 chuyên gia kinh học phản đối, tuy nhiên số đông vẫn có giá trị cao hơn, hồ sơ này bạn đọc xem thêm ở tờ báo không chính thức đăng lại: https://www.cnbc.com/2017/11/29/137-economists-support-gop-tax-reform-bill-in-open-letter-commentary.html

Đó là kết quả phải qua nhiều cửa ải trì hoãn trước đây, vì nó cần sự phản biện phân tích và sự chuẩn thuận bỏ phiếu của Quốc hội Mỹ thì mới được thông qua, và sau này mà thất bại bẽ bàng thì người ta cứ tới cái Quốc hội Mỹ mà hỏi tội tính sổ với những người bỏ phiếu và các nhà kinh tế học ký “huyết thư” mà bắt đền họ.

Kinh nghiệm trước đây về khủng hoảng tài chính Mỹ, Quốc hội, Chính quyền liên bang cải sửa Đạo luật Glass-Steagall (gọi là Luật Ngân hàng năm 1933), rồi  Đạo luật Cải cách Phố Wall Dodd-Frank, và Quy tắc Volcker,… khi đưa ra luật ấy thì nó phải được phân tích tranh cãi của các nhà kinh tế học xuất sắc, rồi các giáo sư kinh tế học hàng đầu của Mỹ, cũng như các chiến lược gia, chuyên gia xuất sắc về lĩnh vực ngân hàng bàn cãi và bỏ phiếu bình chọn thăm dò, rồi sau ấy nó phải qua cửa ải bỏ phiếu của Hạ viện, Thượng viện của Quốc hội Mỹ rồi Tổng thống Mỹ mới ký thành luật thi hành.

Đấy là kinh nghiệm không riêng gì ở Mỹ mà ở các nước khác cũng vậy, là khi một luật nào đó đưa ra như cả về luật cải cách thuế má cũng vậy, nó phải được đồng thuận của sự đồng ý giới chuyên gia ủng hộ và sự thăm dò tham gia của người dân và sự bỏ phiếu của Quốc hội khi ai đó đề xuất, mà phải do một nhóm người đề xuất có chuyên môn cao về lĩnh vực ấy,… Nó không giống như ở VN là một ông nghị gật bất ngờ đề xuất đánh thuế tiền điện tử Bitcoin, rồi một ai đó ngẫu hứng đề xuất đánh thuế VAT học tập kinh nghiệm của nước khác, rồi một ông bà nào ấy ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, đề xuất tăng giá xăng điện, đề xuất xây đường xe lửa cao tốc vĩ cuồng trị giá 56 tỷ $,…nó giống như một đất nước bát nháo vô luật pháp, vô chính phủ là không có nhà lãnh đạo, là ai cũng ngẫu hứng đề xuất, vậy mà đề xuất ấy vẫn được những kẻ lãnh đạo cấp trên nhắm mắt ký thành luật thì mới là chuyện quái đản. Kết cục quốc gia này phải trả giá đắt cho các dự án kinh tế nhiều triệu tỷ VND bị lỗ nặng, từ các dự án Dự án bauxite Tân Rai, Tây Nguyên, Vinashin, Fomosa Hà Tĩnhm...và rất nhiều dự án đầu tư lớn lao, kể cả dự án BOT cỏn con đang diễn ra mà người ta duy ý chí đề xuất không qua sự kiểm định lượng giá nó, và cái giá phải trả là không tránh khỏi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét