Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

BỘ CÔNG THƯƠNG LẬT ĐẬT CẢI CHÍNH LÀ VIỆT NAM VẪN KIỂM SOÁT SABECO

👀  Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017


Có lẽ sau khi Bộ Công thương VN cầm được một nắm USD kh bán cổ phần Sabeco thì họ bắt đầu suy nghĩ lại là thấy tiếc cái gì đó lên vội cải chính là thương hiệu Sabeco vẫn do VN làm chủ sở hữu. Đúng là đau đầu nhỉ?

Cổ phiếu cho phép nhà đầu tư sở hữu một phần của một công ty đại chúng. Các chủ sở hữu công ty đó bán quyền kiểm soát của công ty cho các cổ đông để kiếm thêm tiền để phát triển công ty, hay ôm tiền bỏ chạy luôn nếu bán hết nó. Đây được gọi là đợt chào bán công khai ban đầu hay IPO. Sau IPO thì các cổ đông có thể bán lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.,..

Còn đối với tổng vốn hóa thị trường của một công ty, đó là tổng giá trị của một công ty. Nó được tính bằng giá trị cổ phiếu . Chẳng hạn một công ty có 2 triệu cổ phiếu đang bán với giá 20 USD cho mỗi cổ phiếu thì công ty đó sẽ có vốn hóa thị trường là 40 triệu USD. Điều này có nghĩa là một nhà đầu tư có thể mua công ty đó với giá 40 triệu USD, nếu các giới cổ đông đang sở hữu thương hiệu công ty đó đồng ý bán hết 2 triệu cổ phiếu đó cho họ thì người mua chính thức tước đoạt hoàn toàn thương hiệu đó và sở tiếp quản luân các cơ sở chi nhanh đại lý phân phối sẵn có đang bán sản phẩm thương hiệu đó, nếu các đại lý phân phối ấy tiếp tục phân phối sản phẩm đó độc lập. Trừ trường hợp người ta chơi bẩn kêu gọi tẩy chay hàng Thái, như “người Việt dùng hàng Việt do người Việt làm chủ đầu tư thương hiệu”, và các đại lý tư nhân ấy tẩy chay là họ không phân phối sản phẩm bia Sabeco nữa thì tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadahanabhakdi sẽ mắc kẹt là bị ăn quả lừa thì chỉ có bỏ của chạy lấy thân và bỏ lại cái thương hiệu Sabeco đó. Vì đại lý tự thân độc lập thì rất đông và rất nhiều và lớn hơn gấp bội đại lý phân phối chính thức của Sabeco, vì đại lý tự phát của tư nhân ấy mới là vệ tinh giúp tiêu thụ sản phẩm của Sabeco.

Tuy nhiên trong trường hợp của  tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadahanabhakdi sở hữu cổ phần của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (SAB) đắt hay rẻ nó không quan trọng với con số 5 tỷ $ với người Thái, mà vấn đề ở đây kaf công ty mới thành lập Vietnam Beverage của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi nhắm tới sở hữu con số 51% cổ phần là có chủ đích của họ. Còn thực tế mà nói nếu Bộ Công thương kiên quyết giữ trên 51% và người Thái chỉ được phép sở hữu 49% có lẽ cho dù giá cổ phiếu IPO ấy có hạ giá tuwf 320.000 VND/cổ phần xuống còn 220.000 VND/cổ phần thì tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi  cũng chẳng mua.

Bởi lẽ khi thâu tóm nhắm vào thương hiệu Sabeco ấy thì người ta đạt được nhiều mục đích khác lớn lao hơn, đó là thị trường tiêu dùng sẵn có của VN quá lớn lao là lớn hơn dân số Thái, thứ nữa các cơ sở đại lý phân phối bia rượu hay nước giải khát của Sabeco đã sẵn có trải dài khắp VN, đó mới là chiến lợi phẩm của người Thái nhắm đến. Sau này VN có thành lập hãng bia khác như việc người cộng sản hay nghĩ là bán được 5 tỷ $ thì chỉ cần bỏ ra 1 tỷ $ đầu tư thành lập công ty bia rượu khác thì vẫn lời lớn. Đó là sai lầm nghiêm trọng, vì khi người Thái kiểm soát hết Sabeco rồi thì tất nhiên người ta có chiến lược khác là hất cẳng các sản phẩm bia bọt của VN mang nhãn mác khác như người Thái họ có thể dùng thủ thuật “bom thưởng” cho các đại lý phân phối bai rượu đã có sẵn lợi thế trải dài khắp đất nước VN là hễ phân phối bán hàng càng nhiều sản phẩm của họ thì càng được tiền thưởng huê hồng cao, và được tài trợ nhiều thứ, cũng như khuyến khích các đại lý cung ứng bia bọt là không hoan nghênh các thương hiệu bia khác của VN có chân trong đại lý của họ, hoặc ưu tiên trước nhất vẫn là hãng bia bọt do người Thái sở hữu nhiều cổ phần hơn.

Ôi thôi, vấn đề này khá đơn giản ai cũng thấy ra cả, nhưng do quá đơn giản nên người ta không biết nó mà chỉ biết tới $ thôi. Người Thái họ lời to vì xây dựng thương hiệu và có sẵn khách hàng và thị trường phân phối là rất tốn kém, nếu một doanh nghiệp khác mà muốn làm lại từ đầu chuyện đó thì có khi là cạn kiệt tài chính cũng khó làm nổi.

Các ví dụ trò chơi mua bán sáp nhập là bỏ tiền mua cả công ty đó hay thương hiệu đó luôn. Kinh điển nhất là mua bán sáp nhập doanh nghiệp (Merger&Acquisitions, hay M&As). Đó là trường hợp Google , hay bảng chữ cái Alphabet (NASDAQ: GOOGL) có chiến lược tầm nhìn khá rộng khi manh nha thấy tiềm năng YouTube là một trang web chia sẻ video.  Vì họ thấy tiemeg năng YouTube sẽ là kênh video sẽ có nhiều người chia sẽ truy cập nó, thậm chí đe dọa cả chính Google nếu nó rơi vào tay đối thủ khác, thế là Google đã bằng mọi giá gạ gẫm thành viên sáng lập như Steve Chen, Chad Hurley, Karal Karaw để Google mua YouTube với cái giá khá đắt đỏ lúc đó 1,65 tỷ $, có thể lấy tiền mặt hoặc ký thác bằng cổ phiếu giá thời đó của Google năm 2006. Kết cục ngày nay YouTube được xem như là một công ty con của Google và là cỗ máy hái ra tiền và có lượng người truy cập mà tôi mô tả lớn hơn ai hết.

Thậm chí con cáo già Microsoft Corporation (NASDAQ: MSFT) xưa kia gạ gẫm Netscape Navigator, một công cụ duyệt web (browser) đe dọa vị thế của Microsoft, vì nếu Microsoft thâu tóm được Netscape Navigator thì không đánh Microsoft cũng chiếm được khối thị phần người dùng trình duyệt của Netscape Navigator. Rốt cuộc Microsoft không mua được thì phá cho Netscape Navigator tan tành, vì sợ mầm móng của Netscape Navigator sau này sẽ đe dọa vị thế của Microsoft.  Cho nên ai dùng vi tính hay cài phần mềm đều thấy Microsoft đóng gói kèm theo Internet Explorer miễn phí vào sản phẩm Window để bóp cổ Netscape Navigator chết hoàn toàn luôn. Trò chơi bẩn này thì Microsoft bị đưa ra tòa án Liên bang Mỹ hầu tòa và giải thích, có lẽ bị đóng phạt một số tiền không nhỏ vì trò chơi khá kinh điển của kẻ đi thâu tóm thương hiệu này.

Kết luận của tôi là tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadahanabhakdi sở hữu cổ phần của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco là họ mua giá trị người tiêu dùng sẵn có của VN chứ không phải mua giá trị cái nhà máy sản xuất bia bọt Sabeco kia, vì đầu tư lập nhà máy sản xuất bia bọt đối với người Thái hay ai cũng vậy là nó không quá khó khăn với họ là họ dư sức làm chuyện này, nhưng sản xuất ra thì bán cho ai mua khi không có cơ sở phân phối và thị trường tiêu dùng quen thuộc sẵn có. Bia của Thái có khả năng sản xuất dư thừa mà còn có phẩm chất hơn bia VN nhưng sản xuất ra thì bán cho ai, bán ở Thái thì dư thừa, đem qua VN bán thì phải như thế nào? Cho nên sở hữu thương hiệu sẵn có là đắt giá nhất là cái người ta cần chứ người ta không cần cái nhà máy bia kia làm gì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét