Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

KHI GÁNH NỢ CỦA VIỆT NAM ĐANG TÁC ĐỘNG XẤU TỚI KINH TẾ QUA THUẾ VÀ PHÍ

👀  Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017


VN đang có gánh nợ của chính phủ quá cao tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội GDP so với khả năng sản xuất GDP để trả nợ kinh tế.  Đó là khoản nợ đi từ chính thức này hết năm 2016 đã là con số 62,5% so với khả năng trả nợ của cái GDP năm 2016 là 203 tỷ $.

Ở đây ta hết sức chú ý về các gánh nợ để tính toán. Đó là nợ công, nó đo theo tỷ lệ phần trăm trên GDP; Nợ nước ngoài, nó đo chính xác nhất là nợ bao nhiêu ghi bây nhiêu và không đo theo GDP. Bởi vì khi một chính phủ bắt đầu có sổ nợ công hoặc sổ nợ của chính phủ quá cao là trên 65% so với GDP thì quỹ thị trường tiền tệ hay giới đầu tư là chủ nợ họ sẽ tách ra sổ nợ nước ngoài, và nó được cập nhật hàng tháng hay hàng quý để theo dõi trong thời gian tiếp diễn mà năm tổng kết chưa kết thúc.

Các sô nợ khác để đo sức khỏe nền kinh tế. Đó là nợ của tư nhân (đo theo phần trăm của GDP, nợ này chủ yếu dunf cho các nước phất triển cao như Mỹ, Nhật, EU,…). Đó là khoản nợ này thường rất lớn, vì nó tính chung cho cả khoản nợ ccuar các tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính và phi tài chính cũng như cộng luôn vào đó các khoản nợ của các hộ gia đình và các tổ chức xã hội khác,…Các nước EU thì đội sổ nợ về khoản này, như dẫn đầu là Luxembourg nợ nần gần đạt mức 500% so với GDP năm 2016. Các nước khác như Bỉ, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy,… thì nợ nần tư nhân này từ 270% trở lên so với GDP,…. Nợ nần kiều này nó không quan trọng với các nước này, vì đó là nợ nội bộ và người ta có thể xù nợ hoặc xóa nợ,…nó cũng giống như nợ của các khoản nợ của các hộ gia đình (đo bằng GDP). Tuy nhiên thực tế nợ của các hộ gia đình đo theo GDP nó cũng khá nghiêm trọng, vì nó có thể đánh sụt mức tiêu dùng trong nước, vì người ta lo trả nợ ít chi tiêu,…. Nợ kiểu này có thể xù nợ hoặc xóa nợ nên nó cũng không gây hốt hoảng cho thị trường tài chính để có thể làm tăng lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao.

Với các nước phức tạp hơn về kinh tế, cụ thể là khối kinh tế các nước dùng chung đồng EUR thì trong phân tích kinh tế ta cần chú ý thêm một khoản nợ nữa mà phân tích, đó là nợ thu nhập trên đồng lương của các hộ gia đình tính theo tỷ lệ phần trăm của đồng lương hộ gia đình phải trang trải trả nợ, nó cũng chẳng khác mấy về nợ của các hộ gia đình. Nhưng chỉ khác ở chỗ là thu nhập đồng lương thôi,… nợ nần kiểu này rất khó biết được, vì con nợ cũng chả dại gì khai ra là mình đang nợ nần như thế nào, nợ này không quan trọng.

Ôi thôi nói gọn lại là các khoản nợ nần quan trọng nhất vẫn là nợ của chính phủ so với GDP, bởi vì nợ kiểu này quốc gia đó buộc phải trả nợ, bởi vì nợ kiểu này thường thường là giới đầu tư, hay các quỹ thị trường tiền tệ, hoặc các tổ chức tài chính quốc tế họ sẽ theo dõi rất kỹ, và họ sẽ phân tích đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai khi chính phủ đó cứ chất thêm nợ cao hơn núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), thì người ta sẽ tăng lãi suất lên tất cả các khoản vay nợ, tức là nó tác động rất mạnh đến chi phí lãi suất đi vay của chính phủ đó trong tương lai kể cả hiện tại.

Tôi thì ngần ngại cảnh báo rằng, VN đang mắc nợ khoản này quá rủi ro là hết còn có khả năng tài trợ các dự án đầu tư chiến lược cho kinh tế như xây cất hạ tầng giao thông vận chuyển tài trợ cho phí tổn vận chuyển hàng hóa, nhằm kiềm chế đà lạm phát, cũng như làm giảm giá thành cho doanh nghiệp sản xuất và vận chuyển. Đó là dễ thấy các nước hóa rồng hóa hổ xưa kia như Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" (middle-income trap), có thu nhập cao, trở thành nước công nghiệp tiên tiến thì họ rất khôn khéo giữ khoản nợ này thấp chỉ duy trì tring bình cỡ 17%-21% so với GDP thôi để chính phủ đi vay trả lại thấp, lợi suất trái phiếu siêu thấp để tài trợ cho vấn đề vận chuyển hàng hóa miễn phí cho doanh nghiệp như chi phí đường bộ thấp, nhằm giúp doanh nghiệp tích lũy vốn, tài xế có đồng lương cao là không bị hao hụt để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng cao. Nó là thước đo vô cùng quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước,…

Đối với VN, có lẽ tôi nghiệm ra rằng, chi phí và phí tổn đường bộ của VN đang quá cao, gây cản trở sự cạnh tranh của doanh nghiệp và móc túi giới tài xế qua các dự án hạ tầng vận chuyển đường bộ là BOT, vì nhà nước này đã cạn tiền là hết còn tiền đầu tư cho hạ tầng giao thông và khoán cho đám lợi ích nhóm làm BOT thu phí sai, đó là con dao hai lưỡi có thể gây cản trở cho doanh nghiệp và giới lái xe quá nhiều, khiến họ thấy không có lời mà nghỉ việc hay ngưng sản xuất thì cùng nhau kéo xuống vực sâu.

Đã thế tôi còn hay dự báo vể dài là các loại thuế phí ở VN sẽ gia tăng nữa, như giá điện, xăng dầu và nhiều sắc thuế khác sẽ chút lên đầu doanh nghiệp và người dân, kết cục moi chi phí sản xuất sẽ tăng gây hiệu năng cạnh tranh kém cho doanh nghiệp VN, có khi là gây ra động loạn và bạo loạn là rất nguy hiểm. Vì một số chế đọ bị tước quyền lãnh đạo cũng do nhưng sắc thuế và chi phí sinh hoạt hàng ngày như điện nước, xăng dầu này gây ra bất ổn. Nên một số nước họ hi sinh và tài trợ hẳn cho người dân họ về những chi phí này, vì người ta có lời trong kinh doanh thì người ta sẽ đóng thuế cho chính phủ khoản khác cao hơn, đôi khi còn có lợi cho cả nhiều phía, còn người ta không có lời trong kinh doanh và đóng cửa không sản xuất hay vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp nữa thì đóng thuế cái gì mà đóng thuế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét