Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

KHI CÁC TIẾN SĨ KINH TẾ VN KHÔNG BIẾT PHÂN TÍCH KINH TẾ VỀ MỨC HỌC PHÍ ĐẠI HỌC

👀  Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tôi rất ngạc nhiên là sau khi tôi phân tích về việc ở VN người ta đề xuất nâng mức học phí bình quân của 1 em sinh viên theo học đại học (tính cho 1 năm học đại học) lên ngang bằng so với thu nhập GDP bình quân đầu người 2.214,4 $ của người dân VN thì nó còn được ủng hộ của một số nhà kinh tế học và quan chức lãnh đạo VN, và một số ông bà hiệu trưởng đại học.

Đó là câu chuyện khá đau lòng cho VN là vì sao quốc gia này có đầy đủ tiềm lực để phát triển kinh tế vào hạng cao nhờ nhân lực dân số đông đảo, độ tuổi lao động còn trẻ là sở hữu dân số trẻ nhiều chục năm, đất đai tài nguyên có địa thế chiến lược là hiếm có quốc gia ở Á châu nào có được. Nhưng vì sao đất nước càng ngày càng tệ hại.

Đó là câu chuyện khá bất ngờ trong vấn đề giáo dục việc đề xuất tăng học phí ngang với mức thu nhập GDP bình quân đầu người tại VN mà hồ sơ đó tôi chuyển qua phân tích trong kinh tế thì có cả nhiều nhà kinh tế học ở VN là họ ngạc nhiên là chưa từng nghe vấn đề này trong phân tích kinh tế học hay làm đồ án tiến sĩ kinh tế bao giờ cả. Đó là tôi phân tích rằng, thường thường là mức học phí trung bình của 1 em sinh viên học đại học là phải thấp hơn mức thu nhập GDP bình quân đầu người, vì nó là hợp lý để người ta còn có phí tổn tài chính để trang trải cho các vấn đề chi tiêu khác của cuộc sống, mà còn giúp cho họ có một chút ít tiền vốn đầu tư cho học hành hay kinh doanh nếu họ làm thêm, vì tuổi đời các em sinh viên cũng là trưởng thành là năng động thích đi làm thêm hay thực tập thêm vừa học vừa trải nghiệm để có kinh nghiệm,…hoặc các em vẫn có thể không cần đi làm thêm mà nhận sự tài trợ phí tổn tài chính của cha mẹ để chú tâm học hành cũng không sao.

Tuy nhiên tôi không hiểu làm sao mà người ta còn không hiểu được nghĩa đó thì quả là chuyện lạ trong quản lý kinh tế hay đầu tư để mọi thứ của xã hội đều có lợi và có lời.

Đó là một bài toán tính ra trong đầu tư cũng như trong phân tích nền kinh tế rất đơn giản, vậy mà một số kẻ học tới tiến sĩ kinh tế cũng chẳng hiểu nổi là họ chưa từng nghe hay biết về chuyện này, tức là họ chưa từng nghiên cứu tác động của tội ác như việc tăng học phí bằng mức thu nhập tính theo GDP bình quân mỗi người của quốc gia ấy.

Có lẽ họ đổ lỗi rằng, do tôi là chiến lược gia phân tích kinh tế và tài chính giàu kinh nghiệm ở Mỹ nên dễ hiểu hồ sơ đó. Tôi rất ngạc nhiên là nếu như quan chức VN nhắm mắt ký thành luật nâng mức học phí 2.100 $/năm cho 1 sinh viên đại học gần như ngang bằng múc thu nhập GDP bình quân đầu người 2.214,4 $ của người dân VN (năm 2016, vì năm 2017 chưa hết nên chưa thể tổng kết) thì quả là vì sao cái đất nước này hay thất bại trong các dự án đầu tư kinh tế, từ đội vốn trong đầu tư cho tới phá sản các dự án đầu tư kinh tế lớn như các quả đấm thép tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước, từ điện lực EVN cho tới dầu khí Petrovietnam, Vinashin, Vinacomin (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam), Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam),…

Đó là họ không có cái đầu và bộ não tính toán. Vì một bài toán đơn giản của giáo dục mà không thấy ra được thì mơ gì chuyện vĩ đại khác.

Cho nên việc tôi mà lãnh đạo quốc gia này thì tôi cho sa thải ngay lập tức ông Bộ trưởng Bộ giáo dục này hay bất cứ quan chức cấp cao nào đưa ra đề xuất này, việc cách chức cho sa thải có hiệu lực ngay lập tức trong 24 giờ để những kẻ đó còn chút ít thời gian mà thu xếp hành lý ra khỏi ngay bộ máy lãnh đạo. Việc cách chức cho sa thải mà tôi dành cho 24 giờ đó là còn nhân đạo tạo điều kiện cho họ có thời gian thu xếp mà ra đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét