Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

LÃNH ĐẠO QUỐC GIA PHẢI LÝ LUẬN MÁC - LÊ , NGƯỜI MIỀN BẮC, TRÊN 60 TUỔI, 74 TUỔI THÌ... CÀNG TỐT

👀  Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017


Hầu hết những người học tốt nghiệp đại học năm 21-22 tuổi, hoặc thạc sĩ 24 tuổi (tức là học liên tục không bị ngắt quãng) thì khi tốt nghiệp đã làm thì tới năm 30 tuổi là chín muồi, bước qua năm 35 tuổi là cực kỳ chói lọi đầy bản lĩnh và rất trí tuệ. Tôi cũng đã tham gia đánh giá của nhiều ngân hàng đầu tư khi họ thống kê qua nghiệp vụ phân tích tài chính và chứng khoán cả hàng trăm ngàn cổ phiếu của tất cả các công ty trên toàn cầu kể cả ở Mỹ thì nhận xét rằng đa số những người có thành tích học và làm việc với kinh nghiệm ở tuổi đời đó là rất trí tuệ và đầy bản lĩnh, dù rằng họ không phải là những tượng đài tỷ phú USD từ 5 tỷ USD tới 100 tỷ USD,  nhưng đa số những người tự thân có bản lĩnh trí tuệ lãnh nhận những chức vụ chủ chốt, hoặc làm các chiến lược gia đủ mọi lĩnh vực kinh tế, vật lý, tin học thì độ tuổi 35 tuổi là có sức lao động sáng tạo chói lọi nhất.

Tất nhiên những người đó sau này bước qua tuổi 40-50 thì trầm tính và có tất cả mọi thứ của trí tuệ, nhưng trí tuệ mạnh nhất vẫn là ở tuổi 35.

Riêng về lĩnh vực tài chính và chứng khoán chuyên môn của tôi thì cũng vậy, là những chiến lược gia phân tích hay điều hành các quỹ đầu tư và đầu cơ đều rất sáng chói ở độ tuổi 35-40. Đó là độ tuổi cao trào quyết định mọi thứ cho họ để dọn đường đến đỉnh hào quang ở tuổi 40.

Tất nhiên khi học ở đại học từ khi bước vào đại học năm 16-17 hay 18 tuổi chẳng hạn, nếu bạn có điều kiện vừa học vừa thực tập như là người giúp việc cho lĩnh vực bạn học thì khi bạn tốt nghiệp đại học ở độ tuổi 21-22 và thạc sĩ 24 tuổi học có thể chậm hơn là 25 tuổi mà đi làm đến độ tuổi 30 là bạn đã có khá nhiều bản lĩnh. Đó là lý giải vì sao những nhà khoa học, hay những nhà kinh tế kiệt suất là suất sắc họ đều có thành tích học và làm việc như vậy.

Học tiến sĩ cũng vậy, đạt văn bằng tiến sĩ ở độ tuổi 27-28 là và đến năm 40 tuổi thì đã có thành tích khá dài là tích lũy kinh nghiệm rất cao, trí tuệ phát huy rất lớn.

Tuy nhiên trong hồ sơ bài báo này khá ly kỳ với lời tựa “Rà soát lại 'quan lộ thần tốc' của con trai cựu Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang”: https://thanhnien.vn/thoi-su/ra-soat-lai-quan-lo-than-toc-cua-con-trai-cuu-bi-thu-tinh-uy-hau-giang-911207.html  

Nếu xem hồ sơ với thành tích của ông Huỳnh Thanh Phong, này thì bổ nhiệm như vậy là tốt chứ không có sai nếu ông Huỳnh Thanh Phong sinh năm 1982 như vậy là không có gì phải đào bới ra cả. Tuổi đời 35 tuổi là đã không còn trẻ, đây mới là tuổi để người ta tích lũy kinh nghiệm. Đúng là đấu đá nhau nên người ta mới bới móc bằng cấp ra, nào là ngoại ngữ chứng chỉ B không đạt tiêu chí mà phải chứng chỉ C thì quả là chuyện lạ của đất nước này. Nếu chứng chỉ B mà học thật thì nói viết tiếng Anh của họ còn khá hơn mấy kẻ tiến sĩ lý luận Mác-Lê, vì có ông bà nào ở VN nói viết được tiếng Anh đâu.

Một đất nước mà cứ tiêu chuẩn luận chính trị cao cấp; biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên. Thật là bó tay nhỉ. Tôi không biết cái môn học lý luận chính trị cao cấp “đỉnh cao trí tuệ” ấy nó như thế nào mà tôi chỉ thấy hầu hết các vụ tham nhũng, các ván đề quản lý kinh tế yếu kém, cũng như các dự án đầu tư thua lỗ khổng lồ chất lên núi nợ quá cao ở VN thì đều do những ông bà có học hành văn bằng “lý luận chính trị cao cấp” này mà gây ra cả.

Quan chức VN bằng C, rồi bằng gì đó về ngoại ngữ thì có mấy ai nói được tiếng Anh bao giờ đâu. Ngay cả ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nào là Ngoại ngữ: Anh văn B, Nga văn B, và được cho là học bên Singapore về quản lý kinh tế gì đó, mà Singapore thì người ta nói tiếng Anh gần như 100%, vì tôi hay qua xứ này là nói tiếng Anh mà không cần phiên dịch đi theo, đó là đa số người dân Singapore rất thạo tiếng Anh. Thế thì có mấy ai thấy ông Phúc trình diễn nói tiếng Anh trước quan khách quốc tế như quan chức Đài Loan, Hồng Kông, Thượng Hải, Tokyo, Singapore họ hay đối thoại với các nhà đầu tư bằng ngôn ngữ tiếng Anh mà không cần phiên dịch đi theo cho bất tiện , vì làm mất thời gian. Tôi chưa bao giờ thấy quan chức VN nói tiếng Anh cả.

Có lẽ VN họ muốn những ông già lãnh đạo thì phải. Bây giờ giá trị điều hành kinh tế của những ông bà vào những năm sinh thời 1944-1946-1949-1950,.. nó không còn thích hợp cho mấy ông bà Chủ nghĩa Marx-Lenin nói tiếng Nga hay tiếng Đông Âu nữa, vì hiện nay hầu hết quan hệ kinh tế và ngoại thương của VN đều giàng vào thị trường nói tiếng Anh, kể cả TQ họ cũng chuyển qua ngôn ngữ tiếng Anh trong hồ sơ kinh tế, ngoại thương của họ. VN đâu còn buôn bán bao nhiêu với nước nói tiếng Nga,…kể cả chính trị nữa, vì ngay cả người Nga bây giờ cũng đã không còn Chủ nghĩa Marx-Lenin để tư duy điều hành kinh tế lẫn chính trị nữa.

VN còn xót lại những ông bà lớn tuổi mê muội Chủ nghĩa Marx-Lenin, thậm chí là đã hết tuổi về hưu rồi cũng không chịu về hưu mà còn chỉ huy mọi thứ trong sân khấu chính trị lẫn kinh tế ở VN thì quả là chuyện lạ.  Tuổi đời 35-40 là đã quá tuổi của người ta rồi thì cụ Tổng Trọng lại cứ ép người ta quá.

Bổ nhiệm cứ phải đi theo quy trình cửa đảng nào là phải qua nhiều công đoạn của đảng thì chỉ có chọn kẻ bất tài thôi. Chẳng hạn phải qua đoàn đảng, bí thư đoàn từ xã tới huyện, rồi tỉnh, tất nhiên cần qua khóa học lý luận chính trị cao cấp, kinh tế lý luận Mác-Leenin, tư tưởng gì đó,…rồi vào ban cán dự đảng, ủy viên,….và nhiều chức vụ chồng chéo khác trước khi ngồi được cái ghế cao cấp từ cấp bộ trưởng, thống đốc ngân hàng hay phó thủ tướng rồi thủ tướng. Đúng là chuyện lạ đời.

Bởi vì các nước khác không theo cộng sản thì người chẳng liên quan đến chính trị vẫn bất ngờ được bổ nhiệm lãnh chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thống đốc ngân hàng trung ương, cố vấn chiến lược,…Thậm chí họ cũng có thể làm tổng thống và thủ tướng mà chưa hề phải “sinh hoạt đảng”. Ngay cả người bình thường như tôi chẳng hạn, nếu tôi ở nước Âu châu khác thì bất ngờ vẫn có sự bộ nhiệm cho tôi ngồi cái ghế cao chót vót từ thống đốc ngân hàng trung ương hay cố vấn chiến lược hoặc bộ trưởng tài chính, kể cả nếu cần thiết mà cử tri tín nhiệm thì vẫn được nhảy có ngồi thẳng vào cái ghế tổng thống hay thủ tướng là chuyện rất bình thường (với điều kiện người đó phải là công dân nước đó). Trump từ một doanh nhân lên làm tổng thống Mỹ thoải mái, thủ tướng trẻ tuổi của Canada, rồi tổng thống pháp lên lãnh đạo quốc ngon lành, khi leo lên cấp lãnh đạo thì bổ nhiệm nọi các toàn là nhưng gương mặt mà tra từ và tên tuổi chẳng thấy ai là đảng viên, có công với cách mạng ngày nào cho đất nước cả, vậy có sao đâu. he.he..

Một số nước như Pháo, Anh quốc, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Canada, Mỹ, Nhật,… người ta bổ nhiệm những chức vụ rất khó khăn trong điều hành kinh tế lẫn đối ngoại thì có rất nhiều những gương mặt chả liên quan đến sự nghiệp chính trị hay sinh hoạt đảng mà bất ngờ được giới thiệu bổ nhiệm ngồi cái ghế nóng. Đó là những người có thực tài kinh nghiệm thực tế với nghề nghiệp của họ. Nó chẳng liên quan tới giáo điều nào cả.

Một nhà kinh tế học hay một chiến lược gia về thị trường chưa từng tham gia chính trị hay đảng phái nào vẫn có thể được bổ nhiệm ngồi thẳng cái ghế bộ trưởng bộ tài chính hay bộ thương mại,…

Tôi thì không hiểu môn lý luận chính trị cao cấp và Mác-Lênin ở VN nó đỉnh cao trí tuệ thế nào, nếu là đỉnh cao trí tuệ có lẽ một số nước ở Á châu như Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,…họ sẽ mời những ông bà lý luận chính trị đó sang giảng dạy ở một số trường đại học đó rồi, hoặc người ta sẽ cử chuyên gia tới VN để học lý luận chính trị cao cấp rồi,….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét