Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

KHI THAILAND CHÍNH THỨC TƯỚC ĐOẠT QUYỀN SỞ HỮU THƯƠNG HIỆU SABECO CỦA VIỆT NAM

👀  Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017


Về lý thuyết chuyện sở hữu cổ phần 51%-49% thì ai nắm giữ phần 51% sẽ chi phối thương hiệu đó. Và vế bên kia người nắm giữ 49% thì bị đẩy xuống hàng thứ cấp là cấp Phó, là những người sẽ không có thực quyền quyết định các vấn đề về thương hiệu. Việc  Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) mất quyền kiểm soát thương hiệu về tay Vietnam Beverage là một công ty mới thành lập tại Việt Nam khi khi chi 4,8 tỷ USD, Vietnam Beverage đã chính thức sở hữu 53% cổ phần Bia Sài Gòn. Đó là Vietnam Beverage này sẽ do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, với cái tên F&N Dairy Investments, ThaiBev của người Thái làm chủ. Nếu cần người ta sẽ cho khai tử cái tên Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn biến thành “Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Bangkok -Sài Gòn”.

Đúng là bất hạnh, có lẽ sau này doanh thu của chính phủ VN liên quan tới hàng tiêu dùng như bia, sữa sẽ ít đi, và trước mắt chính phủ VN thì có thể kiếm ra một mớ tiền chứ về dài thì sẽ thất thu ngân sách, vì bán hết các công ty của mình cho thiên hạ quản lý rồi còn đòi thu thuế 100% cái gì nữa.

Tôi thì lấy làm bi quan cho VN, bởi lẽ hiện vẫn còn có những kẻ không hiểu về việc bán mình như vậy, họ hay lý luận là thời đại toàn cầu hóa, kinh tế thị trường,…

Hãy nhớ rằng, hầu hết các nước trên thế giới có nền kinh tế giàu mạnh thì họ đều có cái tên thương hiệu của họ đứng trang trọng trên hàng đầu do phủ hay người dân quốc gia ấy sở hữu thương hiệu chứ nó không đặt cái lý luận nào khác vào đây cả.

Kinh nghiệm của các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng trước đó, mà giới phân tích tài chính và kinh tế gọi là các "Chaebols" Nam Hàn thì hai quốc gia này năm xưa bán vốn giao cho tư nhân quản lý, tức “tư nhân hóa” thay vì ở VN mập mờ “cổ phần hóa” thì chính phủ hai quốc gia này rất khôn khéo là họ chính phủ họ ưu tiên chuyển vốn và cổ phần cho các hộ tư nhân là người dân họ nắm giữ tỷ lệ ít nhất 51%.

Chẳng hạn đối với các "Chaebols" Hàn Quốc thì ta có những tên tuổi tư doanh lẫn quốc doanh là Samsung Electronics, Hyundai Motor, POSCO, Korea Electric Power, Shinhan Bank,… nó là thương hiệu Hàn Quốc là của người Hàn Quốc,…

Tôi lấy thí dụ như Tập đoàn quốc doanh điện lực nổi danh của Hàn Quốc là  Korea Electric Power (KEPCO), hiện đang niêm yết giá chứng khoán tại New York và Busan & Seoul , dù rằng trong quá khứ tập đoàn lấy gặp khó khăn thiếu vốn, chính phủ Hàn Quốc kẹt tiền vì khủng hoảng kinh tế năm 1997, nhưng khi cổ phần hóa thì chính phủ Hàn Quốc vấn nắm giữ trên 51% của KEPCO để kiểm soát thương hiệu do người Hàn Quốc làm chủ. Các tên tuổi "Chaebols" Nam Hàn khác cũng vậy, là họ có bán vốn cổ phần để tư nhân hóa thì ưu tiên số một cho nhà đầu tư là người dân Hàn Quốc mang quốc tịch Hàn Quốc nắm giữ để kiểm soát thương hiệu của họ. Dù rằng nhà đầu tư nước ngoài có trả giá cao ngất ngưỡng cũng không vì thế mà họ hoa mắt bán đi thương hiệu cho nước ngoài kiểm soát.

Ta thấy Korea Electric Power hiện nay đóng thuế cho nguồn thu ngân sách của chính phủ Hàn Quốc rất lớn. Tập đoàn này còn là công cụ răn đe hạt nhân khá nặng ký khiến TQ phải e ngại, là bất cứ khi nào chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sản xuất bom nguyên tử thì Korea Electric Power hoàn toàn có khả năng dư thừa đáp ứng cung cấp các thành phần liên quan đến chế tạo bom hạt nhân tiên tiến nhất như họ rất có kinh nghiệm về xây cất quản lý các lò phản ứng hạt nhân hat các thanh nguyên liệu hạt nhân bỏ xa đối thủ TQ cả nửa thế kỷ.

Đó là điều rất dễ hiểu là một quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh hay không thì người ta đo bằng thước đo chính xác nhất đó là quốc gia đó đang sở hữu bao nhiêu thương hiệu chi phối thị trường trong nước và quốc tế.

Nó cũng giải thích dễ hiểu thôi, đó là bởi vì Hàn Quốc là quốc gia có diện tích đất nước rấ bé là chỉ bằng 1/3 diện tích của VN, đất đai tài nguyên nghèo nàn nhưng với chỉ có số dân 50,8 triệu dân là ít hơn VN, vậy mà Hàn Quốc có thế thế là cường quốc kinh tế hiện nay đứng trước cả Liên bang Nga.

Hàn Quốc có những tên tuổi tư doanh lẫn quốc doanh là Samsung Electronics, Hyundai Motor như đã nói là nó là của người Hàn Quốc. Các thương hiệu bai rượu, thức uống, hay dược phẩm, hóa chất khác như một chaebol Nam Hàn là LS Group, nó do nhóm hộ gia đình người Hàn Quốc quan lý và sở hữu thương hiệu này, và sẽ không có bất cứ bán mình kiểu LS Group (40%) vế bên kia là nhà đầu tư nước ngoài năm 51%. Sẽ không có chuyện vì thiếu tiền mà bán thân bán mình cho thiên hạ,…

Đối với VN dù kinh tế có tăng trưởng cao hơn gấp đôi Hàn Quốc đi chăng nữa thì VN vẫn mãi là quốc gia nghèo nàn và luôn là quốc gia hay bị thâm hụt ngân sách sinh ra nợ công cao chót vót, đó là bởi vì chính phủ VN luôn bị thiếu hụt nguồn thu từ thuế, vì chi tiêu nhiều hơn từ thu thuế, vì có doanh nghiệp nào nữa đâu mà thu thuế. Khi bị thất thu thuế như vậy thì chính phủ VN này sẽ quay sang nhắm vào nguồn thu thuế các hộ gia đình như hình thức đánh thuế tinh vi là tăng giá xăng, tăng giá điện hay tăng phí các khoản khác từ giáo dục, ý tế, thậm chí là họ nghĩ ra đủ mọi cách đánh thuế như đánh thuế kinh doanh trên Facebook, đánh thuế vào thuế thu nhập cá nhân, rồi BOT giao thông,…để đắp vào sự thiếu hụt nguồn thu ấy. Nếu tính trạng hụt thu kéo dài là thâm hụt ngân sách quá nhiều kéo dài dai dẳng thì họ in bạc ra xài hay đi vay như phát hành nợ,…

Đấy là hậu quả sau này VN sẽ phải trả giá đắt cho họ vì ưa bán, là bán mọi thứ thì quả là chuyện đáng ngại. Nhiều người hay hồ đồ là nghĩ bán được mấy tỷ $ gì đó thì cổ súy ca ngợi sự thành công của chính phủ,…. Đó là nhầm lẫn tai hại vì về dài vài năm nữa thì tá hóa là “vì đâu đến nỗi như vậy”, là xài điện thoại thì của Hàn Quốc, TQ, Mỹ, uống bia, uống sữa hay thực phẩm thì của người Thái, nhập xăng dầu thành phẩm thì của người Singapore, Hàn Quốc, thập chí sau này ăn gạo ngon thì nhập từ Lào, Campuchia, Thailand, dệt may, sắt thép thực phẩm kém phẩm chất thì của TQ,…rồi thậm chí cái gọi là Đặc khu Kinh tế, hay vấn đề đầu tư đất đai cho thiên hạ thuê đất cả 100 năm thì quả là nguy hiểm mất hết mọi thứ chủ quyền thì sống không bằng chết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét