Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

KHI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀM THAY NGHIỆP VỤ NHNN CÔNG BỐ DỰ TRỮ NGOẠI TỆ 60 TỶ USD TRONG THÔNG ĐIỆP CHÚC TẾT

Trong động thái bất thường mới đây ông TBT Nguyễn Phú Trọng ca ngợi sự phát triển vượt bậc của kinh tế VN vượt chỉ tiêu đề ra, và lạc quan công bố hồ ơ dự trữ ngoại hối nhảy nhót rất kinh điển, là hiện nay dự trữ ngoại hối của VN đã đạt mức kỷ lục mới là 60 tỷ USD, trong đó tiền kiều hối lập đỉnh tăng tới 13 tỷ USD. Tức là mới hôm qua công bố dự trữ ngoại hối chỉ có 57 tỷ USD, còn kiều hối là 10 tỷ USD, nay tăng thêm 3 tỷ USD nữa.

Tôi thì hay chú ý bất thường là ở VN các cơ quan báo chí quốc gia này rất đông, là họ cũng thể kiểm soát nguồn tin được, đó là họ trích dẫn đăng hớ. Thí dụ họ đăng tin của phe chính phủ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì có con số khác, phe Nguyễn Phú Trọng thì công bố con số khác, những phe làm kinh tế và quản lý dự trữ ngoại hối lại công bố con số chệch hướng khác, rồi nhóm tư vấn kinh tế của chính phủ lại có con số công bố dự trữ ngoại hối và đánh giá kinh tế cũng sai số,…nên người ta bị nhiễu loạn tin tức.

Đối với hồ sơ dự trữ ngoại hối của VN thì tôi hay giải thích rồi, nhưng tôi lấy ví dụ dễ so sánh hơn đó là xứ Bangladesh, một quốc gia có sản lượng kinh tế lớn hơn VN khoảng 18 tỷ USD, quốc gia này nhân công rẻ hơn VN, dân số đông hơn VN, các lĩnh vực cạnh tranh trong xuất khẩu đều giống VN, nhưng họ nhỉnh hơn VN về tự chủ sản phẩm nội địa hóa cao hơn VN. Người lao động ở nước ngoài, gọi là chuyển tiền, kiều hối khá đông, Bangladesh có những ưu điểm là không phải hao tổn trang trải chi phí trang trải trả nợ nhiều, vì khoản nợ chính phủ đo theo tỷ lệ GDP là thấp hơn VN chỉ khoảng 27,4% thôi, VN có thể đã hơn 64%, nợ ngoài của VN lớn hơn rất nhiều Bangladesh.

Tuy nhiên điều khôi hài là việc chính quyền trước đây của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì minh bạch hơn là họ công bố khối dự trữ ngoại hối rất sát con số thật, chẳng hạn vào cuối năm 2015, khi đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) của Nhật họ còn theo dõi và công bố hồ sơ dự trữ ngoại hối của VN chỉ khoảng 28,7 tỷ USD. Và kể từ khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này lên cầm quyền cùng ông TBT Nguyễn Phú Trọng thì quốc tế họ mất tín hiệu là không thể theo dõi được hồ sơ dự trữ ngoại hối của VN, vì nó không có dữ liệu rõ ràng nào cả, nó chỉ có dữ liệu nói bằng mồm thôi, và họ chỉ đánh giá theo hướng dự trữ ngoại hối của VN là thấp chứ không tăng, đó là họ căn cứ vào xuất nhập khẩu của VN tuy lớn, là lớn hơn 200% của tổng sản lượng GDP, nhưng VN bị thâm hụt thương mại nhiều hơn là thặng dư thương mại, vì nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu lên dự trữ ngoại hối buộc phải hao mòn,… họ rất thận trọng công bố dự trữ ngoại hối của VN, vì nó không đáng tin cậy.

Thứ nữa là tiền kiều hối chảy về VN thực tế ít hơn, nó được theo dõi tới 70% dòng tiền kiều hối từ Mỹ chảy về VN là giảm, vì các chuyên gia nhà băng Mỹ họ cũng đã phân tích là họ biết rõ nhất, cộng chính sách thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất của FED mà lãi suất và chi phí đi vay ở Mỹ bây giờ là rất đắt nó leo tới 4,5% rồi, đó là lãi suất rẻ nhất do ngân hàng lớn nhất nước Mỹ ấn định là JPMorgan Chase & Co. (NYSE: JPM). Chiến lược gia của JPMorgan Chase họ cũng báo cáo là tiền chuyển từ Mỹ ra nước ngoài giảm mạnh. Còn chuyện lãi suất của FED thì nay đã tăng lên tới 1,50%, đó là lãi suất gốc rẻ nhất ở Mỹ.

Nhưng ở VN, một quốc gia đi vay ngoại tệ phải trả lãi rất đắt vì rủi ro không trả được nợ cao, phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế bị đánh giá là mức rác. Vậy mà ở nhà họ vẫn lý luận chính sách lãi suất 0% niêm yết bằng đồng USD mà hút đươc ngoại tệ lớn thì tôi rất khó lý giải chuyện này. Đó là trên thị trường tài chính quốc tế thì chưa có quốc gia nào vay được lãi suất đồng USD là 0% qua nghiệp vụ này cả. Indonesia đi vay bằng USD lãi rẻ, kiểu vay mượn ODA thì trả lãi tới 5%. Hãy nhớ rằng, những người Việt ở Mỹ, bây giờ đi vay tiền ngân hàng bằng đồng USD thì phải trả lãi cao hơn lãi ấn định của JPMorgan Chase ít nhất là 0,25%, tức là phải vay tới 4,75%, là lãi rẻ, hồ sơ theo dõi lãi suất các ngân hàng Mỹ ấn định, đó là JPM ở đây:
https://www.jpmorganchase.com/…/A…/historical-prime-rate.htm

Chuyện khó hiểu nữa là so sánh cùng mức nợ VN- Bangladesh thì ta hãy nhớ rằng phí tổn trả lãi và nợ của VN hàng năm là mười mấy tỷ USD, trong khi Bangladesh chỉ trả nợ 7 tỷ USD, trong đó chỉ có khoảng 2 tỷ USD nợ bằng ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài, vì nợ nước ngoài của Bangladesh rất ít.

Dự trữ ngoại hối của Bangladesh vào cuối năm 2015 thì thấp hơn VN chỉ khoảng 1,6 tỷ USD thôi (VN là 28,7 tỷ $) tuy nhiên hiện nay Bangladesh chỉ tích trữ được 33,4 tỷ USD (hết tháng 1/2018), trong khi VN thổi phồng lên con số 60 tỷ USD dự trữ ngoại hối thì quả là chuyện thần kỳ.

Hãy nhớ rằng Bangladesh có mức dự trữ ngoại hối cao kỷ lục vào tháng 8/2017 là 33,6 tỷ USD, nhưng họ đã trích ra 1,2 tỷ USD để xây hạ tầng giao thông, cảng biển và chính phủ họ xin thêm tiền dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Bangladesh 700 triệu $ để trả lãi đáo hạn vay quốc tế, còn khoản lãi và nợ đã có trích từ dự phòng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Như tôi hay nói nợ quốc gia của Bangladesh rất thấp, VN rất cao, nhưng khi VN trả nợ lẫn lãi hàng năm mà không cầu viện tới dự trữ ngoại hối quốc gia thì quả là chuyện lạ, thậm chí nếu dự trữ ngoại hối lớn như vậy là hàng ngày càng tới ngày tổng kết cuối năm thì báo cáo thành tích khá ấn tượng là tăng cả tỷ USD chỉ chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, nếu dự trữ ngoại hối lớn như vậy thì họ chỉ cần trích ra khẩn cấp quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia đó 1,8 tỷ USD là giải quyết được tất cả như chấm dứt là dứt điểm BOT bất ổn chính trị và kinh tế đang diễn ra ở cả nước, chấm dứt dự án xây cất đói vốn kéo dài là dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, và một số dự án chỉ có thiếu vốn mấy trăm triệu USD nước ngoài mà lại đi vay họ với lãi đắt thì người ta rất khó tin được là cất dự trữ ngoại hối lớn để làm gì? Họ có thể đem đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ kiếm lời như tăng mua trái phiếu kho bạc Mỹ thêm 20 tỷ USD để giữ tỷ giá hối đoái an toàn mà còn kiếm ra được tiền lãi nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét