Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

GS.TS: VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, UV BCT, PHÓ THỦ TƯỚNG

Trước đây tôi có phân tích về ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ này, mới đầu thì giới phân tích quốc tế thì kỳ vọng vào ông này là có thành tích học hành bài bản và có trình độ chuyên môn cao nhất so với các ông bà lãnh đạo khác, vì cũng từng có kinh nghiệm làm giảng viên Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội 1-năm. Tuy nhiên khi theo dõi hồ sơ của ông Huệ này cũng như những phát biểu gần đây thì khiến người ta giật mình và đặt lại câu hỏi về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của ông này. Đó là lý luận không có bất cứ cơ sở nào hiểu biết về kinh tế và thị trường là gì cả ngoài mớ lý thuyết cũ kỹ mấy chục năm trước. Có lẽ tôi mỉa mai ông này sẽ đụng chạm đến nhiều người đã được ông Huệ dạy học, nhưng biết làm sao được nên không thể oán trách tôi được.

Ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ này cũng là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia dưới thời chính quyền Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nó chả có điểm sáng nào ngoài sự thất bại và lạc hậu như đã thấy hiện nay. Trong đầu chỉ chứa toàn lý thuyết là chưa từng trải nghiệm đầu tư hay kiếm đồng lương ngoài xã hội, nhưng ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ này rất có tham vọng “lập các siêu bộ”. Chẳng hạn manh nha lập siêu bộ học theo mô hình rộng hơn bản sao của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), mà sẽ lớn hơn SCIC này đầy tai tiếng gấp nhiều lần, là học theo mô hình siêu tổng công ty bắt chước Sasac (Trung Quốc) hay Temasek (Singapore), nếu lập ra thì sẽ quản lý luôn cả siêu tổng công ty SCIC này. Tham vọng thì quá lớn mà thực lực thì không có thì lập ra các siêu bộ, siêu tổng công ty quản lý vốn thì đúng là họ vĩ cuồng.

Trước đây Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, GS.TS: Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị; từng là Bộ trưởng Tài chính; Tổng Kiểm toán Nhà nước, từng kinh nghiệm qua Giảng viên Khoa Kế toán; Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, rồi Phó trưởng Khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội; Trưởng khoa, rồi Trưởng khoa Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội; Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội,...nói chung kinh nghiệm qua nhiều lĩnh vực, và ảnh hưởng môi trường đào tạo tại các nước Đông Âu như Tiệp Khắc,...vậy mà trước đây trong phất biểu, trong đoạn trích: "Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,...". Nguồn: http://vietstock.vn/…/hon-3-nam-tai-lap-ban-kinh-te-tu-da-l…, nghe đoạn này thì đúng là thấy ngại,...

Thần tượng tâm đắc nhất của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ là bài học sâu sắc chính sách Abenomics tại Nhật Bản là kinh nghiệm quý giá với Việt Nam,... Khỗn nỗi Nhật đi theo mô hình kinh tế tư bản, còn VN là nước hiếm hoi trên thế giới đến thế kỷ này còn bám vào thể chế kinh tế đã đổ nát tại Liên Xô mấy chục năm trước thì thật đáng ngại vì mâu thuẫn quá lớn, vì Nhật là nền kinh tế tư bản cao độ. VN là nền kinh tế chưa có định nghĩa thì học thiên hạ cái gì được.

Trước đây quốc tế đã nói về Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ xem chính sách kinh tế kiểu Abe mà quốc tế gọi là "Abenomics", tại Nhật Bản là kinh nghiệm quý báu đối với ông Huệ và với Việt Nam,... Nhưng mà tại VN thì ông nào làm thủ tướng hay ban bộ thì ngồi cái ghế đó đến 5 năm hay 10 năm thì học cái gì của Nhật hay kinh tế thị trường tư bản của họ là khi kinh tế Nhật lãnh đòn giảm phát và lãi suất hạ tới số không kéo dài mấy chục năm chứ đâu bị lạm phát như VN.

Ta đều biết "hiệu ứng Abe", hay "Abenomics", được coi như cái cung bắn ra 3 mũi tên, là mũi tên thứ nhất tăng chi để tăng mức đầu tư trong các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, mũi tên thứ hai là bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui nạn giảm phát và đạt mức tăng trưởng cao. Mũi tên thứ ba, là cải tổ cơ chế kinh tế và cả xã hội để đưa nước Nhật ra khỏi mấy chục năm trì trệ tệ hại vì nạn giảm giá hàng hóa tại Nhật mà bán vẫn không được hàng. Nếu mà thất bại thì Shinzo Abe sẽ thủ tướng Nhật thứ 18 phải từ chức ra đi.

Ta nhớ lại khi Nhật Bản bị bể bọt đầu tư cổ phiếu và địa ốc năm 1989, kinh tế bị suy thoái từ năm 1991, thì trong suốt 26 năm qua, sản lượng GDP thực tế của Nhật không tăng, mà còn bị giảm, nền kinh tế Nhật 8 lần lãnh đòn suy trầm, đã khiến 17 đời thủ tướng đã thay nhau lên xuống để cầm quyền mà thất bại, có thủ tướng chỉ cầm quyền chưa được 1 năm thì bị phế truất, hay tự từ chức. Suốt 17 năm qua, lãi suất tại Nhật hạ đến tột cùng đụng đáy bằng số 0%. Kinh tế thì lãnh đòn giảm phát (deflation), vì giảm giá tài sản của dân chúng Nhật, hàng hóa xuống giá mà bán không chẳng được, vì sức tiêu dùng yếu, nay nợ chính phủ trên GDP đi từ chính thức đã thổi lên 229% GDP, dân số bị lão hóa.

Trong quãng thời đó Thủ tướng Nhật Abe nhiều lần chỉ định cho BoJ hù dọa là sẽ in bạc bơm tiền cho ngập cả thành phố Tokyo để lạm phát tăng lên 2%, nhưng bất thành vì dân chúng găm tiền cất giữ trong nhà mà không chi tiêu nên đưa kinh tế bị nạn giảm phát kéo dài cả chục năm.
VN thì chỉ cần nghe từ in bạc bơm tiền là lạm phát bốc lên mây, đồng bạc bị sụt giá và nền kinh tế phải đổi tiền nhiều lần, nếu không muốn nói là đổi tiền nhiều nhất thế giới.

Ôi thôi tôi thì giật mình vì nhiều điều hài hước là khi BoJ nhiều lần dọa nạt bơm tiền xả lũ cho đồng yên (JPY) ngập úng cả thành phố Tokyo để lạm phát tăng 2%, để dọa nạt người dân phải mang tiền ra tiêu trước khi lạm phát bốc lên trời, đồng JPY biến thành giấy lộn để khiến người dân sợ tiền mất giá mà đem ra chi tiêu để nâng mức tiêu dùng trong nước nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, vậy mà bất thành mà còn ngược lại khiến đồng JPY tăng giá, Thủ tướng Shinzo Abe còn đòi đánh thuế tiền tiết kiệm của tư nhân bằng cách hạ lãi âm mà bất thành vì dân chúng Nhật đua nhau mua két sắt để tích trữ tiền ở nhà. Còn VN thì muốn bắt chước kinh tế "Abenomics" thì đúng là chuyện hài, vì VN là quốc gia "lạm phát" chứ không phải được "giảm phát" như Nhật thì học cái gì của thiên hạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét