Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

KHI CÁC CÔNG TRÌNH CỦA VN BỊ ĐỘI VỐN

👀  Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Những công trình “tầm vóc quốc gia của VN bị đội vốn” nó cũng dễ hiểu là không có gì lạ cả. Đó là như tôi nói trước đây là tại VN họ không có các nhà kinh tế xuất sắc giàu kinh nghiệm trong thẩm định rủi ro các dự án đầu tư.

Việc này cũng rất dễ chứ không khó lắm. Chẳng hạn tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn 30.000 tỷ VND mà trách nhiệm 3 bộ và cả cá TP.HCM này cộng vô nữa. Từ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, rồi cả lãnh đạo TP.HCM cũng dính vào đó. Vế bên kia là Hà Nội thi công Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thì cũng đội vốn đáng ghê tởm dù rằng xây cất đường sắt Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thực chất rất đơn giản là người ta chỉ xây nó như cây cầu thôi.

Về chuyên môn trong nghiệp vụ phân tích thẩm định rủi ro các dự án đầu tư lớn lao là lớn gấp nhiều lần VN ở các xứ Trung Đông, Nam Mỹ,.. thì tôi cũng đã tham gia và đã bác bỏ nhiều dự án cả nhiều chục tỷ $ khi khuyến cáo năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các công ty đấu thầu, đó là tôi phân tích qua hồ sơ chủ yếu là năng lực tài chính qua thị trường vốn, nhà tài trợ, thị trường chứng khoán, cũng như uy tín daonh nghiệp đó có trong thành tích quá khứ. TQ thì tôi bác bỏ và khuyến cao 4 dự án đầu tư tổng số tiền 17 tỷ $. Vì khả năng tài chính yếu của công ty cũng như kinh nghiệm của nước tiếp nhận đầu tư là không có khả năng đảm trách công việc, máy móc hầu như buộc phải nhập khẩu thì rủi ro đội vốn tất xẩy ra.

Dù rằng về lý thuyết không phải tôi am hiểu hết mọi thứ, đó là khi một dự án đầu tư nếu tôi chủ trì thì đầu tiên tôi phải cần phải thuê đội ngũ kỹ sư am hiểu lĩnh vực cần đầu tư đó để thẩm định thiết bị công nghệ, và cần thuê thêm luật sư, kế toán, kiểm toán,.. và họ cần phân tích đầy đủ hồ sơ rủi ro, sau ấy tôi tổng hợp lại và cân nhắc những công ty nào sẽ được lựa chọn. Nó không phải là tar thầu thấp hay cao. Thường thường về đánh giá năng lực tài chính và uy tín của công ty thì tôi hay lựa chọn những công ty có niêm yết giá chứng khoán có bề dày thành tích, và phân tích rủi ro giá cả trong tương lai như lợi ích giá chi phí sắt thép, dầu khí, kim loại, nguyên liệu khác trong kỳ hạn của dự án tăng giảm ở mức độ nào mà công ty đó có lợi hoặc có khả năng chịu đựng được rủi ro biến động kinh tế.

Chẳng hạn đối với dự án đội vốn của tuyến tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên thì cũng không thể đổ lỗi cho ai được. Bởi vì dự án này lượng giá sai. Đó là dự án này không gặp may khi những năm 2007 thì giới phân tích kinh tế và tài chính đã dự báo bong bóng tài sản ở Mỹ sẽ bị vỡ, giá cả mọi thứ biến động rất thất thường là nhiều dự án chào thầu lớn trên thế giới thì họ ngưng và nghe ngóng, và quả nhiên sang năm 2008 thì khủng hoảng kinh tế Mỹ bùng phát và lây nan ra toàn cầu kéo dài đính điểm tới năm 2009 thì trên thê giới có khá nhiều dự án xây cất bị bỏ hoang và ngừng thi công vì thiếu vốn và đội vốn do tỷ giá hối đoái tiền tệ trên thế giới nhảy múa.

Thậm chí là các dự án xây cất nổi tiếng ở Dubai  của  Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng gặp khốn đốn và suýt phá sản và vỡ nợ vì chi phí đội vốn chứ không riêng gì ở VN đâu.

Tại VN thì thị trường cổ phiếu khi ấy bể bóng và nhiều thứ lạm phát cao trào và cái dự án tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên này không may rơi vào nhiều điều không đúng thời điểm. Vì dự án đi vay nợ và tài trợ như VN nên người ta đội vốn và không chịu trách nhiệm bị phạt nặng khi các nhà thầu không hoàn thành vốn mà đòi châm thêm vốn thì cũng có nhiều lý do đó là do mình quá ngu mà thiên hạ quá khôn nên họ cài vào đó nhiều điều khoản phòng hộ có lợi cho họ, chứ thuần về nghiệp vụ đầu tư thì nếu tôi làm chủ và là người quyết định dự án ấy thì mấy cái công ty Nhật đừng có mơ mà vét đồng nào hay đòi nâng vốn mà có lỗ lã thì cũng phải hoàn thành với tôi, không là sẽ khó mà tôi để yên, nếu không muốn nói là giá cổ phiếu công ty đó sẽ bị sụt giá tan tành.

Ôi thôi, cũng không thể trách ai được, do VN nghèo và vay vốn tài trợ của người ta nên đành phải chiu thôi, họ thi công cuốn chiếu hay cuốn gói thì cũng đành chịu thôi. Thực tế như tôi hay nói những công trình vĩ đại và vĩ cuồng này tốt nhất là VN nên tự chủ là tự phát hành nợ mà đấu thầu lấy và đừng đi vay vốn tài trợ của thiên hạ như vay ODA làm gì vì có thể bị kẹt là bị nhà thầu ăn vạ mà không bị kiện cáo,…

Kết luận của tôi thật bẽ bàng là phần lớn lõi lầm vẫn do chính quyền CSVN mà ra cả. Đó là lẽ ra quốc gia này đang rất cần xây cất hạ tầng đầu tư cho kinh tế thì họ cần lập ra đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm xuất sắc am hiểu về đầu tư và thẩm định dự án để mà tránh được cái bẫy của thiên hạ giang rat hay vì cứ lập ra các tổ tư vấn kinh tế, tài chính nhảm nhí toàn những kẻ chỉ biết dạy học, lý thuyết là chưa thể kiếm ra đồng lương ngoài xã hội thì hậu tất lãnh đòn đội vốn là không có gì lạ cả. Nói ra thì nhiều kẻ căm ghét tôi, họ lý luận “bà Betsy Graseck chỉ giỏi đầu cơ và đầu tư chứ bà đếch có học hành tử tế đến tiến sĩ, bà chỉ là thạc sĩ thôi, nên câm cái miệng bà lại”. Đó là lời chỉ trích của những kẻ tôi hay phê phán mà tôi ngần ngại nêu tên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét