Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

LỊCH HỌP CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÓ ĐỒNG TIỀN MẠNH SẼ TÁC ĐỘNG ĐÊN THỊ TRƯỜNG THÁNG 12.2017

👀  Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017


Đối với lãi suất đồng USD, nhà kinh tế Robert Rosener, và Katy Huberty -- Giám đốc điều hành của Morgan Stanley (Đại học Tài chính Wisconsin-Madison)  của Morgan Stanley chúng tôi đã tiết lộ 100% là Federal Reserve System, hay Cục Dự trữ Liên bang, gọi tắt là FED sẽ tăng lãi suất đồng USD, gọi là nguyên lãi suất lãi suất Fed Funds Rate lên mức 1,5%, tức là sẽ tăng 0,25% trong cuộc họp diễn ra ngày ngày 12-13 của tháng 12 năm 2017.

Đối với các nước dùng chung đồng EUR thì nền kinh tế này đang có khả quan nên cuộc họp ngày 6/12/2017 thì ECB sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức 0% và chỉ điều chỉnh chính sách mua tài sản mỗi tháng giảm xuống còn 30 tỷ EUR đầu năm  2018, Ta hết chú ý lãi suất niêm yết bằng đồng EUR mà nhiều người hay nhầm lẫn, đó là ECB họ duy trì giữ lãi suất tái cấp vốn chuẩn ở mức 0%, lãi suất huy động là âm tiêu cực -0,40%, lãi suất cho vay là 0,25% (nó chỉ áp dụng cho các ngân hàng thành viên của ECB), còn việc lãi suất cho vay thì mỗi ngân hàng các nước thành viên tự quyết định, nó không do ECB có thẩm quyền can thiệp.

Thí dụ Đức thì các ngân hàng cho thân chủ vay 2,5%; Pháp 1,84%,... Hầu như các mức lãi suất cho vay là đã tăng lên chứ không giảm.

Trong khi đối với Nhật, thì BoJ sẽ có cuộc họp vào ngày 21/12, và kéo dài qua các ngày 25/12, sẽ có quyết định tăng, giảm hoặc giữ nguyên lãi suất đồng JPY. Có thể lãi suất đồng JPY mà BoJ sẽ giữ nguyên ở mức âm tiêu cực là -0,10%, vì đến ngày 31/1/2018 – BoJ sẽ có cuộc họp với các nhà kinh tế học và nó rất quan trọng, và dự báo là BoJ sẽ nâng mức lãi suất niêm yết bằng đồng JPY ra khỏi ở mức âm tiêu cực. Điều có nghĩa là giữ lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật sẽ duy trì ở mức ở dương trên tỷ lệ phần trăm, là sẽ không ở trạng thái âm như trước nữa, vì hiện nay nó đã là dương 0,04% rồi. Có lẽ chỉ còn khu vực đồng EUR, Thụy Sĩ, Thụy Điển là đnag còn duy trì mức lãi suất dài hạn ấy là âm tiêu cực và nó cũng sẽ kết thúc nay mai.

 Về hồ sơ lãi suất đồng British Pound, Bảng Anh (GBP), có lẽ BoE sẽ vẫn duy trì lãi suất giữ nguyên bằng đồng pound của họ ở mức 0,5% khi họ có cuộc họp vào ngày 14/12/2017.

TQ thì miễn bàn, họ sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất đồng RMB của họ là 4,35% kể từ ngày 23/10/2015, vì People's Bank of China, và China Monetary Policy Committee (tức là Ngân hàng nhân dân TQ - PBOC, và Ủy ban Chính sách tiền tệ TQ) sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất bằng đồng RMB này, vì PBOC họ chỉ tăng giảm lãi suất của họ theo chỉ đạo của Bắc Kinh khi kinh tế gặp khó khăn, có lẽ sẽ khó có thể cắt hạ lãi suất đồng RMB, bởi vì thực tế lạm phát của TQ hiện nay đang có chiều hướng tăng rất bất ổn. Vì thực tế PBOC của TQ hiện nay họ đã cắt hạ lãi suất đồng RMB ở trạng thái thấp nhất của họ kể từ khi TQ tham gia nền kinh tế thị trường vào gần 22 năm.  Ta còn nhớ năm 1996 lãi suất đồng RMB mà PBOC duy trì có lúc gần chạm ngưỡng 11% gây bạo loạn xã hội của đất nước này, nền kinh tế hỗn loạn và bạo loạn bởi lạm phát tăng cao.

Ôi thôi một số nước phục Tàu và thân Nga thì cứ mắc triệu chứng bao đồng là Nga-TQ liên minh dùng đồng  RMB, Rúp Nga (RUB) để thay thế trật tự tài chính thế giới như phế truất đồng USD, EUR trong các giao dịch toàn cầu. Làm sao mà thay thế được hai đồng bạc USD, EUR được khi lợi suất trái phiếu chính phủ của Nga  treo trên cao tới mức gần 8%, và có lúc vọt lên gần 17% trong cuối năm 2014 khi giá dầu thô đảo chiều sụt giá gần chạm mức 50 $ cho một thùng dầu. Lãi suất đồng Rúp thì treo trên cao mức 8,25% thì đắt hơn cả lãi suất đồng bạc VND mà cứ mơ chuyện vĩ cuồng.  Trong tháng 12.2014 khi thế giới cắt giảm lãi suất vì nhiều nền kinh tế trôi vào giảm phát thì nước Nga nâng lãi suất đồng Rúp lên tới mức 17% thì quả là chuyện lạ.

Kết luận của tôi là hiện nay hai khối kinh tế Mỹ và khu vực đồng EUR cộng lại thì chiếm Tổng sản phẩm quốc nội GDP toàn cầu là 49,20%. Nếu tính theo Mỹ-EU (European Union, Liên minh châu Âu) thì hai khối kinh tế này chiếm tới 56,5% của tổng sản lượng GDP kin tế toàn cầu.

Khốn nỗi TQ và Nga thì trông chờ vào sự xuất khẩu vào hai thị trường này để nuôi sống nền kinh tế cả tỷ dân họ. Nhất là Nga thì hầu như trông cậy vào sự thương hại của EU, vì hầu hết những khoản dầu thô và khí đốt, hay kim loại của Nga xuất khẩu đều do thị trường EU chi phối nhập khẩu (vì khách hàng EU thường trả giá cao hơn 3-5 USD cho 1 thùng dầu so với bán TQ, là bị TQ ép giá).

Và tất nhiên Nga muốn bán hàng qua đó thì phải chấp nhận lấy tỷ giá đồng USD, EUR mà mang về nhà rồi muốn quy đổi ra đồng bạc khác là chuyện của Nga. Nếu Nga không thích thì mất thị trường và thế giới thì có đầy quốc gia thế chỗ vào. Hãy nhớ rằng Nga bán dầu khí và khí đốt cho EU thì rất lời và rất có lợi vì hạ tầng và chi phí vận chuyển khá thuận lợi là dễ hơn TQ. 

Nếu Nga đòi hỏi quá mức thì thậm chí là Iran có trữ lượng dầu khí và khí đốt lớn hơn Nga giàu tiềm năng vì khai thác ít thì đang manh nha đá Nga ra khỏi thị trường EU, và cũng dễ hiểu là Nga cũng nơm nớp lo sợ điều này khi nhượng bộ chào mời một số công ty dầu khí và khí đốt của Âu châu chạy sang Nga thay vì qua Iran.

(*) Kết luận của tôi trở lại hồ sơ FED tăng lãi suất trong tháng 12/2017 này có lẽ tôi nghiệm ra rằng thị trường cổ phiếu, thị trường tài chính cũng như nền kinh tế VN sẽ cực kỳ bất ổn trong năm 2018, và nhất là thị trường cổ phiếu VN sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh sụt giá nặng, và người ta có thể thấy bằng mắt thường hình ảnh con Gấu đang lảng vảng ở cái thị trường cổ phiếu tại VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét