Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

KHI TỔ TƯ VẤN KINH TẾ CHÍNH PHỦ VN DƯ THỪA CHUYÊN GIA VÀ THIẾU CHUYÊN MÔN

👀  Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017


Tôi thì giật mình mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỏ sung thêm ông  Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh làm thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Tức là cái Tổ Tư vấn kinh tế nâng lên 16 thành viên, vì trước ấy là 15 thành viên. Tổ tư vấn kinh tế này có 15 tiến sĩ (trừ ông cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam - Bùi Quang Vinh). Nếu bổ sung thêm ông Trần Hoàng Ngân nữa thì Tổ tư vấn kinh tế của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này có 9 Giáo sư, Phó giáo sư kiêm vai trò tiến sĩ kinh tế.

Tôi ngần ngại bi quan rằng, có khá nhiều ông bà tổ tư vấn này đang giữ quá nhiều vai trò rất đang ngại. Tức là hưởng nhiều mức lương khác nhau mà không biết có thời gian cố vấn kinh tế hay không.  Chẳng hản hạn ông Ông Trần Hoàng Ngân ứng cử tại TP.HCM, là ĐBQH khóa XIII, kiêm vai trò Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ như vậy thì làm sao mà tư vấn cái gì.

Hầu hết những thành viên Tổ tư vấn này đều có công việc “chuyên môn kinh tế với chuyên môn trùng lặp nhau”.

Trong các chức danh Associate professor, PhD,… của Tổ tư vấn kinh tế này hầu như không có ai đã kinh nghiệm thực tế trong phân tích đầu tư kinh tế. Chủ yếu được trải nghiệm trong môi trường giáo sư giảng dạy thì quả là đáng lo ngại khi họ đưa ra các chính sách đầu tư kinh tế, hay thẩm định rủi ro các dự án đầu tư, và các vấn đề rộng hơn của kinh tế.

Cụ thể như chuyên gia phân tích chuyên về kinh tế tiền tệ, kinh tế vĩ mô, chính sách thuế, người lao động,…Cụ thể chuyên gia nghiên cứu phân tích về  kinh tế và tài chính; chuyên gia phân tích về thị trường lao động; chuyên gia phân tích về kinh tế tài nguyên thiên nhiên của quốc gia; chuyên gia phân tích về kinh tế trong nông nghiệp và các vấn đề thương mại trong nông nghiệp; chuyên gia nghiên cứu phân tích về quản lý dự án đầu tư, và các vấn đề thị trường vốn tài chính và định giá tài sản cơ bản; chuyên gia phân tích về giao dịch hàng hóa và thị trường chứng khoán,…

Tất cả họ gọi chung là chuyên gia kinh tế. Nhưng phải được lựa chọn từ chuyên môn của từng chuyên gia, và được lãnh đạo bởi Chủ tịch, là thuyền trưởng của Tổ tư vấn kinh tế, đó là nhân vật phải thật suất sắc trong kinh tế học, như Giáo sư kinh tế học chuyên nghiên cứu dự báo kinh tế học vĩ mô quốc tế dành cho những nước phụ thuộc vào ngoại thương quá lớn lao, như VN chẳng hạn.

Kết luận của tôi thật buồn cười là việc ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa thêm Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh này, là ông này có những thành tích phát biểu linh tinh chẳng hiểu gì cả về kinh tế học vĩ mô quốc tế và thị trường tài chính Mỹ trước đây, phát biểu rất nhảm nhí như thể là ông nhà giáo chỉ biết dạy học trong những cuốn giáo trình kinh tế cũ kỹ lạc hậu, có lẽ bổ nhiệm ông này vào là để tuyên truyền Chủ nghĩa Marx-Lenin hay lý luận Cao cấp Lý luận Chính trị và đoàn đảng chứ ông này chẳng thể làm lên tích sự gì và dư thừa. Vì trước ấy ông này được một số môn đệ là học trò của tôi xưa kia trích dẫn khai rằng  Ông Ngân ghi bằng B noại ngữ tiếng Anh, rồi sau ấy là Cử nhân ngoại ngữ (tiếng Anh). Ôi thôi học tới chức danh PGS-TS mà không biết ngoại ngữ à, trình độ tiếng B, hay cử nhân ngoại ngữ mà cũng mang ra trong lý lịch thì quả là chuyên khó tin nổi.

Bởi vì không nhất thiết phải ghi văn bằng ngoại ngữ vào đấy, vì chả có ai ghi như vậy cả. Nó rất dư thừa và vô duyên. Có khi nào người ta ghi các cố vấn kinh tế của chính quyền Mỹ, là các giáo sư kinh tế, hay các chiến lược gia suất sắc phải ghi nói viết thông thạo 5 thứ tiếng, Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Ả rập, Bồ Đào Nha, hay chính tôi có khi nào phải ghi nói viết thông thạo tiếng Anh, Pháp, trung cấp Nhật, Việt, và sơ cấp tiếng Hoa ra không nhỉ, chưa khi nào phải ghi vào đó, mà người ta chỉ ghi nhà kinh tế học, hay chuyên gia phân tích kinh tế và tài chính cao cấp của MS,… chứ chả ai ghi hết ra cả, và cũng chẳng ai ghi giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ gì đó, họ chỉ ghi ngắn gọn chuyên môn thôi.

KHI GÁNH NỢ CỦA VIỆT NAM ĐANG TÁC ĐỘNG XẤU TỚI KINH TẾ QUA THUẾ VÀ PHÍ

👀  Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017


VN đang có gánh nợ của chính phủ quá cao tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội GDP so với khả năng sản xuất GDP để trả nợ kinh tế.  Đó là khoản nợ đi từ chính thức này hết năm 2016 đã là con số 62,5% so với khả năng trả nợ của cái GDP năm 2016 là 203 tỷ $.

Ở đây ta hết sức chú ý về các gánh nợ để tính toán. Đó là nợ công, nó đo theo tỷ lệ phần trăm trên GDP; Nợ nước ngoài, nó đo chính xác nhất là nợ bao nhiêu ghi bây nhiêu và không đo theo GDP. Bởi vì khi một chính phủ bắt đầu có sổ nợ công hoặc sổ nợ của chính phủ quá cao là trên 65% so với GDP thì quỹ thị trường tiền tệ hay giới đầu tư là chủ nợ họ sẽ tách ra sổ nợ nước ngoài, và nó được cập nhật hàng tháng hay hàng quý để theo dõi trong thời gian tiếp diễn mà năm tổng kết chưa kết thúc.

Các sô nợ khác để đo sức khỏe nền kinh tế. Đó là nợ của tư nhân (đo theo phần trăm của GDP, nợ này chủ yếu dunf cho các nước phất triển cao như Mỹ, Nhật, EU,…). Đó là khoản nợ này thường rất lớn, vì nó tính chung cho cả khoản nợ ccuar các tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính và phi tài chính cũng như cộng luôn vào đó các khoản nợ của các hộ gia đình và các tổ chức xã hội khác,…Các nước EU thì đội sổ nợ về khoản này, như dẫn đầu là Luxembourg nợ nần gần đạt mức 500% so với GDP năm 2016. Các nước khác như Bỉ, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy,… thì nợ nần tư nhân này từ 270% trở lên so với GDP,…. Nợ nần kiều này nó không quan trọng với các nước này, vì đó là nợ nội bộ và người ta có thể xù nợ hoặc xóa nợ,…nó cũng giống như nợ của các khoản nợ của các hộ gia đình (đo bằng GDP). Tuy nhiên thực tế nợ của các hộ gia đình đo theo GDP nó cũng khá nghiêm trọng, vì nó có thể đánh sụt mức tiêu dùng trong nước, vì người ta lo trả nợ ít chi tiêu,…. Nợ kiểu này có thể xù nợ hoặc xóa nợ nên nó cũng không gây hốt hoảng cho thị trường tài chính để có thể làm tăng lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao.

Với các nước phức tạp hơn về kinh tế, cụ thể là khối kinh tế các nước dùng chung đồng EUR thì trong phân tích kinh tế ta cần chú ý thêm một khoản nợ nữa mà phân tích, đó là nợ thu nhập trên đồng lương của các hộ gia đình tính theo tỷ lệ phần trăm của đồng lương hộ gia đình phải trang trải trả nợ, nó cũng chẳng khác mấy về nợ của các hộ gia đình. Nhưng chỉ khác ở chỗ là thu nhập đồng lương thôi,… nợ nần kiểu này rất khó biết được, vì con nợ cũng chả dại gì khai ra là mình đang nợ nần như thế nào, nợ này không quan trọng.

Ôi thôi nói gọn lại là các khoản nợ nần quan trọng nhất vẫn là nợ của chính phủ so với GDP, bởi vì nợ kiểu này quốc gia đó buộc phải trả nợ, bởi vì nợ kiểu này thường thường là giới đầu tư, hay các quỹ thị trường tiền tệ, hoặc các tổ chức tài chính quốc tế họ sẽ theo dõi rất kỹ, và họ sẽ phân tích đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai khi chính phủ đó cứ chất thêm nợ cao hơn núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), thì người ta sẽ tăng lãi suất lên tất cả các khoản vay nợ, tức là nó tác động rất mạnh đến chi phí lãi suất đi vay của chính phủ đó trong tương lai kể cả hiện tại.

Tôi thì ngần ngại cảnh báo rằng, VN đang mắc nợ khoản này quá rủi ro là hết còn có khả năng tài trợ các dự án đầu tư chiến lược cho kinh tế như xây cất hạ tầng giao thông vận chuyển tài trợ cho phí tổn vận chuyển hàng hóa, nhằm kiềm chế đà lạm phát, cũng như làm giảm giá thành cho doanh nghiệp sản xuất và vận chuyển. Đó là dễ thấy các nước hóa rồng hóa hổ xưa kia như Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" (middle-income trap), có thu nhập cao, trở thành nước công nghiệp tiên tiến thì họ rất khôn khéo giữ khoản nợ này thấp chỉ duy trì tring bình cỡ 17%-21% so với GDP thôi để chính phủ đi vay trả lại thấp, lợi suất trái phiếu siêu thấp để tài trợ cho vấn đề vận chuyển hàng hóa miễn phí cho doanh nghiệp như chi phí đường bộ thấp, nhằm giúp doanh nghiệp tích lũy vốn, tài xế có đồng lương cao là không bị hao hụt để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng cao. Nó là thước đo vô cùng quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước,…

Đối với VN, có lẽ tôi nghiệm ra rằng, chi phí và phí tổn đường bộ của VN đang quá cao, gây cản trở sự cạnh tranh của doanh nghiệp và móc túi giới tài xế qua các dự án hạ tầng vận chuyển đường bộ là BOT, vì nhà nước này đã cạn tiền là hết còn tiền đầu tư cho hạ tầng giao thông và khoán cho đám lợi ích nhóm làm BOT thu phí sai, đó là con dao hai lưỡi có thể gây cản trở cho doanh nghiệp và giới lái xe quá nhiều, khiến họ thấy không có lời mà nghỉ việc hay ngưng sản xuất thì cùng nhau kéo xuống vực sâu.

Đã thế tôi còn hay dự báo vể dài là các loại thuế phí ở VN sẽ gia tăng nữa, như giá điện, xăng dầu và nhiều sắc thuế khác sẽ chút lên đầu doanh nghiệp và người dân, kết cục moi chi phí sản xuất sẽ tăng gây hiệu năng cạnh tranh kém cho doanh nghiệp VN, có khi là gây ra động loạn và bạo loạn là rất nguy hiểm. Vì một số chế đọ bị tước quyền lãnh đạo cũng do nhưng sắc thuế và chi phí sinh hoạt hàng ngày như điện nước, xăng dầu này gây ra bất ổn. Nên một số nước họ hi sinh và tài trợ hẳn cho người dân họ về những chi phí này, vì người ta có lời trong kinh doanh thì người ta sẽ đóng thuế cho chính phủ khoản khác cao hơn, đôi khi còn có lợi cho cả nhiều phía, còn người ta không có lời trong kinh doanh và đóng cửa không sản xuất hay vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp nữa thì đóng thuế cái gì mà đóng thuế.

KHI VIỆT NAM MẤT ẢNH HƯỞNG Ở CAMPUCHIA

👀  Thứ Năm, Ngày 30 Tháng 11 Năm 2017

Dưới thời TBT Nguyễn Phú Trọng cầm quyền ở VN từ năm 2011 cho tới nay, và dự kiến ông Trọng này có thể ngồi cái ghế Tổng bí thư này hết năm 2021. Đó là hiểm họa cho VN nhiều mặt, từ lợi ích kinh tế lẫn chính đối nội và đối ngoại.

Hãy nhớ rằng khi người Việt đã sinh sống lâu hơn người TQ ở Campuchia rút đi thì chám vào đó là sự hiện diện gia tăng của người TQ rất đáng ngờ. Chế độ Bắc Kinh trong hành động gần đây đã tung tiền gây ảnh hưởng ở Campuchia gần đây, dù rằng số tiền đó không là bao so với số tiền VN đầu tư và giúp đỡ Campuchia. Thậm chí mới đây là ông Thủ tướng Hun Sen sang Bắc Kinh cầu viện xin viện trợ, đây là lần thứ 4 Hun Sen đi xin tiền,…

Đối với Campuchia thì những người cộng sản chân chính ở VN xưa kia đã không ngần ngại bảo vệ lợi ích tranh giành ảnh hưởng với tinh thần quốc gia cao độ là đã chẳng cần phải sợ hãi TQ và đã đem quân sang lật đổ chế độ Khmer Đỏ do TQ chống lưng khi Khmer Đỏ đe dọa lợi ích của VN và gây tội ác diệt chủng ở Campuchia, và VN là quốc gia rất có ảnh hưởng lên Campuchia, và gần đây thì ảnh hưởng của VN đã không còn. Đó là trong động thái gần đây, Chính phủ Campuchia bắt đầu tiến hành chiến dịch trục xuất cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia mà ít ai để ý ẩn ý đằng sau đó là người ta nghi ngờ có bàn tay của Bắc Kinh giật dây chống lưng, bởi vì TQ không muốn thấy sự ảnh hưởng của VN ở quốc gia này. Trước đó Campuchia đã tước nhiều ngàn quyền lợi của công dân gốc Việt sinh sống ở Campuchia với nhiều lý do mơ hồ.

Lý do giải thích cũng dễ hiểu là Campuchia không còn coi VN ra gì nữa, đó là họ coi thường lãnh đạo VN hèn yếu. Đó là bởi vì chính sai lầm của Nguyễn Phú Trọng khi hạ mình và quá coi trọng TQ, như việc Tổng Trọng nhờ TQ đào tạo cán bộ cấp cao, rồi nhiều thứ nhờ vả vô duyên, nó gây tâm lý cho Hun Sen xem thường. Vì dù sao Campuchia sẽ không thể lựa chon một đối tác tin cậy VN khi mà ngay cả đối tác này bộc lộ ra sự chư hầu đàn làm đàn em của TQ quá rõ ràng thì Campuchia thà rằng ngả sang hẳn bên TQ thì có lợi hơn, vì nếu Campuchia kết thân với TQ sẽ được xếp ngang hàng hoặc trên cơ VN trong hồ sơ chính trị lẫn kinh tế. Ta còn nhớ trong số 15 văn kiện hợp tác mà ông Tổng Trọng này ký kết trước đây và gần đây thì văn kiện đầu tiên là “Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Điều này, nếu ai là nhà phân tích kinh tế chính trị sẽ dễ nhận ra là sự lệ thuộc quá mức và hạ thấp mình quá lố của lãnh đạo VN thì lãnh đạo Campuchia nhìn vào thì họ không còn coi VN ra gì cũng không có gì lạ cả, vì xưa nay chẳng ai lại đi chọn kết thân bang giao quá sâu với một nước đồng cấp như VN đó là Campuchia. Vì nếu Campuchia lựa chọn VN thì sẽ bị hạ thấp nên họ lựa chọn TQ, dù không muốn cũng phải muốn, vì nó có giá trị hơn. Bởi vì nếu Campuchia cử cán bộ sang VN học tập, trong khi VN cử cán bộ sang TQ học, chẳng thà Campuchia cử người sang TQ thì sẽ tốt hơn,….

Đối với VN, thực tế quốc gia này đã không còn ảnh hưởng nào lên Campuchia nữa kể từ khi ông TBT Nguyễn Phú Trọng này cầm quền, là VN quên lãng là ít chú ý Campuchia. Thậm chí là thu hẹp co vòi về nhà. Đó là dễ hiểu bởi vì ông Tổng Trọng này kể từ khi lên cầm quyền chỉ có lo cái chuyện giữ ghế, giữ đảng, chỉnh đón đảng, quán triệt tư tưởng, rồi chống suy thoái, tự diễn biến,… chứ ông này chẳng làm lên cái tích sự gì cả.

Trong nhiều năm rồi, VN gần như đã bỏ qua quá nhiều cơ hội gia tăng ảnh hưởng và bành trướng với Campuchia, nhưng vì mãi mê đấu đá nội bộ tranh giành ghế, nhất là cái ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng này, một người không có tầm nhìn và rất kém cỏi trong bang giao quốc tế, đã thế là con người vô duyên còn xót lại là rất bảo thủ giáo điều nên VN đánh mất quá nhiều thứ, quá nhiều cơ hội.

Tất cả các nhà phân tích kinh tế lẫn chính trị đều đồng ý rằng, VN mới là quốc gia có ảnh hưởng nhất đối với Campuchia từ mấy chục năm chứ không phải TQ, vì trước đây đa số người dân Campuchia đều ghi nhớ sự tàn bạo của TQ khi yểm trợ Khmer Đỏ, và bị quân cộng sản VN đánh bật và lật đổ,…trong giai đoạn bùng nổ về kinh tế, hay gần đây, người ta không hiểu làm sao một mảnh đất màu mỡ như Campuchia mà cả hệ thống chính trị lẫn kinh tế của VN bỏ lỡ nó. Nếu như những năm trước và giai đoạn Nguyễn Phú Trọng cầm quyền nếu biết khôn khéo gia tăng ảnh hưởng từ đầu tư kinh tế, viện trợ, thì VN đã dư sức hất cẳng TQ ra ngoài.

Tuy nhiên điều đáng tiếc là ở VN thì doanh nghiệp từ quốc doanh lẫn tư nhân chỉ cắn xé và xâu xé nhau bằng những miếng bánh kinh doanh đầu tư bất động sản, là chỉ giỏi cướp đất của dân với giá rẻ mạt để làm giàu bất chính chứ họ chả bao giờ nghĩ là sẽ đi đầu tư sang Campuchia.

Bài học dễ thấy là ngay cả Bầu Đức, hay Đoàn Nguyên Đức cỏn con là CEO Hoàng Anh Gia Lai tép tôm đã đầu tư lắt nhắt vào Campuchia vậy mà đã tác động gây ảnh hưởng tới chính trị lẫn kinh tế một phần của Campuchia rồi huống hồ cả đội quân đông đảo các tập đoàn kinh tế nhà nước các tập đoàn kinh tế tư nhân ở VN chẳng có mấy ai qua đầu tư vào Campuchia. Có lẽ chế độ CSVN này họ không có tầm nhìn bành trướng gây ảnh hưởng với Campuchia. Vì ảnh hưởng với Campuchia là rất dễ với VN mà còn có được mối lợi ích lớn lao sau này. Đó là về địa lý chiến lược VN- Campuchia mới là không thể tách rời. Thậm chí là cái Vịnh Thái Lan, có diện tích khoảng 300.000 km vuông; giới hạn bởi bờ biển của Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Vịnh thông ra Biển Đông bằng một cửa duy nhất ở phía Nam được giới hạn bởi mũi Cà Mau của VN và mũi Trenggranu của Malaysia, nó cũng nằm sát vùng chiến lược VN- Campuchia, và nhiều địa lý khác với đường làn ranh biên giới VN- Campuchia.

Vậy mà sự lãng quên gia tăng ảnh hưởng của VN hình như không bao giờ nhân vật Nguyễn Phú Trọng này nhắc tới sau 6-7 năm quyền quyền của ông này. VN có thể bị nhập siêu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với TQ hàng năm lên tới mấy chục tỷ USD, và con số ấy chỉ cần 1/7 của sự nhập siêu đó mà dồn tiền đầu tư vào Campuchia thì ảnh hưởng của VN sẽ không có chỗ cho TQ đứng chân.

Hiện nay có vẻ như TQ đã gia tăng ảnh hưởng của họ tại Campuchia, đẩy VN về phía xa dần ảnh hưởng về kinh tế lẫn chính trị mà VN đã tốn bao nhiêu xương máu và tiền bạc, đã thế người ta còn nghi ngờ những bất ổn gây chia rẽ Campuchia và VN là có bàn tay của Bắc Kinh đứng đàng sau, vậy mà lãnh đạo VN hình như không hề biết hoặc cố ý không biết. Thậm chí là ông Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhiều lần gây mất mặt lãnh đạo VN khi nhiều lần ủng hộ TQ về Biển Đông. Đó là ta còn nhớ Campuchia đã ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về các tranh chấp ở Biển Đông tại hội nghị ASEAN ở Lào trước đây, và trước đó nữa. Hãy nhớ rằng vào năm 2013, TQ đã tăng đầu tư vượt qua VN để thành nhà đầu tư số một ở Lào thay thế VN, mục đích vẫn là tranh giành ảnh hưởng hai tiểu quốc sân sau này của VN. Lãnh đạo VN thì mơ sảng ngủ mê ở đâu đó là quanh năm “đánh chuột sợ vỡ bình nhưng không thu hồi được tài sản”, và quanh năm làm cái chuyện vô tích sự gì đâu nên bị mất hết mọi thứ ảnh hưởng ngay sân nhà mình bởi TQ.

Ôi thôi, nền kinh tế Campuchia, chỉ có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 18 tỷ $ thôi, dân số thì cũng chỉ có 15,7 triệu người đủ sắc tộc, nền kinh tế dựa vào ngoại thương là hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là dệt may, cao su tự nhiên,… chiếm tới 71% của tổng xuất khẩu. Nó có khá nhiều chỗ trống các ngành chiến lược khác để doanh nghiệp VN đầu tư. Vậy mà chả có bất cứ thứ gì mà doanh nghiệp VN đầu tư vào đấy cả. Lẽ ra một lãnh đạo khôn ngoan, họ cần chấp nhận chị lỗ lã một chút để gia tăng đầu tư vào Campuchia, kể cả chỉ định doanh nghiệp quốc doanh đầu tư vào đó để siết cái thòng lọng vào cổ Campuchia mà đẩy TQ ra xa, thay vì đi ném tiền mơ chuyện đầu tư xứ thiên đường xa xôi Venezuela mà mất trắng nhiều tỷ $ mà ông người ta xem như là chả hiểu chuyện gì.

(*) Lãnh đạo VN đầu óc quá hẹp, là không có tư tưởng bành trướng ảnh hưởng, không có sự tính toán lợi ích quốc gia. Có lẽ VN cần có một ông tổng bí thư mới, quyết đoán, mạnh mẽ hơn thay vì lý luận tổng bí thư phải là người Miền Bắc, am hiểu lý luận Mác-Lê,... thì rất nguy hiểmcủa những kẻ độc tài ham bám ghế mới lý luận kiểu đó.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

ĐỒNG RMB VÀ NỖI LO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC

👀  08 tháng 01 năm 2016

Hiện nay, nỗi lo sợ của nhiều nhà phân tích kinh tế cảnh báo đồng Chinese Yuan Renminbi (CNY, RMB) sẽ giảm thêm 10% - 13% giá trị của nó so với đồng USD, và rằng Trung Quốc đã và đang bắt đầu khơi mào một cuộc chiến tiền tệ hay "currency war" thì đúng là không dễ dàng chút nào, mặc dù tính từ đầu năm 2016 cho đến nay thì đồng RMB liên tục trượt giá tiệm tiến.

Trong thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cũng không muốn đồng RMB mất giá nhiều. Đó là bởi lẽ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển các khoản vay bằng đồng RMB sang đồng USD, khi đồng USD bị mất giá trước đây, và bây giờ đồng USD đã tăng giá quá mạnh so với nhiều đồng bạc khác. Cũng như bị cáo giác gây ra tội phạm "thao túng tiền tệ" (currency manipulation). Đó là câu chuyện thêu dệt mơ hồ. Lý do, các doanh nghiệp tại TQ trước đây, họ đã tận dụng lãi suất thấp kỷ lục của đồng USD sau hơn 7 năm, nhờ chính sách nới lỏng định lượng QE của Fed. Nếu đồng RMB giảm giá quá nhiều thì chi phí hoàn trả lại các khoản vay này sẽ tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp của TQ sẽ vỡ nợ.

Thực tế nếu tính tư năm 2005, khi 8,2765 RMB = 1 USD so với tỷ giá 1 USD = 6,59330 hiện nay thì thực chất đồng RMB đã tăng gần 30% giá trị của nó so với đồng USD. Tuy nhiên, dù kiểm soát sự tăng giá của đồng RMB, thực tế phân tích tài chính vẫn cho rằng chính phủ Trung Quốc giữ đồng RMB ở mức thấp giả tạo. Điều đó có nghĩa là đồng RMB cần thiết để tăng hơn 30% về giá trị. Có nghĩa là nếu PBOC cho phép đồng RMB thả nổi tự do, nó sẽ tăng giá trị so với đồng USD vì nền kinh tế của Trung Quốc là rất mạnh mẽ.

Đây là lập luân thiếu kinh nghiệm, và gây hoang mang cho thị trường. Với mức thu nhập GDP Bình quân đầu người: 7.572 USD (PPP là 12.900 USD) với tư thế "cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới". Đó là thấp hơn Brazil, Malaysia, Cuba, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,...thì TQ rất khó liều lĩnh nâng cao đồng RMB, để lấy tiêu dùng nội địa nâng đỡ cho đầu máy tăng trưởng, thay vì cột chặt đầu tư và xuất khẩu ra bên ngoài bằng cách phá giá đồng RMB nhằm chiếm ưu thế cạnh tranh nhờ đồng RMB rẻ.

Khỗn nỗi, TQ hiện rơi vào thế kẹt là gánh nợ nần quá lớn, và chưa có kinh nghiệm đi vào chu kỳ trả nợ như các nước Âu-Mỹ-Nhật. Nếu TQ muốn hướng vào thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn với 1,37 tỷ dân của họ thì phải có lợi tức thu nhập như dân Nga, hay tệ lắm là Malaysia,....Các thống kê của Bắc Kinh cho thấy, dù vẫn lấy con số thổi phồng của họ, thì giới phân tích ta vẫn thấy thu nhập của các hộ gia đình Trung Quốc còn quá thấp so với sản lượng GDP. Chính điều này cho thất sức tiêu thụ nội địa chưa thể nâng đỡ cho lực đẩy tăng trưởng bằng xuất khẩu bên ngoài, và TQ đã nhiều lần thất bại khi cố chuyển hướng vào thị trường tiêu thụ nội địa.

Bây giờ TQ chỉ còn cách thả neo đồng bạc của họ từ từ có kiểm soát, nhưng dù có "kéo thả neo" tiệm tiến đi chăng nữa, thì vẫn là hậu quả là đồng RMB sẽ giảm giá. Cộng với trường hợp Fed tăng lãi suất thêm lần thứ hai. Khi đó PBOC sẽ nới rộng thêm biên độ giao dịch của đồng RMB. Hậu quả là những ai tích trữ tài sản bằng đồng RMB sẽ giảm giá trị, giới nhà giàu và giới đầu tư co cẳng tẩu tán tài sản chạy trước tiên, đó là thế kẹt mà TQ vắt óc đau đầu tính toán mãi không ra.

Trong 30 năm tăng trưởng hai con số, nền kinh tế của Trung Quốc đã vươn lên vị chí thứ 2 trên thế giới. Trung Quốc xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu chi phí thấp với đồng lương rẻ.

Thật bất hạnh, vì dân số quá đông và quá lớn, TQ phải hạ đồng lương nhân công nhờ đồng tiền rẻ, để sản xuất bất kể lời lỗ nhằm tạo ra việc làm tối đa cho dân chúng, khi sản xuất dư thừa vì tiêu dùng nội địa yếu do thu nhập của người dân thấp thì TQ phải xuất khẩu bán hàng ra bên ngoài, để bán hàng cho được thì họ đánh sụt đồng tiền của họ.

Để làm việc này thì chính phủ TQ phải chi tiêu kích thích kinh tế, đầu tư kinh doanh hàng hóa vốn, lãi suất thấp, các doanh nghiệp quốc doanh được bảo hộ nhà nước, kể các các ngân hàng cho vay và đã thổi lên bong bóng tài sản, tăng trưởng trong nợ công phình ra, và nạn ô nhiễm trầm trọng. Đó là mức sống tồi tệ dù có đạt thành tích nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Khi đầu tư và tăng chi như vậy, họ không đầu tư cho các chương trình phúc lợi xã hội, nó dẫn đến việc người dân Trung Quốc buộc phải thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm cho hưu trí của họ, hậu quả nó kìm hãm nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Để hạ nhiệt phí tổn tăng nợ cho đầu tư, nhằm chiêu dụ người dân TQ bỏ tiền ra thì TQ bắt chước Âu-Mỹ-Nhật là chuyển hướng bằng cách kêu gọi dân chúng thúc đẩy đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm hạn chế công ty dựa vào nợ nần vay vốn ngân hàng. Thật bất hạnh, thị trường cổ phiếu tại Thượng Hải và Thẩm Quyến đã lao đao và sẽ bị vỡ bất cứ lúc nào mà tôi đã phân tích trước cả năm nay.

Điều hài hước nữa là hiện nay khi TQ đã thành công đưa được đồng RMB sẽ có hiệu lực vào giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) vào tháng 10/2016 thì họ sẽ khơi mào một trận chiến ngoại tệ trước tháng 10/2016 để thả giá đồng RMB xuống thấp nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu thay vì nâng giá đồng RMB hướng vào thị trường nội địa. Nhưng thực tế TQ rất cân nhắc, đó là bởi vì các nhà đầu tư, các thị trường tài chính đang lưu trữ đồng RMB làm dự trữ họ sẽ bán tháo tài sản lưu trữ bằng đồng RMB thì TQ còn bị thiệt hại nặng hơn.

Có lẽ TQ cần phải tăng lãi suất và hạ nhiệt chỉ tiêu tăng trưởng xuống và chấp nhận chịu cơn co thắt đâu đớn, vì có hạ giá đồng bạc đi chăng nữa cũng chưa chắc bán được hàng.

Lý do hiện nay, các đồng bạc các nước là đối tác xuất khẩu hàng đầu của TQ (trừ Mỹ ra), đều mất giá nặng nề hơn đồng RMB của TQ, nó bao gồm khối các nước dùng đồng EUR, Nhật, Brazil, Canada, Indonesia, Malaysia, Nga, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc,... Điều đó có nghĩa là hàng hóa của TQ sẽ khó cạnh tranh hơn các nước kia. Trước đây khi đồng tiền các nước này tăng giá mạnh so với đồng USD, và đồng RMB của TQ thì giảm giá trị theo đồng USD thì TQ còn dễ bán hàng để xuất khẩu nhờ tiền rẻ thì bây giờ trào lưu này đã hết chu kỳ. Các nước đối tác hàng đầu của TQ có đồng tiền mất giá họ sẽ thắt chặt chi tiêu thì TQ có phá giá đồng bạc thì bán hàng cũng khó ai mua.

Có lẽ TQ sẽ phải chuẩn bị một chục năm "mất mát" như Nhật bản trước đây, hay Âu châu, và Mỹ đã lãnh đòn khủng hoảng từ năm 2008.

Ngẫm lại, đồng bạc VN neo vào đồng USD và giàng đầu máy ngoại thương vào đồng RMB theo cái tam giác. CNY / USD; USD / VND; CNY / VND. Khi tỷ giá CNY / USD chũi mũi tên xuống đất thì tỷ giá USD / VND hướng mũi tên lên trời thì đúng là đáng lo ngại cho đồng bạc VND
 của VN.ĐỒNG RMB VÀ NỖI LO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC

TẠI SAO TRUNG QUỐC KHÔNG TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ?

👀  08 tháng 09 năm 2016

Trong bài báo dẫn nguồn của Bloomberg này "Vì lý do này, Trung Quốc còn lâu mới trở thành trung tâm tài chính thế giới". Nguồn: cafef.vn/vi-ly-do-nay-trung-quoc-con-lau-moi-tro-thanh-trun…. Và tôi đi vào phân tích vài yếu tố chuyên môn hơn và cố gắng diễn giải thuật ngữ tài chính đơn giản tối đa và ai cũng có thể hiểu.

Trước hết TQ muốn là "trung tâm tài chính của thế giới" thì TQ làm cho đồng tiền của mình được thế giới tin dùng. Muốn vậy, TQ cần phải tập làm quen với việc thâm hụt tài khoản vãng lai, TQ thì chưa bao giờ quen việc này, họ chỉ luôn đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai. Dù rằng về lý thuyết thì nghe có vẻ là tốt, thực tế cho thấy nó yếu về tiêu dùng nội địa , vì dân chúng tiết kiệm cao, đó là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Thay vì họ phải cân bằng lại và tập làm quen dần về thâm hụt tài khoản vãng lai, tức là họ phải nhập khẩu nhiều hơn, về lý thuyết nghe có vẻ những quốc gia nào hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai quá nhiều thì không tốt. Nhưng thực tế cho thấy không hẳn vậy, mà điều đó cho thấy quốc gia này có tỷ lệ tiêu dùng cá nhân cao, một tỷ lệ tiết kiệm thấp và thu nhập lợi tức cao,...

Muốn đồng Yuan còn gọi là nhân dân tệ (also called renminbi), hay gọi là tiền của nhân dân, có ký hiệu hối đoái quốc tế là CNY hay RMB là tiền tệ toàn cầu mới hay new global currency, thì TQ phải đáp ứng rất nhiều yếu tố sau mà có lẽ họ chưa đáp ứng được yếu tố nào cả. Ưu tiên trước tiên về hồ sơ tỷ giá hối đoái đồng USD / RMB (Chinese Yuan Renminbi) thì tôi cung cấp cho đọc giả đường link của đồng Yuan này được ghi chú đầy đủ từ năm 2000 - 2016 cho ai là nhà nghiên cứu về thị trường tài chính TQ quan tâm về nó. Link: www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_ch.htm

Để thiên hạ công nhận là đồng tiền hợp pháp thì trước hết đồng Yuan sẽ phải được sử dụng để định giá lại các hợp đồng giao dịch trên thị trường quốc tế hơn, như việc giao dịch trên thị trường "commodities", vàng, dầu thô, sắt thép,.... Tức là đồng Yuan sẽ phá vỡ thế truyền thống mà các thị trường giao dịch định giá bằng USD của Mỹ. Điều này khó xẩy ra, đó là bởi vì TQ là quốc gia phải nhập khẩu dầu lửa rất lớn của thế giới cũng như nhập khẩu quặng sắt thép, và các nguyên nhiên vật liệu khác đáp ứng chi nhu cầu ngốn năng lượng quá lớn của họ. Nếu họ để đồng Yuan tăng giá làm giá dầu giảm thì hàng hóa mà họ nhập về phục vụ cho chế biến thành sản phẩm để xuất khẩu thì gặp thế kẹt là bán hàng đắt, cạnh tranh kém vì đồng Yuan tăng giá,... nếu họ để đồng Yuan giảm giá thì họ nhập các mặt hàng kể trên như dầu thô chẳng hạn thì gặp chi phí lớn và lỗ nặng do đồng Yuan giảm giá,...

Cho nên TQ vẫn phải tính toán là họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Tức là có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ vẫn phải giữ giá trị đồng Yuan trong một biên độ giao dịch +/-2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá biên độ +/-2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" mà họ được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDRs của IMF.

Ngoài ra, để có đồng tiền lưu hành rộng của thế giới thì TQ phải bán trái phiếu kho bạc của họ ra thị trường tài chính thế giới để lưu hành đồng Yuan của họ để giới đầu tư có thể sở hữu nợ của TQ, như hình thức sở hữu các tài sản của quốc gia này.

Một cách cụ thể, nếu tất cả các tổ chức tài chính, hay các ngân hàng trung ương, nếu họ tin dùng và sẽ phải giữ đồng Yuan của họ dự trữ ngoại hối bằng hình thức mua trái phiếu kho bạc 10 năm của TQ (tiền RMB được các tổ chức của nước ngoài nắm giữ) chẳng hạn. Điều này dẫn tới đồng Yuan có nhu cầu cao đối với thị trường tài chính. Do đó có thể tác động đến việc làm hạ lãi suất đối với trái phiếu niêm yết bằng đồng Yuan, khiến đồng Yuan có thể tăng giá, sẽ gây khốn đốn cho nhiều doanh nghiệp của TQ vì cạnh tranh kém dẫn đến phá sản, nạn thất nghiệp gia tăng và sẽ gây ra hỗn loạn xã hội. Đây là mối lo nguy hiểm nhất của Bắc kinh.

Yếu tố chuyên môn và rất quan trọng là lợi tức thu nhập của người dân TQ phải có mức khá, thị trường tiêu dùng trong nước phải sâu rộng, TQ thì còn lâu mới có chuyện này mà tôi e rằng quốc gia này đang bị mắc kẹt ở bẫy thu nhập trung bình thấp.

Để có đồng tiền giao dịch toàn cầu, thì TQ còn phải cần yếu tố khác thì TQ phải xây dựng một mạng lưới các ngân hàng rộng khắp thế giới và các trung tâm giao dịch, và phải chuyển bớt tiếng Hoa của họ sang ngôn ngữ tiếng Anh,....

Mà quan trọng hơn là cái thị trường chứng khoán TQ nếu cộng tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn giao dịch của nước này nó chỉ chiếm 1/3 tổng sản lượng GDP của họ so với 100% cho các nước có đồng tiền mạnh như Mỹ, EU, Nhật, Canada,....các doanh nghiệp TQ hiện còn phải dựa vào ngả thị trường chứng khoán Hồng Kông đi ra bên ngoài thì mơ gì cái chuyện hơn thiên hạ được.

Đã nhiều năm rồi, cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã âm thầm tiến hành các bước để ho quảng cáo kịch bản cho phép đồng Yuan sẽ thay thế đồng USD của Mỹ làm đồng tiền dự trữ của thế giới. Bằng cách họ tuồn đồng Yuan của họ giao dịch qua ngả London và Singapore, để hướng đến việc tuyên truyền thị trường kinh doanh tiền tệ quốc tế của họ như đồng USD, EUR, JPY,...Khỗn nỗi đồng Yuan vừa đi ra ngoài lại chạy về nhà thành đồng tiền cấp vùng không khả tín đáng tin sau vụ bể bọt đầu tư cổ phiếu trên thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015, thì đến tháng 08/2015, trong liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đơn phương phá giá đồng bạc đồng Yuan tới 4,6%, khiến nhiều tổ chức tài chính và các ngân hàng trương ương trên thế giới giật mình vì bị lỗ nặng khi tích trữ đồng Yuan và họ bán đi đồng Yuan vì không đáng tin khiến đồng tiền này quay về nhà, và quốc tế thì mỉa mai là "đồng tiền cấp vùng".

Thứ nữa chả có ai lại dại gì đi tích trữ đồng Yuan khi mà nền kinh tế của TQ gặp khó khăn vì xuất khẩu giảm do đồng tiền tăng giá thì họ lại âm thầm chỉ thị cho PBOC và tay chân các ngân hàng quốc doanh tung tiền mua tài sản của các nước như mua trái phiếu kho bạc của Mỹ làm hạn chế nguồn cùng đồng USD chẳng hạn để làm giảm giá đồng Yuan nhằm xuất khẩu dễ hơn nhờ bán hàng rẻ vì đồng Yuan được định giá thấp, còn ai tích trữ tài sản bằng đồng Yuan bị hao hụt ráng chịu thì thử hỏi có ai ngu dại tích trữ đồng tiền TQ không, vì mọi quyết định tính toán cung cầu nó không do thị trường mà do siêu nhân Bắc Kinh chỉ thị cho PBOC có nghiệp vụ chuyên môn kém mà cưỡi cổ thiên hạ thì đúng là trò cười vớ vẩn,...

KHI NÀO ĐỒNG YUAN (CNY, RMB) THAY THẾ USD LÀM ĐỒNG TIỀN THẾ GIỚI ?

👀  Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017


Câu trả lời của tôi thật phũ phàng là có lẽ phải đợi hết năm 2050 rồi mới tính đến chuyện thay thế đồng USD.

Đã hơn 10-năm rồi, chế độ Bắc Kinh nhiều lần nuôi tham vọng với khẩu hiệu “đồng  CNY sẽ là đồng tiền thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ toàn cầu,….

Tức là để làm được điều này thì Bắc Kinh phải nâng đồng Yuan phải thực hiện được hơn phân nửa các hóa đơn giao dịch toàn cầu như vàng, dầu thô, sắt thép, kim loại, đậu ngô, hay gọi chung là giao dịch “commodities”,…

Đó là Bắc Kinh phải thả neo tỷ giá đồng RMB vào đồng USD theo biên độ "có kiểm soát", và cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ nên bỏ cái thói giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate) đó đi. Bởi vì muốn đồng RMB của mình là đồng bạc dự trữ thế giới thì Bắc Kinh nên thu cái bàn tay của họ hay can thiệp chỉ định PBOC phải kiểm soát đồng RMB tăng hay giảm không quá +/-2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" mà PBOC cải sửa để bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.

Tôi thì ngạc nhiên là kể từ khi đồng RMB vào giỏ tiền SDR của IMF thì cái đồng bạc RMB ấy không những không được giới đầu tư và các quỹ giao dịch tiền tệ tích trữ, hay kể cả các thị trường giao dịch hàng hóa commodities đã không tăng mà còn sụt giảm mà còn xếp sau cả đồng JPY, vì trước ấy chưa vào giỏ tiền SDR của IMF thì đồng RMB xếp trên đồng JPY của Nhật một chút. Thậm chí có lúc người dân TQ còn mỉa mai là đồng RMB sau khi được vào giỏ tiền SDR của IMF thì nó lại trở thành “đồng tiền địa phương”, mặc dầu TQ cố gắng tạo ra nợ bằng đồng RMB ra bên ngoài bằng nghiệp vụ đầu tư như nào là đặt điều kiện mua dầu thô thì phải thanh toán bằng đồng RMB, làm sao mà bắt người bán dầu thô cho mình lấy đồng RMB được, khi mà cái núi nợ của TQ đang xây quá cao và mờ ảo là không dám công bố như các khoản nợ bằng đồng USD mà Mỹ công khai công bố hằng ngày qua việc niêm yết công khai các tờ trái phiếu kho bạc mà các quỹ tiền tệ thị trường, các ngân hàng trung ương, các tổ chức chính phủ mua nợ trái phiếu kho bạc Mỹ. Bắc Kinh thì giấu nhẹm khoản này.

Ôi thôi, TQ còn đang âm thầm vẽ ra các dự án như “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…để tuồn đồng RMB ra bên ngoài bằng cách tạo ra nợ niêm yết bằng đồng RMB áp đặt cho các nước khác thông qua các khoản vay tài trợ. Khốn nỗi các khoản vay ấy bằng đồng RMB mà quy đổi ra các khoản vay trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10-năm niêm yết bằng đồng USD trên thị trường tài chính quốc tế thì khoản vay bằng đồng RMB mà TQ dụ dỗ các nước kia lại đắt hơn khoản vay bằng đồng USD, đó là một sự mỉa mai cho TQ. Đã thế khi đi vay bằng đồng RMB ấy thì Bắc Kinh còn đặt điều kiện là phải giao trúng thầu đầu tư các dự án ấy cho TQ, để họ chỉ thị các công ty TQ trúng thầu ấy tuồn hàng ế ẩm kém phẩm chất nhằm xây cất dự án như máy móc, sắt thép, xi măng,… thì quả là chuyện khó tin nổi, bởi vì xây cất đầu tư dự án ấy là hãy nhớ rằng nếu các chính phủ các quốc gia đó có khả năng tự làm thì nó rất tốt là sẽ đóng góp tăng trưởng cho GDP rất cao. TQ thì đòi cướp luôn cái khoản GDP này để đắp cho cái GDP đang co cụm và sụt giảm dần đi, vì lĩnh vực xây cất ở TQ đã quá chật chội. Vì dù sao lĩnh vực xây dựng tạo ra nó luôn kéo theo ngành nghề khác vào đó như máy móc, vật liệu xây dựng, và rất nhiều thứ để tiêu dùng cho dự án ấy, và tất nhiên nó cũng sẽ thu dụng rất nhiều lao động nhân công vào đó. TQ thì đòi bao thầu hết là đi tới đâu thì kéo đội quân lê lết tới đó thì quả là đáng ngại.

Bài phân tích đã lâu về đồng Yuan của TQ vào giỏ tiền tệ của IMF cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), và nay đồng Yuan rệu rã, nền kinh tế TQ mất phương hướng mà toi hay đề cập và không phân tịch lại nữa.

Đối với TQ, trong hôm thứ Hai vừa qua, lãnh đạo quốc gia này không còn giấu úp mở nữa mà thẳng thừng tuyên bố là sau giai đoạn năm 2020 trở đi, TQ sẽ dần dần tiến tới lãnh đạo thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, kể cả lẫn chính trị, với trọng tâm TQ là Trung Hoa, là tâm của vũ trụ.

Ôi thôi tôi thì miệt thị và khinh miệt quốc giá đông dân nhất địa cầu này mà nói theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà tư vấn kinh tế ở California là “TQ là quốc gia đói ăn, khắt dầu, thiếu nước thèm khát đủ thứ,…”.

Với TQ, hãy nói về thời sự là về kinh tế thì TQ thực chất vẫn là quốc gia còn rất nghèo nàn. Cái khối dự trữ ngoại hối hiện có là 3.109 tỷ $ trong tháng 10/2017 này mà phải cáng đáng tài trợ cho 1,37 tỷ dân TQ cũng như món nợ khổng lồ của họ thì so với khối dự trữ ngoại hối của Thailand thì TQ kém xa, và TQ chỉ là anh nhà nghèo kiết xác thôi chứ chả có dư dả gì, vì chỉ cần cái khối dự trữ ngoại hối của TQ mà duy trì dưới 1.500 tỷ $ là quốc gia này cũng giống như xứ Venezuela chỉ còn 10 tỷ $ vậy thôi.

Thực tế đã 10-năm nay rồi, chế độ Bắc Kinh đã có tham vọng là họ muốn đồng tiền của mình, tức là đồng RMB sẽ thay thế đồng EUR, rồi USD để làm đồng tiền chung toàn cầu. Tức là hàm ý sau này nó sẽ cho phép nó kiểm soát mọi trật tự cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, và kiểm soát nền kinh tế của TQ và thế giới.

Làm sao mà đòi sao mà đòi lấy đồng RMB làm đồng tiền thế giới được khi cái nền kinh tế TQ tính từ năm 1995 trở lại đây là hơn 22 năm rồi, đó là nền kinh tế TQ luôn đạt thặng dư tài khoản vãng, tức là mps cho thấy nền kinh tế TQ phụ thuộc quá lớn lao vào các doanh thu xuất khẩu, là sống nhờ cậy vào thị trường bên ngoài, đó là nền kinh tế dựa vào sức mua của nước ngoài nâng đỡ thì làm sao mà đòi làm nhất thiên hạ được. Nó cũng gợi ý cho thấy, TQ vẫn còn rất nghèo, vì luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai đó thì nó biểu lộ nhược điểm là nền kinh tế TQ có tỷ lệ người dân quá đông đảo tiết kiệm chi tiêu quá cao, đó là nhu cầu tiêu dùng nội địa quá yếu. Sức chịu đựng quá kém của nền kinh tế TQ khi luôn đạt thặng dư tài khoản vãng lai, vậy mà lợi suất trái phiếu thì lại quá cao huống hồ bất ngờ nền kinh tế TQ rơi vào trạng thái bị thâm hụt tài khoản vãng lai, thì có lẽ trái phiếu của TQ sẽ bị cháy, lợi suất vọt lên trời, dự trữ ngoại hối suy sụp,…

Đối ngược lại là vế bên kia là hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ-EU thì họ đội sổ và quen thuộc với việc bị thâm hụt tài khoản vãng lai, bởi vì do thu nhập bình quân đầu người chia đều của người dân rất cao, thị trường tiêu dùng trong nước lớn, là ít phụ thuộc vào ngoại thương xuất khẩu, và hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nó cho thấy thước đó thu nhập người dân cao, nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ, tỷ lệ tiết kiệm thấp, là họ chi tiêu nhiều, và cũng nuôi sống nhiều nước xuất khẩu,…

TQ thì không được vậy, nền kinh tế cột chặt vào xuất khẩu, đồng tiền neo chặt theo tỷ giá cố định vào đồng USD, họ chấp nhận định giá đồng RMB thấp giả tạo để tiền nhiều và rẻ nhằm giành lợi thế xuất khẩu nhờ bán hàng rẻ kém phẩm chất bất kể lời lỗ, đó là dễ giải thích việc TQ định giá đồng RMB thấp ấy bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD để neo cái tỷ giá rẻ có kiểm soát ấy và phụ thuộc hoàn toàn vào đồng USD thì làm sao mà đòi mơ mộng thay thế đồng USD được, khi mà chính cái đồng RMB  còn chưa có cái neo nào để định giá trị của nó.

Trên thế giới thì có tới sáu mươi mấy đồng bạc của những nền kinh tế lớn nhất neo tỷ giá vào đồng USD. Thậm chí là cả đồng EUR cũng phải đi theo đuôi đồng USD khi xác định quy ước thông lệ của quốc tế như tính cho Tổng sản phẩm GDP quốc nội thì quy ra tỷ giá USD hết, mặc dầu về lý thuyết khối kinh tế dùng chung đồng EUR họ quy ước dự trữ ngoại hối hay trao đổi ngoại thương xuất nhập khẩu theo đơn vị đồng EUR, nhưng khi quy định theo GDP thì đó theo đồng USD, vì nghiệp vụ này WB họ cũng chỉ ghi USD,…Ở Đức cũng vậy là thống kê về GDP họ đổi qua quy ước đơn vị đồng USD, vì nó đã theo thông lệ quy tắc của quốc tế rồi là khó sửa đổi. Có lẽ TQ phải mất 1 thế kỷ nữa may ra người ta còn tích trữ một chút đồng RMB thôi chứ chưa thể ghi đơn vị tiền tệ của họ để định giá tài sản quốc tế được.

Kết luận của tôi là cái thói lưu manh không hơn không kém của TQ trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Bắc Kinh chỉ định cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, để cứu nguy kinh tế khi xuất khẩu bị đình đốn nhằm tăng cường xuất khẩu mạnh hơn nhờ đồng tiền rẻ. Thật bất hạnh các tỏ chức quốc tế, hay ngân hàng trung ương nào mà tích trữ đồng RMB thì bị lỗ nặng. Kể cả nếu giá dầu thô tăng cao thì Bắc Kinh lại chơi trò lưu manh là khi nhập khẩu dầu thô lớn thì lại âm thầm chỉ định cho PBOC tăng tỷ giá đồng RMB làm đồng tiền này đắt hơn để trả ra cho thiên hạ bán dầu thô cho mình là 1 đồng RMB có thể mua nhiều dầu thô hơn, khi mua xong thì lại hạ giá đồng RMB làm đồng sụt giá và ai ôm tờ giấy lộn ấy lỗ nặng thì ráng chịu.




(*) Hãy nhìn xem tỷ giá US Dollar  Chinese Yuan Renminbi bị phá giá nhiều đợt để cứu nguy kinh tế bằng cách hạ giá đồng tiền, còn ai cầm giữ đồng RMB bị hao hụt bốc hơi tài sản ráng mà chịu, đồng RMB giảm giá nó không do thị trường quyết dịnh như đồng USD mà thế giới quen dùng và thuộc lòng nghiệp vụ này và thị trường họ có khả năng điều tiết đồng USD tăng giảm bằng cách mua hay bán đi tài sản đồng USD như trái phiếu kho bạc chẳng hạn. Hoặc gia tăng khối dự trữ ngoại hối bằng tiền Mỹ và nó triệt tiêu luôn nghiệp vụ tăng hạ lãi suất của FED manh nha thò bàn tay vào can thiệp làm tăng giảm giá trị đồng USD.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

KHI PTT VƯƠNG ĐÌNH HUỆ ẢO GIÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EU - VN (EVFTA)

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017


Đó là trong hành động mới đây, ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng phía EU không nên đưa nhân quyền vào nội dung chỉnh sửa của EVFTA”

Ông Phó thủ tướng này có vẻ trịnh thượng tuyên bố thẳng thừng với đại sứ của EU Bruno Angelet như thể gọi ý cảnh cáo nói cho EU rằng sẽ không có chuyện về hồ sơ nhân quyền vào hiệp định EVFTA.

Đó là sự dốt nát mà tôi mô tả là sự ngu xuẩn tột cùng của ông Phó thủ tướng Vương Đình Huệ này. Bởi vì cái hồ sơ Hiệp định Thương mại Tự do EU với một số quốc gia trên thế giới thì đều phải qua cửa ải từng nước thành viên EU đàm phát và bút ghi, nếu qua cửa ải gọi là Hiệp định Thương mại Tự do Toàn diện mà VN muốn có được như Hiệp định Thương mại Tự do EU-Singapore thì VN phải qua cửa ải pháp lý nó phải được phê chuẩn bởi Toà án Tư pháp của Liên minh châu Âu (ECJ) tại Luxembourg. VN đang đeo đuổi hiệp định như Singapore, nhưng duy ý trí là họ tưởng họ là ai. Mấy ông bà lãnh đạo CSVN này họ cứ nghĩ như thể là EU họ cần VN chứ VN không cần EU. Hãy nhớ rằng EU họ chả coi VN ra gì cả, và quốc gia này cũng chẳng có bất cứ trọng lượng nào trong con mắt họ.

Ôi thôi, chế độ CSVN họ đừng nghĩ họ là ai, đừng nghĩ là mang 92,7 triệu dân tiêu dùng ra mà dọa ai ở đây cả, bởi vì EU họ chẳng coi lãnh đạo VN ra gì cả, thậm chí cả địa dư hình thể lãnh thổ thì EU cũng chẳng có quyền lợi gì đối với họ cả. Việc TQ mà có chiếm lãnh hải biển đảo của VN thì nó cũng chẳng liên quan gì tới EU cả. Tức là EU là khối kinh tế không có b ất cứ gì có lợi khi kết thân VN. Lý do cũng dễ hiểu thôi, đó là tại Á châu thì EU đã có những đối tác đáng tin cậy khác rồi, đó là South Korea, tức Nam Triều Tiên, đã có hiệp định thương mại đang lưu hành. Rồi họ đang cân nhắc nâng cao đối tác với Indonesia (cường quốc của Đông Nam Á, có quân đội thiện chiến sẵn sàng đối đầu với TQ), rồi Thailand, nhất là Ấn Độ, một cường quốc kinh tế và quân sự đang nổi lên có số dân bò dần gần 1,3 tỷ dân sát với TQ,….Hãy nhớ rằng Ấn Độ là quốc gia dân chủ đông nhất thế giới, có quan hệ đối tác chiến lược với Pháp, Anh và Đức,….

Qua ngần ấy liệt kê thì VN là cái gì với EU mà đòi đặt điều kiện, vì điều kiện thương mại ấy mà cả EU và các nước đều phải tuân thủ theo luật pháp,…của EU quy định, nếu VN không đáp ứng tiêu chí đó thì lên biến đi là vừa là biến cho nhanh và đừng bám víu vào đó nữa. Bởi vì hãy nhớ rằng EU và VN tuy bán buôn không nhiều như VN-TQ, nhưng EU mới là khách hàng nhập nhiều hàng hóa của VN nhất là chỉ xếp sau Mỹ thôi. Còn chuyện VN bán buôn với TQ nhiều, thực tế là VN mua hàng TQ chứ TQ chả là khách hàng nhập khẩu nhiều hàng hóa như EU, Mỹ nhập khẩu hàng hóa của VN. Thực tế TQ chỉ nhập khẩu hàng hóa của V N chỉ bằng phân nửa so với Mỹ nhập khẩu thôi, và EU cũng vậy là họ mới là đối tác nhập khẩu hàng hóa của VN nhiều gấp đôi TQ nhé. Cho nên mình đừng nghĩ mình là ai mà để người ta phải theo mình.

VN thì rất thèm khát thị trường Mỹ-EU mở rộng để nâng ngạch số xuất khẩu và tìm kiếm thêm vì điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế có phẩm chất. Vì dù sao hai khối kinh tế Mỹ-EU mới là hai thị trường nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất và lớn nhất thế giới chứ không phải TQ nhé. TQ mới là quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa nhất thế giới để nuôi cả tỷ người của họ cần sản xuất và bán hàng,…

(*) Thậm chí là EU họ cũng chẳng có lợi lộc gì liên quan tới tranh chấp Biển Đông, vì họ cũng không có lại ích gi nhiều ở khu vực này mà chính VN mới là quốc gia nhiều lần cầu cứu EU áp lực TQ về cái Giàn khoan dầu Hải Dương 981 kéo chạy lon ton ở Biển Đông, khi mà NATO và Mỹ lớn tiếng cảnh cáo TQ thì Tàu nó mới rút về chứ cái chế độ CSVN thì chỉ có im lặng và thí tốt cho cảnh sát biển ra xua đổi trong tuyệt vọng, nên đừng tưởng người ta cần mình mà chính là mình mới cần người ta, bởi vì EU họ chỉ cần giảm nhập khẩu hàng hóa VN thì doanh nghiệp VN cũng phải giảm sản xuất, và giảm đầu tư cho cái GDP kia.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

TRIỆU CHỨNG BAY BỔNG CỦA LÃNH ĐẠO HCM

Đó là phát biểu cái bánh vẽ của ông Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong khi nhấn mạnh rằng, “TP HCM sẽ trong nhóm 10 thành phố sáng tạo toàn cầu”, trong bản tin: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-nguyen-thanh-phong-tp-hcm-se-trong-nhom-10-thanh-pho-sang-tao-toan-cau-3675933.html

Và tôi trích một đoạn: “Thành phố xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ và đổi mới sáng tạo, trong đó đặt mục tiêu nằm trong nhóm 10 thành phố toàn cầu. Dáng dấp của một siêu đô thị, một thành phố thông minh đang đến gần", ông Phong nói, giọng phấn khởi.

Trước hết hiện nay tôi vẫn còn sốc và bàng hoàng khi xem đoạn Video trên tờ Tuổi Trẻ về “Kinh hoàng bảo mẫu đày đọa trẻ mầm non tại trường tư thục”. Đó là tôi mô tả “trại tù tra tấn trẻ em trong lòng TP.HCM”, và vế kia là Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi ngồi ghế nóng thay cho Đinh La Thăng, ông nhân này lo lắng dân số TP.HCM sẽ lão hóa già cỗi và khuyến khích phụ nữ người dân thành phố này sinh nhiều hơn là mỗi cặp vợ chồng hãy sinh trên 2 đứa trẻ để tăng dân số vàng cho thành phố nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố vượt bậc, nhưng những gì mới diễn ra vừa rồi về nạn bạo hành trẻ thơ mà người ta đánh đập cả những đứa trẻ chưa tới 1 tuổi rất man rợ, vậy mà những người lãnh đạo thành phố này vẫn mơ sảng về một “thành phố toàn cầu”,…

Về hồ sơ “thành phố toàn cầu” mà quốc tế định nghĩa thì lãnh đạo TP.HCM còn định nghĩa và sáng chế ra cụm từ tiêu chuẩn khắt khe hơn “thành phố toàn cầu”, đó là “thành phố toàn cầu” đó là họ thêm cụm từ “sáng tạo”, và viết là “thành phố sáng tạo toàn cầu”.

Trôi về quá khứ thì trước đây lãnh đạo thành phố này cũng hay bay bổng với những từ ngữ như “TP.HCM là trung tâm tài chính của khu vực”, rồi “TP.HCM là nơi đáng sống nhất thế giới”, rồi họ tiếp tục trôi theo ảo giác “TP.HCM là Thung lũng điện tử công nghệ cao Silicon của Châu Á”,…

Về bối cảnh, tôi chỉ phân tích để TP.HCM trở thành “thành phố toàn cầu”, và tôi bỏ từ “sáng tạo” đi. Vì cái TP.HCM này có sáng tạo ra cái gì đâu ngoài việc sáng tạo ra “siêu máy bơm thông minh chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh”, và càng bơm hút nước chống ngập thì nó càng ngập sâu hơn, và người ta còn sáng tạo ra phát minh tăng thu thuế phí cho những vật thể di chuyển vào trung tâm thành phố như xe hơi, xe máy,… với lý luận để chống nạn kẹt xe,…

Để trở thành “thành phố toàn cầu”, thì cái TP.HCM cần đáp ứng vài tiêu chí cơ bản sau. Đó là trước hết thành phố đó phải có các tiêu chí để quốc tế biết đến

1- Như có nhiều trường đại học thu hút sinh viên hay giới nghiên cứu nước ngoài đến thành phố đó học tập nghiên cứu khoa học.

2- Nguồn nhân lực lao động cao, ý tưởng sáng tạo táo bạo ứng dụng cho khoa học công nghệ của nhân loại, tất nhiên phải có thị trường vốn mạnh mẽ (vì làm cái gì cũng cần có tiền, trong khi cái TP.HCM thì đang kẹt tiền, như chuyện kẹt xe vây).

3- Thành phố đó phải có nhiều trụ sở chi nhánh chính của các đại công ty toàn cầu có ảnh hưởng toàn cầu, cũng như có nhiều cơ sở của các công ty dịch vụ hàng đầu tốt nhất thế giới đặt trụ sở chính của họ ở đó, hoặc trị sở tổng hành dinh đại diện khu vực, như Á châu, Âu châu, Bắc Mỹ,…

4- Thành phố đó phải có nhiều trụ sở chính, hay tổng hành dinh chính của các tổ chức tài chính toàn cầu. Kể cả các trụ sở chính của châu lục mà các tổ hợp tài chính ngân hàng quốc tế hàng đầu đặt tai đó đại diện cho châu lục, kể cả chính trị như Đại sứ quán các nước lớn,…

Chẳng hạn như năm 2012, cái thành phố của Thủ đô Washington, D.C. mới được Công ty tư vấn A.T. Kearney (trang nhà www.atkearney.com ) xếp hạng 10 là thành phố toàn cầu. Trước ấy thì hạng mười mấy. bỏ Los Angeles, ở California chỉ có hạng 6,….

Ôi thôi nói ra không hết, vì càng đi sâu thêm nữa thì cái “thành phố sáng tạo toàn cầu”. Bởi vì nếu nói ra thì ông tỷ phú Elon Musk, chủ nhân các thương hiệu sáng tạo toàn cầu như Tesla, SpaceX, PayPal, Hyperloop, SolarCity, OpenAI, The Boring Company, Neuralink,… sẽ rời bỏ Los Angeles, California tới TP.HCM trải nghiệm “thành phố sáng tạo toàn cầu”,….

Kết luận của tôi là ngay cả Thành phố Washington, Thủ đô Washington, D.C. nơi đặt trụ sở tổng hành dinh chính của các định chế tài chính lớn nhất thế giới như các tổng hành dinh của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Cục Dự trữ Liên bang (FED),….và nhiều trăm tổng hành dinh đại sứ quán quốc tế, rồi các trường đại học hàng đầu thế giới, viện bảo tang,… vậy mà nó vẫn bị xếp hạng 10, so với hạng 1 là New York trước đây, và bây giờ vẫn thế.

Bởi vì TP.HCM muốn có tham vọng Top 10 các thành phố toàn cầu mà còn kèm thêm cụm từ “sáng tạo” nữa thì có nghĩa là TP.HCM này bất cứ có quyết định nào về kinh tế lẫn chính trị đều sẽ gây “rúng động toàn cầu”, và nhất là họ sẽ phải có những phát minh sáng chế và các nhà khoa học đoạt nhiều Giải thưởng Nobel nhất từ Vật ký, Hóa-sinh, Y-khoa, Kinh tế,… Đúng là triệu chứng bay bổng của những lãnh đạo đỉnh cao trí tuệ TP.HCM. Bởi vì cần xong cái chuyện cơ bản cần giả quyết như nạn kẹt xe, ô nhiễm không khí, sân bay Tân Sơn Nhất lạc hậu xuống cấp, thiếu tiền đầu tư có dăm vài tỷ $ vì Dự án tuyến metro số có mấy chục km,… xong cái đã rồi muốn mơ cái gì thì kệ họ, đằng này họ toàn mơ cái chuyện xa vời ở đâu không thì thật là thần kinh.

NHNN TIẾP TỤC CHO DOANH NGHIỆP VAY NGOẠI TỆ NĂM 2018

👀  Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017


Trong bài báo “Phát tín hiệu tiếp tục cho vay ngoại tệ”: http://vneconomy.vn/phat-tin-hieu-tiep-tuc-cho-vay-ngoai-te-20171126000208498.htm , mà tôi hay mỉa mai nhiều lần rồi kể cả cái thông tư vớ vẩn của ông Thống đốc bất tài vô năng lực Nguyễn Văn Bình, với Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015. Cái thông tư này sửa đi sửa lại kết cục nó trở lại vạch xuất phát như tôi hay dự báo, và bây giờ nó y như vậy.

Ôi thôi, tôi thì trích lược một đoạn “Trước quan tâm trên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong lộ trình ổn định tỷ giá và chống đô la hóa, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhóm các giải pháp, trong đó có định hướng chấm dứt quan hệ vay mượn ngoại tệ, chuyển sang quan hệ mua bán, hướng đến ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.”.

Và tôi giải thích dễ hiểu mà ai cũng có thể tưởng tượng ra là không cần phải chuyên gia tài chính của đều biết cả. Tức là nếu cái thông tư Thông tư số 24/2015/TT-NHNN được cải tiến và thi hành thì tôi e rằng doanh nghiệp khi họ có USD thì tất nhiên họ sẽ găm USD và không nhả ra là bán lại cho NHNN, vì nếu bán lại thì sau này mua lại USD thì sẽ bị trả giá đắt là ôm mớ tiền đồng mất giá mà còn bị chênh tỷ giá hối đoái tiền VND-USD thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nhân đôi. Vì cái tỷ giá hối đoái ấy nó đâu có minh bạch, nó do cái NHNN này quyết định xê dịch theo cái biên độ có lợi cho tay chân ngân hàng của hệ thống NHNN mà.

Tức là mình có thể hiểu về bối cảnh cái NHNN VN này nhiều lần ném đá dò đường qua chỉ thị “định hướng chấm dứt quan hệ vay mượn ngoại tệ, chuyển sang quan hệ mua bán, hướng đến ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.”.

Điều đó có thể giải thích như thế này, đó là sau này các doanh nghiệp, kể cả cá nhân là nhà đầu tư đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nếu gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, và nếu rút tiền ra như USD ban đầu gửi vào thì khi lấy tiền ra để trang trải các phí tổn cho đầu tư và kinh doanh thì bắt buộc đều phải rút bằng tiền Việt Nam, gọi là VND.

Đó là hình thức trưng thu cưỡng đoạt không hơn không kém phường lưu manh, và cái NHNN này vi phạm quyền sở hữu “tiền tệ” như ngoại tệ và đồng tiền khác. Và cái NHNN này họ cũng chẳng hiểu về nghiệp vụ “doanh nghiệp xuất nhập khẩu” là như thế nào. Bó cũng giống như cái tên “Eximbank”, gọi là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam đi làm sai nghiệp vụ và bây giờ nó chỉ là cái xác khô biết đi.

Đối với nghiệp vụ mà doanh nghiệp VN hay doanh nghiệp nước khác cũng vậy, là họ liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu thì tất nhiên người ta chủ yếu ưu tiên sử dụng ngoại tệ là để thanh toán là chuyện họ hay buộc phải làm. Bây giờ nói họ xuất khẩu thu ngoại tệ và khi họ muốn tài khoản ấy an toàn là ký thác vào ngân hàng giữ tạm mà đến khi doanh nghiệp họ muốn rút ra ngoại tệ ban đầu gửi vào ấy thì bắt họ phải lấy tiền VND thì đúng là vô duyên nhảm nhí.

Bởi vì khi hệ thống ngân hàng quốc doanh VN nhận ngoại tệ mà đã là lãi suất 0% ấy rồi chẳng hạn, mà ngân hàng quốc doanh ấy họ vẫn thực hiện nghiệp vụ cho vay kiếm lời nhờ sai biệt lãi suất bằng đồng USD ấy, mà trước đây cái tay mơ tiến sĩ Việt Kiều rởm Nguyễn Chí Hiếu lỡ miệng tiết lộ là ngân hàng cho vay ra 4-6% là chuyện bình thường, thì quả nhiên cái hệ thống ngân hàng quốc doanh và cái NHNN VN này đang trở thành con buôn tiền vĩ đại.

Đó là chuyện bất công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCCN,  vì NHNN lấy tiền của dân, và doanh nghiệp với giá cước lãi suất ngoại tệ, kể cả nội tệ rất bèo bọt như họ ăn tiền lời lãi suất 0% niêm yết bằng đồng USD nếu so với lãi suất gốc của Mỹ là 1,25% hiện tại, tức là tiền ký thác bằng đồng USD mà doanh nghiệp và người dân phải ký thác vào ngân hàng với lãi suất siêu thấp, thực tế còn thấp hơn lạm phát, tức là nói trắng ra là lãi suất âm. Chuyện quái đản đó khi mà VN lại đi vay bằng ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế thì phải trả lãi đắt, mà còn không vay được, vì rủi ro mắc nợ là thiếu hụt ngoại tệ trả nợ, nhưng trong đất nước họ thì chỉ có cái giỏi là bóp cổ người dân và doanh nghiệp họ bằng văn bản, thông tư “định hướng”,….

Thực chất đó là sự tuyệt vọng của cái NHNN này khi có túi ngoại tệ khoe ra chưa thể kiểm chứng là 45 tỷ $ gì đó thì lại có quá nhiều cặp mắt thèm khát nhòm ngó vào đó. Từ trả nợ, rồi nhiều thứ khác, và còn định hướng tài trợ cho doanh nghiệp nhà nước có nguồn ngoại tệ rẻ, để tiếp tục trút tiền vào các dự án đầu tư mà đảng chỉ thị định hướng  có giá trị kinh tế thấp của dự án như tham vọng và tuyệt vòng xây cái sân bay quốc tế Long Thành, xây đường xe lửa cao tốc,… Ôi thôi đúng là chuyện dài nhiều tập về “triệu chứng căn bệnh đô-đồng”.

Kết luận của tôi thật mỉa mai là cái NHNN VN này họ cũng có thể định hướng nâng cáo giá trị tiền VND bằng nghiệp vụ trẻ con, là cứ nghĩ là gia tăng khối dự trữ ngoại hối lớn thì sẽ làm tiền VND có giá, thay vì họ nên làm thế nào giảm gánh nợ công, nợ xấu xuống, giảm thâm hụt ngân sách xuống, cai nghiện chứng bệnh bơm tín dụng theo đinh hướng chỉ tiêu 21-22% kia đi thì tiền VND sẽ có giá và tăng giá lại thôi chứ không cần thực hiện nghiệp vụ phức tạp khác về kinh tế và tài chính. Có lẽ họ không làm được, vì làm như vậy sẽ đánh sụt GDP.

KHI CHỈ SỐ KHỦNG BỐ TOÀN CẦU CỦA TQ ĐANG QUÁ CAO

👀  Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017


TQ hiện là quốc gia có chỉ số  Khủng bố Toàn cầu (Global Terrorism Index) cao hơn Mỹ, dù rằng Global Terrorism Index của Mỹ đang bị hạng cao nhất mọi thời gian kể từ năm 2006. Năm 2016 chỉ số này của TQ là 5,54, Mỹ là 5,43, Nga chuốc nhiều thù oán khi tham chiến ở Syria, và bị nhiều tổ chức Hồi giáo chủ chiến cực đoan đe dọa sẽ giáng đòn sấm sét vào nước Nga bất cứ thời điểm và thời gian nào nếu cần thiết, từ khủng bố al-Qaeda, IS, cho đến khủng bố Hồi giáo Chechnya đe dọa hàng ngày. Vậy mà chỉ số  Khủng bố Toàn cầu của Nga vẫn thấp hơn TQ là chỉ có 5,33 thôi. Có lẽ năm 2017 thì Global Terrorism Index này dành cho TQ sẽ cao hơn, và sẽ phá kỷ lục mới. Đó là bất ổn cho TQ mà Bắc Kinh lo ngại  nhất, vì nó sẽ phá sản nhiều giấc mơ vĩ cuồng về kinh tế, chính trị, quân sự cho TQ, thậm chí gây lo ngại sụp đổ tan rã của Bắc Kinh,

Thực chất khủng bố của TQ nguy hiểm, vì nó bất ổn từ chính bên trong đất nước quá rộng lớn này. Đó là bất ổn về chênh lệch giàu nghèo quá cao, nạn cướp đất làm kinh tế của Bắc Kinh đang chuốc họa, vì hàng ngày tại TQ hầu như đều xẩy ra các cuộc biểu tình bạo động giữa người nông dân và quan chức chính quyền. Tại Bắc Kinh thì nơi đặt tring tâm chính trị, bộ não điều hành đất nước thì đang đối mặt sự tức giận của người nhập cư ở các tỉnh nghèo đến, chế độ Bắc Kinh luôn tìm cách trục xuất họ về quê, kể cả dùng vũ lực, và gây ra mâu thuẫn xung đột hàng ngày, khiến nhiều người cùng quẫn họ cài bom cho tấn công cả vào cảnh sát,…Ở Quảng Tây, thù ngày nào người dân họ cũng biểu tình phản đối kế hoạch bồi thường của chính phủ để di dời họ như việc giải tỏa để lấy đất làm dự án kinh tế, và đền bù giá rẻ mạt dẫn đến xung đột dai dẳng giữa chính quyền và người dân, nhiều vụ đụng độ đẫm máu dẫn đến nhiều thương vong giữa cảnh sát và dân thường,…

Tại tỉnh Chiết Giang ở phía đông Trung Quốc, thì cũng xẩy ra nạn biểu tình đụng độ đám máu giữa người dân và cảnh sát và rất nhiều thương vong thường xuyên xẩy ra cũng vẫn là là chuyện lấy đất của người dân làm các dự án xây cất bất động sản của nhóm nhà giàu và quan chức tham nhũng,…và người ta đền bù bất cho người dân họ với giá rẻ mạt,…

Xa hơn Bắc Kinh thì ở Tân Cương, Tây Tạng, rồi giáp biên giới là gần biên giới Kazakhstan, rồi người Hồi giáo, người Uyghurs nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gây bất ồn cho chế độ Bắc Kinh bởi chính sách hà khắc của Bắc Kinh áp đặt lên họ, và gây bất ổn cực kỳ nghiêm trọng và gây lo sợ cho Bắc Kinh nhiều thứ. Các tổ chức Hồi giáo Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ,  Kazakhstan đe dọa sẽ đem “bão lửa” là mang bom tới tận Bắc Kinh để trả thù cho những gì TQ gây hấn đối xử bất công với người Hồi giáo,… Đó là những bất ổn quá nhiều thứ mà TQ phải căng mắt ra để giám sát.

Vì chuốc họa quá nhiều, nên hiện nay Bắc Kinh mất phương hướng, người dân TQ ở các thành thị sau nhiều năm bị tuyên truyền nhồi sọ là TQ đang bị Nhật, Ấn Độ, kể cả VN xâm lấn lãnh thổ thì ngay cả mới đây thành phố cảng Ninh Ba ở Trung Quốc xẩy ra một vụ nổ lớn kinh hoàng, có thể rất có nhiều thương vong thì cư dân ở cảng Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang giật mình, họ cứ nghĩ là do quân đội TQ khai hỏa tấn công Ấn Độ và bị Ấn Độ đáp trả dội bom hay bắn tên lửa chứ họ không nghĩ là bị khủng bố. Trước ấy vào ngày 12/8/2015, một vụ nổ lớn tại cảng Thiên Tân khiến hơn 170 người bọ thiệt mạng, gần 1000 người bị thương,  nó gây ra một quả cầu vồng và đám cháy khổng lồ hất bay cả những container chứa hàng, và thị trường tài chính và chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyết sụt giá nặng nề thì người TQ mới đầu họ cứ tưởng quân Nhật tập kích bằng máy bay hoặc bắn tên lửa tấn công TQ chứ họ không nghĩ là do “sự cố bên  trong TQ gây ra”. Đó là điều rất mỉa mai bởi hậu quả tuyên truyền nhồi sọ cực đoan của TQ.

Đối với TQ, bất ổn về kinh tế như tín dụng bơm ra quá nhiều, nợ nần quá cao, gây ra rủi ro bong bóng tín dụng và các bong bóng tài sản dễ vỡ thì nó không bất ổn nguy hiểm bằng bất ổn về xung đột bên trong, hay bất ổn về khủng bố như đã nói. 

Tôi thì nghi ngờ là mỗi khi bất ổn bên trong tại TQ dâng cao thì chế độ Bắc Kinh hay có thói quen là chuyển lửa bất ổn ra bên ngoài là đi gây hấn với các nước xung quanh để đánh lạc hướng dư luận, như rầm rộ tập trận ở Biển Đông, kiếm cớ liều lĩnh gây hấn với tranh chấp lãnh hải với Nhật, hay kể cả Ấn Độ nhưng có chừng mực rút lui khi thấy đối phương cứng rắn chứ thực chất TQ chỉ là kẻ to xác béo phì yếu đuối là chỉ giỏi bắt nạt những nước bé thôi chứ gây hấn với Ấn Độ hay đi quá xa với Nhật thì chỉ có chuốc thất bại là co cẳng chạy về nhà thu quân giới tuyến thôi. Vì TQ chưa khi nào tham gia trận đánh lớn bên ngoài lãnh thổ của họ. Gia đình thì mỗi người chỉ có một con, nếu mà đụng độ gây thương vong quá lớn thì người dân TQ sẽ không chấp nhận mất mát đó mà áp lực lên Bắc Kinh ngay.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

NẾU THAY ĐỔI CHỮ VIỆT, SẼ GÂY THIỆT HẠI CHO NỀN KINH TẾ VN

👀  Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017


Những hồi đáp mà tôi trả lời độc giả như thế này hay gửi hồ sơ mà tôi không thể phân tích, và sẽ tóm lược trả lời ngắn gọn trong bài này chủ yếu tôi trả lời thuần về nghiệp vị kinh tế thôi, còn về chính trị VN tôi không đề cập, vì đó là trách nhiệm của mỗi người dân VN, nó chẳng liên quan tới tôi.

Đầu tiên là câu chuyện PSG-TS Bùi Hiền đề xuất bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Và thay đổi nhiều chữ nghĩa như  C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.

Đó là tôi trả lời hồi đáp ngắn gọn là chỉ cần cụm từ “Đ, đ” loại khỏi tiếng Việt thì nó cũng đã gây tổn thất rất lớn về kinh tế cho VN, đó là từ sau này trở đi khi chữ “đ, Đ” ấy loại khỏi hệ thống chữ viết tiếng Việt thì tất cả các tờ giấy bạc của VN đang lưu hành cần ghi chú hoặc phải thu hồi về nhà, vì các tờ giấy bạc của NHNN VN đang lưu hành đều có ghi chữ “Đ,đ” trong mệnh giá. Thí dụ như tờ tiền mệnh giá đủ loại đều ghi chú đằng sau con số là đồng, như trường hợp 500.000 VND, thì đều ghi “năm trăm ngàn đồng”,…và nhiều tờ giấy bạc khác. Chỉ riêng chuyện nhỏ nhặt này không thôi thì VN sẽ tiêu tốn khoảng 700.000 tỷ VND để thu hồi dần dần và chỉnh sửa lại chữ “đ, Đ”.

Còn chuyện lớn hơn, có lẽ là tất cả các giấy tờ, từ hộ chiếu, chứng minh thư, văn bằng, và nhiều thứ khác, và cả tên nước sẽ ghi lại và siêu tốn kém của cải vật chất là không thể đo lường hết được. Thậm chí các lưu trữ về dữ liệu mà quốc tế lưu trữ song hành bằng ngôn ngữ tiếng Việt ấy sẽ khó có thể được các tổ chức quốc tế rảnh việc dành thời gian chỉnh sửa nó, và thậm chí người ta loại bỏ nó và sẽ gây thiệt hại cho VN về chủ quyền nhiều thứ.

Và tôi kết luật ở mục này là cái tiến sĩ điên khùng PSG-TS Bùi Hiền kia đâu có tư cách gì mà đề xuất nó, vì thực chất cái mác phó giáo sư, tiến sĩ này đâu có giá trị nào mà đề xuất. Và cũng chẳng có chính phủ hay lãnh tụ tối cao nào của VN dám liều lĩnh ký bút cả. Nếu không muốn nói là bản án tử hình dành cho kẻ đó. Vì ngôn ngữ tiếng Việt này nó cũng chẳng đại diện cho ĐCSVN cả, mà nó đại diện cho toàn bộ người dân VN, và cả dân tộc nhiều trăm nay rồi, nhất là những cộng đồng người Việt ở nước ngoài họ vẫn bão lưu ngôn ngữ tiếng Việt truyền thống đó thì làm sao mà thay đổi được. Bởi vì giáo sư tiến sĩ ở VN họ không có chuyên môn về đầu tư hay tự kiếm ra đồng lương ngoài xã hội nên họ không hiểu hậu quả khôn lường về nó. Vì đa số họ học hành xong thì chui vào đảng để ăn lương của tiền thuế người dân là chả biết lo cho tổn thất của dân và quốc gia. Tiếng Mỹ và tiếng Anh tuy giống nhau, thực tế có nhiều từ khác nhau, và người ta cũng vẫn giữ nguyên là không thay đổi gì cả.

Chuyện thứ hai là câu chuyện chống tham nhũng ở VN.

Đó là tôi trả lời ngắn gọn là khi nào VN còn chưa có báo chí tư nhân dám sát mà báo chí quốc doanh vẫn chi phối thì chẳng bao giờ chống được tham nhũng cả. Trường hợp cá biệt bên Tàu là TQ họ chống thanm nhũng hiệu quả thì khác biệt rất lớn so với VN. Đó là hai nhân vật Tập Cận Bình, và Nguyễn Phú Trọng.

Tập Cận Bình hay kể cả Hồ Cẩm Đào họ chống tham nhũng có hiệu quả đó là cơ quan chống tham nhũng của họ rất chuyên môn là có đội ngũ tư vấn rất giỏi về pháp lý (luật sư), và các nhà phân tích kinh tế, tài chính rất giỏi và rất có chuyên môn đựa lựa chọn rất dễ dãi là không cần đảng viên, họ có thể được lựa chọn từ các chiến lược gia người TQ làm việc ở Wall Street về làm cố vấn. Bởi vì khi nói tới tham nhũng thì nó rất tinh vi về kinh tế. Những nhóm lợi ích hay những kẻ tham nhũng thì giỏi chuyện luồn lách kiểu này, như thẩm định các dự án đầu tư của quốc gia chẳng hạn, Bọn tham nhũng thì vẽ ra các dự án kém hiệu quả không sinh lời và đội vốn để vét tiền của quốc gia, nên vì thế phải có những chiến lược gia cố vấn có kinh nghiệm về phân tích kinh tế và tài chính để thẩm tra dự án là ngăn chặn nó, hoặc cố vấn cho lãnh đạo theo dõi bắt giữ kẻ đó khi thấy kẻ đó đáng nghi ngờ là hay bày ra dự án đầu tư đó,….

Tuy nhiên, đối với ông TBT Nguyễn Phú Trọng, làm trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhiều năm rồi thì tham nhũng càng tăng chứ không giảm, nạn tham nhũng lắt nhắt mấy chục tỷ bạc thì tăng lên cấp số nhân là ngàn tỷ bạc, và càng chống tham nhũng thì nạn tham nhũng càng nở rộ.

Đó là tôi giải thích như thế này. Bởi vì tay chân vây cánh của ông Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm thì đa số đều là những người chỉ có lý luận Mác Lenin chứ không có những người lý luận kinh tế thị trường tư bản. Là không có chiến lược gia nào am hiểu kinh tế tư bản. Nên bị mù về các dự án đầu tư, và nhóm lợi ích thì cứ vẽ ra cái bánh vẽ to lớn trước mặt mà cũng chẳng hay biết, và chỉ đến khi đổ bể thì mới lật đật đun củi khô củi tươi để nhóm lò gì đó.

Hãy nhớ rằng, nền kinh tế VN hiện nay là nền kinh tế xuất nhập khẩu lớn hơn tổng sản lượng GDP kinh tế, và các dự án đầu tư đều không còn như bao cấp mấy chục năm trước, nên người ta không thể ngăn chặn hay chống tham nhũng mà cái não và cái đầu không hiểu kinh tế và kinh doanh. Đó là bài học như tham nhũng ngân hàng, dự án đường sắt, rồi dầu khí, và nhiều dự án đầu tư ngàn tỷ bỏ hoang,… tất cả nó đều không có cái đầu và bộ não hiểu biết để ngăn chặn bác bỏ dự án béo bở kém phẩm chất chứa đầy sâu bọ ấy. Nó đều là dự án đầu tư tinh vi là không có chân đứng cho những ông bà Mác Lenin đứng nhìn mà chống tham nhũng, vì có biết gì đâu chống, thậm chí còn tiếp tay cho tham nhũng khi duy ý chí ủng hộ dự án đó, thay vì bác bỏ nó khi nhận thấy có quá nhiều mâu thuẫn bên trong,….Đó là hồ sơ quan trọng và ngắn gọn tôi trả lời. Đó là điều dễ hiểu nếu giả sử/xử tôi ngồi vào cái ghế chống tham nhũng ấy và có thực quyền như chức tổng bí thư thì chắc chắn rằng sau này VN sẽ chẳng bao giờ có bất cứ dự án đầu tư sâu bộ nào ở đây với tôi cả.