Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

CHUYỆN GIẢI CỨU SÂN BAY Ở VIỆT NAM

👀  Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017


VN đang ồ ạt xây sân bay bất chấp lời lỗ. Đó là sau hiệu ứng đề xuất giải cứu sân bay quốc tế Cần Thơ ế khách bằng ngân sách nhà nước, thì ở gần đấy người ta cũng đang đề xuất dự án sân bay An Giang cũng đã được Bộ Giao thông - Vận tải duyệt đầu tư giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn liếng đầu tư 3.417 tỷ VND (có lẽ sẽ đội vốn lên nhiều hơn nữa).

Trước ấy dấu hiệu lợi ích nhóm bộc lộ khá rõ trong đầu cơ đất ở sân bay quốc tế Long Thành mà người ta không cần giấu nhẹm nữa khi quốc hội VN nhấn nút phê chuẩn rút tiền hàng chục ngàn tỷ VND bơm vào cái sân bay quốc tế Long Thành, thì ít hôm sau đó các đại gia kinh doanh bất động sản công khai dự án mà họ mô tả là đã và đang sở hữu quỹ đất “khủng” quanh sân bay Long Thành, cũng trước ấy một ông tướng công an cũng chỉ rõ là đa số đất gần Long Thành ấy đều có sở hữu của quan chức và nhóm lợi ích. Thậm có nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng còn nói rằng, “Dân TP HCM đổ xô về Long Thành để mua đất. Cán bộ ký rất nhiều". Rồi có tin có cá nhân người của đảng sở hữu tới 500.000 ha đất gần hay xa sân bay Long Thành gì đó.

Ôi thôi, một quốc gia náo loạn đầu cơ đất. Họ duy ý chí xây cất các sân bay mà khoảng cách của nó có mấy chục km thì quả là chuyện lạ, có những tỉnh thành sân bay chỉ cách nhau trăm cây số thì không ế khách mới lạ kỳ.

Tôi e rằng kịch bản sau này giải cứu sân bay Long Thành có lẽ giải pháp người ta đưa ra là cho đóng cửa cái sân bay Tân Sơn Nhất để lùa khách bay ra Long thành sau ấy đón Taxi hay xe Bus về lại TP.HCM cách đấy mấp mé nửa trăm cây số..ha.ha..

Đúng là quái đản, một quốc gia có diện tích đất quá nhỏ bé, nhưng xây cất sân bay mọc lên như nấm gặp mưa là tỉnh nào cũng có sân bay, có tỉnh đòi xây tới mấy sân bay thì quả là chuyện lạ của thế kỷ.

Cũng trước đây người ta còn đề xuất giải cứu vận chuyển đường xe lửa ế khách, khi khách đi máy bay nhiều hơn đi xe lửa, khốn nỗi vận chuyển hàng không cũng đang mắc kẹt là thiếu khách. Vậy mà người ta vẫn đề xuất xây siêu đường sắt cao tốc Bắc-Nam có vận tốc 350 km/h với vốn đầu tư vẽ ra lên tới 56 tỷ USD, song hành ấy là đường xa lộ cao tốc Bắc-Nam cũng đã và đang chuẩn thuận đầu tư, rồi cũ hơn thì đang lưu hành đường sắt Bắc-Nam thời Pháp thuộc họ xây,…thì quả là chuyện dễ thấy ở các xứ thiên đường XHCN là họ hay ưa sản xuất dư thừa bất kể cung-cầu,…

Chuyện quái đản nữa là hiện nay VN đang có thang vọng sản xuất quy mô lớn xe hơi nhãn hiệu VinFAST, và có người còn lạc quan đưa ra chỉ tiêu là giai đoạn nào đó hễ cứ 10 người dân VN thì sẽ có 6 người sở hữu xe hơi.

Tôi thì giật mình là nếu tất cả các dự án được thi hành và hoàn thành thì người ta lại đặt chỉ tiêu mỗi người dân VN sau này một tuần chỉ làm việc 1 ngày, còn lại các ngày khác dành tiền và thời gian như ngày này đi xe hơi, ngày kia đi tàu hỏa, ngày khác đi máy bay thì mới giải cứu được các dự án xây cất vĩ cuồng đó, và mới thu hồi vốn bỏ ra của nhà nước để đắp vào đó..hê.hê..

(*) Hãy nhớ rằng trong đầu tư khi mình đã dồn tiền và tài nguyên, nhân lực quá lớn vào các dự án đầu tư này thì sẽ mất đi cơ hội dồn tiền đầu tư cho các dự án kinh tế trước mắt mà xã hội đang cần. Đừng nghĩ là ồ ạt đầu tư dư nguồn cung là đầu tư càng nhiều thì xã hội và kinh tế càng tốt, nó không có chuyện đó cả, bởi vì xây cái gì làm cái gì thì xem lại là thu nhập của người dân có thể trả nổi chi phí đó không? Có khả năng kiếm ra tiền để bảo trì tu bổ nó không, nếu không có thì lại bóp cổ người dân qua tất cả các thủ thuật thuế phí tinh vi để đắp vào các dự án đầu tư đó thì quả là chuyện cổ tích của những nhà làm kinh tế VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét