Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

SAI LẦM TAI HẠI KHI SO SÁNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG GIỮA CÁC QUỐC GIA

👀  Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017


Khi bài phân tích của Viện Nghiên cứu Toàn cầu Mckinsey (McKinsey Global Institute) công bố vào tháng 2/2012 vẫn còn nguyên giá trị cho VN về năng suất lao động.

Đây là hồ sơ bài báo đã cũ nhưng nó vẫn còn giá trị rất cao về khuyến cáo VN cần cải tiến năng suất kao động nếu VN muốn “mở đường máu” một cửa thoát hiểm duy nhất cho kinh tế VN sau này.

Bài báo phân tích có lời tựa: “Taking Vietnam’s economy to the next level”, tức là tôi tạm dịch: “Đưa nền kinh tế Việt Nam lên tầng cao hơn”. Ai là nhà nghiên cứu phân tích kinh tế ở VN có thể truy cập trên trang chủ của Mckinsey tại đây: https://www.mckinsey.com/global-themes/asia-pacific/taking-vietnams-economy-to-the-next-level , nó vẫn còn lưu trữ trong hồ sơ khá chuyên môn này, bởi vì khi mới đây các chuyên gia phân tích kinh tế ở VN cũng như Tổng cục Thống kê VN nhận định so sánh “Năng suất lao động người Việt thua Lào, bằng 7% Singapore,…”. Tức là họ chỉ so sánh về đồng lương như việc họ so sánh "Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào", rồi họ trích dẫn so sánh số liệu của WB “năng suất lao động (tính theo PPP năm 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 115.087 USD vào năm 2006 lên 131.333 USD năm 2016; tương tự, của Malaysia từ 39.806 USD lên 46.190 USD; Thái Lan từ 14.591 USD lên 17.208 USD; Indonesia từ 10.100 USD lên 13.496 USD; Philippines từ 6.691 USD lên 7.561 USD; Lào từ 220 USD lên 1.422 USD,…”

Trước đó họ còn so sánh năng suất lao động của VN với UK, hay Vương Quốc Anh,….nhưng họ nhầm lẫn tai hại khi so sánh sức mua đồng EUR với đồng British Pound của UK là họ không phân biệt được cái sai lầm tai hại này.

Bởi vì họ còn so sánh 1 nhân công lao động ở VN và 1 nhân công lao động Singapore, hay UK có mức chênh lệch quá lớn về năng suất lao động. Tôi thì hay giật mình là nếu nói ngược lại là đưa 1 lao động cùng ngành nghề bên Singapore hay UK sang VN cùng làm một công việc trong một nhà máy như việc làm khâu công nhân lắp ráp điện tử cho Samsung hay công nhân dệt may và tính lương theo đồng nội tệ VND thì chưa biết ai làm ra nhiều sản phẩm hơn, đôi khi công nhân VN lại còn làm ra nhiều sản phẩm hơn trong một ngày lao động ấy,…Vì người ta hay lý luận là công nhân VN chịu khó cần cù lao động chứ công nhân mấy nước tư bản kia thì lười lao động, làm thì ít giờ mà trả lương cao,....

Khi mình so sánh năng suất lao động thì cần nghĩ đến chuyện khác về ngành nghề của kinh tế đóng góp cho GDP của mỗi dất nước.

Chẳng hạn nền kinh tế Singapore dựa vào dịch vụ kinh doanh tài chính, hay dựa vào việc nhập khẩu mua hàng hoá trung gian để chế biến và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao để kiếm lời rất lớn nhờ ai biệt khâu nhập khẩu và khâu xuất khẩu. Thí dụ nền kinh tế Singapore họ nhập khẩu nhiên liệu dầu thô rồi mang về chế biến lọc ra xăng dầu thành phẩm có giá trị cao hơn để bán kiếm lời, và VN là khách hàng thường xuyên nhập khẩu xăng dầu thành phẩm về nhà bán lại kiếm lời chạy qua nhiều tầng trung gian thuế má, chi phí vận chuyển và bán đắt hơn mấy phần trăm giá gốc ấy thì đúng là kém vui, vì nó gói vào ấy nhiều thứ sức mua của người dân,…mặc dầu VN là lái buôn dầu thô rất lớn là đứng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á là chỉ xếp sau Indonesia, Malaysia, do VN không có năng lực hạ tầng kỹ thuật lọc dầu, dù rằng VN đầu tư rất lớn choc ái nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Năng suất lao động của VN thấp, đồng lương thấp nó cũng phải tính đến sức mua của đồng nội tệ cũng như ngành nghề của kinh tế. VN thì chỉ đi làm gia công, xuất khẩu nguyên liệu thô cho thiên hạ thì làm sao mà đòi hơn người ta được. Nền kinh tế VN dựa vào năng lực nào?

Đối với hồ sơ so sánh năng suất lao động của các nước EU và UK xưa kia để tính cho năng suất lao động của VN mà chuyên gia VN hay lầm lẫn.

Bởi vì ta hãy nhớ rằng, Vương quốc Anh gia, hay UK nhập Liên minh châu Âu vào năm 1999, rồi bỏ phiếu Brexit bỏ của chạy lấy thân ra khỏi khối EU là ngày vào ngày 23/6/2016. Thực tế Vương quốc Anh không bao giờ có ý tưởng tham gia vào khối Eurozone, là các nước dùng chung đồng EUR. Tức là UK họ sử dụng đồng British Pound thay vì họ sử dụng đồng EUR. Điều đó nó cũng có tác động tới năng suất lao động vì chi phối bởi sức mua đồng bạc mỗi nước khi mình so sánh về đồng lương, tỷ giá hối đoái quy đổi ra đồng USD mà người ta hay tính nó. Thí dụ tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người ở Singapore vẫn tăng mạnh dù tăng trưởng GDP của họ mấy năm nay không tăng mà còn sụt giảm, nhưng do tỷ giá đồng Dollar Singapore tăng so với đồng USD thì nó lại khác.

Chuyện thứ nữa là hãy nhớ rằng nền kinh tế của UK dựa vào hơn 70% là đến từ các ngành nghề dịch vụ, nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…và nhiều thứ khác của ngành công nghiệp có giá trị rất cao. Nên ta không thể so sánh năng suất đồng lương được,….

Đo là tôi so sánh khập khiễng chệch hướng về năng suất lao động mà người ta hay dựa vào đồng lương. Bởi vì nếu như đồng bạc VN được giữ ổn định tỷ giá hối đoái tăng giá so với đồng USD như các nước mà người ta hay so sánh và đồng lương của nhân công VN tăng theo thì VN vẫn cao hơn Lào, còn nếu có tăng lương như vậy mà đồng bạc VN cứ sụt giá theo năm tháng nếu quy đổi ra thu nhập của đồng USD thì sẽ giảm thôi. Thí dụ đồng bạc VND vào tháng 2/2008 là gần 16.000 VND mua được 1 USD, nếu giữ được tỷ giá hối đoái ổn định, thậm chí làm tăng được tỷ giá VND thì nếu người ta tăng lương như hiện tại thì thu nhập đồng lương của công nhân VN sẽ cao hơn Lào và nhiều nước khác nếu họ quy đổi ra tỷ giá đồng USD.

Kết luận của tôi, đó là tôi nói thêm về sự so sánh này, dù rằng nó chẳng liên quan tới hồ sơ chuyên môn về hồ sơ “cải tiến năng suất để đưa nền kinh tế Việt Nam lên tầng cao hơn. Thực tế có cải tiến năng suất cũng vậy, nếu như giáo dục VN cho ra lò các thạc sĩ, cử nhân đại học đông đảo như quân Nguyên mà những người này lại đang dẫn đầu về thất nghiệp thì cũng chẳng thay đổi gì được. Vì muốn có năng suất lao động cao thì cần có lao động có trình độ chuyên môn cao, mà những người có trình độ chuyên môn cao ở VN thì lại dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp thì họ cần coi lại hệ thống giáo dục hay thế chế của chế độ nó gây ra. Bởi vì người ta còn thống kê hầu hết tiến sĩ, thạc sĩ có tỷ lệ phần trăm rất cao là chạy vào bộ máy công quyền của đảng, là không chịu ra ngoài xã hội tạo ra năng suất lao động cao nhờ có giáo dục cao thì thật là lạ và lãng phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét