Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

VIETNAM IS A SURREALIST'S DREAM (VIỆT NAM LÀ GIẤC MƠ SIÊU THỰC)

Đó là hồ sơ bài báo mà tôi trích dẫn một đoạn: “Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 2.385 USD, chúng ta đặt ra mục tiêu năm 2035 thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000 USD”. Dẫn nguồn: https://tuoitre.vn/tu-gdp-dau-nguoi-2-385-usd-khat-vong-quoc-gia-thinh-vuong-20180225084511959.htm

Trước hết toi nhắc lại là tham vọng của VN tới năm 2030 thì thu nhập GDP bình quân đầu người sẽ ngăng bằng mặt bằng chung của thế giới năm 2016, tức GDP thu nhập bình quân đầu người của tất cả các nền kinh tế trên thế giới cộng lại và tính ra mỗi công dân vào năm 2016 vừa qua là 10.190 tỷ USD (trong khi GDP tính theo PPP là 16.215 $). Cái năm 1990 thì WB họ tính cho VN là thu nhập bình quân đầu người chỉ có khoảng 94,88 $ thôi. Nó còn thấp hơn cái mốc trước những năm 1985, đó là nghay cả cái năm 1985 thì mức thu nhập ấy của người VN đã là 231 $ rồi, còn phóng vào quá khứ xa hơn thì VN còn khá hơn khi chưa có chủ nghĩa cộng sản lãnh đạo đất nước này.

Về bối cảnh so sánh sự gia tăng GDP mà VN tự hào khi họ lấy cái mốc tham khảo thấp nhất là những năm 1990 mà ta chấp nhận con số của họ về thu nhập GDP bình quân đầu người của VN là 98 USD, thì sau nhiều chục năm họ ca ngợi dưới sự lãnh đạo tài tình của ĐCSVN thì tới năm 2017, thì mức GDP bình quân đầu người của người dân VN tăng lên tới 2.385 USD hiện tại và dự kiến sẽ thổi to con số ấy tới 10.000 USD vào năm 2030. Còn thu nhập tính theo PPP thì cũng phải 18.000 – 19.000 $. Tức là cái ông Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng này mà tôi hay nghi ngờ là lại một ông tiến sĩ kinh tế rởm/dởm vì 10/1977 – 6/1983: Chiến sĩ Bộ tư lệnh Công binh, sinh viên Trường Đại học Giao thông sắt bộ, Hà Nội, chuyên ngành máy xây dựng nhưng chả hiểu sao lại có bằng “Tiến sĩ Quản lý Kinh tế” thì quả là chuyện lạ lẫm.

Quay lại bào báo, hãy nhớ rằng, cái con số so sánh trong kinh tế học mà phóng vào tương lai để nhận vơ công lao thì người CSVN họ là bậc thầy, thí dụ họ lấy cái mức đáy GDP bình quân đầu người của VN là 98 USD vào năm 1990, và mức đỉnh 2.385 USD năm 2018 để vẽ ra con số ảo giác là sự lãnh đạo sáng suốt của đảng như “communism better than democracy (chủ nghĩa cộng sản tốt hơn dân chủ),… Lý do giải thích cũng dễ hiểu nếu VN không có chiến tránh điên cuồng của chủ nghãi cộng sản gây ra có lẽ bây giờ GDP bình quân đầu người của VN rất cao là cao hơn gấp đôi Thailand là chuyện bình thường. Đó là VN là quốc gia duy nhất trên thế giới có nhiều đợt đổi tiền kể từ khi ĐCSVN lãnh đạo đất nước này, nó gây ra sự giảm giá tài sản của dân chúng vì những chính sách điều hành kinh tế kém cỏi và tạo ra nhiều cái đỉnh lạm phát rất cao.

Cụ thể trong quá khứ, là vào ngày 15/9/1985, đó là một ngày sau khi nhà nước VN này thực hiện đổi tiền lần thứ 6, khi đó tỷ giá hối đoái niêm yết của nhà nước là 15 đơn vị tiền đồng Việt Nam thì mua được 1 $ (USD). Vậy mà chỉ một năm sau, tức là vào năm 1986 thì phải mất đến 150 đơn vị tiền đồng của VN mới đổi được 1 $, rồi dến năm 1987 thì phải mất đến 550 đơn vị tiền đồng VN mới đổi được 1 $. Tuy nhiên qua đến năm 1990 thì nó vọt lên 7.500 đơn vị tiền VN mới mua được 1 $. Thậm chí sau này nhà nước VN thay tiền tiền cotton bằng tiền polymer thì đến thời điểm này nó cũng mất giá kinh khủng là gần mức 22.800,00 VND = 1 $ vào tháng 11/2015, và tháng 3/2017, một con số lấy cắp tài sản của người dân bằng in tiền mua sức lao động làm giảm giá thu nhập bình quân đầu người của người dân và làm hao mòn xóa sạch tài sản người dân tích trữ bằng đồng nội tệ quốc gia họ. Hãy tưởng tượng nếu người dân nào gọi là yêu nước XHCN VN mà các năm đó tích trữ tiền VND hay tiền đồng thì dù có là tỷ phú USD đi nữa cũng vẫn là kẻ nghèo khó vì quy đổi tiền tệ ra như vậy sau mấy chục năm sẳn xuất và lao động khó nhọc tiết kiệm thì chẳng mua nổi bất cứ thứ tài sản nào cả dù có cất cả mấy trăm ngàn bao tiền mệnh giá lớn nhất,…

Đó là thành tích cũng dễ hiểu là tại sao ngay cả WB họ cũng đã bút ghi là vào những năm 1985 thì mức thu nhập ấy của người VN đã là 231 $ rồi, vì đổi tiền và làm tiền mất giá thì tới năm 1990 thì thu nhập chỉ có còn 98 USD thì quả nhiên là bi kịch mà í tai thấy ra là những năm trước VN không phải là quốc gia nghèo mà rất khá. Đó là chuyện quá khứ. Đó là chưa tính đến sự thất bại của VN trong việc phát triển kinh tế bắt chước theo mô hìnhcác "Chaebols" Nam Hàn đã học hỏi theo kinh nghiệm của các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng trước kia, nhưu việc lập ra các “quả đấm thép Vina”.

Chuyện khá chuyên môn về hiện tại nếu VN muốn GDP bình quân đầu người của người dân VN tăng lên tới 2.385 USD hiện tại và dự kiến sẽ thổi to con số ấy tới 10.000 USD vào năm 2030 thì điều có nghĩa là từ nay trở đi thì nền kinh tế VN cần phải đạt mức tăng trưởng trung bình cho mỗi năm là trên 7,1% cho nó dư ra một chút để trừ hao phí tổn. Đó là con số mơ hồ rất khó đạt được. Vì hiện nay VN đang mắc nợ cao nhất Đông Nam Á là không tính Sigapore vào đó thì VN đội sổ là xếp số 1 là con nợ đi vay để bơm bóng cho GDP nhằm có mức tăng trưởng GDP rồng cọp, rốt cuộc, thuế thì tăng nhanh hơn thu nhập của GDP thì thà đừng mơ con số vĩ cuồng đó thì tốt hơn.

Cho nên sau này nền kinh tế VN đi về hướng trả nợ nhiều hơn thay vì tiền làm ra để đầu tư cho GDP và an sinh xã hội, từ y tế, giáo dục, tăng lương,…thì làm sao mà có mức tăng trưởng trên 7% kéo dài cho tới năm 2035 được.

Chuyện thứ nữa là nếu so sánh Campuchia, Laos thì lại không đúng bản chất, bởi vì VN là quốc gia rộng lớn hơn hai xứ tiểu quốc này, mà còn có tài nguyên khoáng sản dồi dào cho chiến lược phát triển kinh tế của bất cứ ngành công nghiệp nào mà khỏi cần hao tốn tiền bạc nhập khẩu, trong khi hai tiêu quốc kia thì chẳng có gì mà phải đi nhập khẩu bên ngoài, đã thế VN còn có tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa cho việc bán buôn trên toàn cầu, và còn có nhiều ao hồ, sông rạch, nước ngọt,… mà còn là nhà xuất khẩu dầu thô lớn hàng đầu ở Đông Nam Á, khi mà Campuchia, Laos họ kém xa VN những thứ đó, vậy mà họ cũng nhỉnh hơn VN thì qua đó ta sẽ thấy sự kém cỏi của VN như mức nào trong mấy chục năm làm kinh tế mắc hết sai lầm này tới lỗi lầm khác. Nếu Campuchia, Laos họ có lợi thế như VN có lẽ họ sẽ làm tốt hơn đảng CSVN gấp bọi trong chiến lược phát triển kinh tế và tăng thu nhập của họ còn cao hơn VN gấp nhiều lần.

Ôi thôi, kết luận của tôi là nền kinh tế VN hiện nay đang đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên, như các giếng dầu cũng chẳng còn khai thác được nữa trong dăm ba năm tới thì cũng làm sụt tăng trưởng GDP, mà còn nhiều ngành nghề khác, đúng là bi quan. Có lẽ người ta lại tức giận ghép "tội phạm chiến tranh kinh tế" (economic war criminal) của những thế lực tài phiệt tài chính tư bản Mỹ gây hoang mang cho người dân.

Đó là nhầm lẫn tai hại, vì tôi chỉ viết bài linh tinh nội bộ là không cho đăng trên bao chí quốc tế mà người ta hay phỏng vấn tôi, cho nên nó chỉ mang tính cá nhân là tôi thấy sai trái thì tôi nói ra. Ai khó chịu tức giận thì tôi cũng đành chịu thôi. Vì tôi có thói quen là nhìn ra cái rủi ro cái sai mà tránh chứ từ xưa tới nay trong phân tích kinh tế tài chính hay đầu tư mà đi nói cái tốt toàn màu hồng thì đâu cần các nhà tư vấn phân tích kinh tế, và tài chính làm gì nữa. Vì ta cứ vẽ ra cái màu hồng mà ném vào tương lai theo kế hoạch đề ra sẵn rồi thì đâu cần ai nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét