Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

KHI CÁC "QUẢ ĐẤM THÉP" TAN CHẢY THÀNH CHÌ

TRƯỚC ĐÂY TÔI CÓ PHÂN TÍCH LẠI NHIỀU LẦN RẰNG "KHI CẢ NỀN KINH TẾ VN CHỆCH HƯỚNG ĐI VỀ ĐẦU CƠ, VÀ QUY HOẠCH BỪA BÃI". ĐÓ LÀ TỪNG TRÌNH TỰ XẨY RA NHƯ TÔI PHÂN TÍCH, KHÔNG PHẢI TÔI LÀ THẦN THÁNH CÁI GÌ CŨNG BIẾT, VÌ NẾU BẠN LÀ NHÀ PHÂN TÍCH GIÀU KINH NGHIỆM THÌ DỄ THẤY RA.

Hãy tìm lại quá khứ ta thấy, bất kể những thứ giao dịch commodities như vàng, dầu thô, sắt thép, xi măng,... và nhiều thứ khác có động thái tăng giá mà người ta dự đoán trong tương lai thì y như rằng tại VN sẽ rục rịch quy hoạch và đầu tư vào đó với quy mô vốn lớn thông qua các công cụ tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước, do quốc hội và cả chính phủ quốc gia này kiểm soát và chỉ định từ ngân hàng nhà nước, lẫn thương mại, rồi đến Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thậm chí là cả Bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh phát hành nợ đi vay.

Hậu quả như ta thấy những quả đấm thép chảy tan thành chì phá sản tan tành gây gánh nặng cho cả người dân toàn quốc gánh lấy,.... Cụ thể trước đây, giá quặng bauxite bắt đầu tăng giá và sốt giá thì tại VN người ta quy hoạch dự án vĩ cuồng của dự án bauxite tại Tây Nguyên và Tân Rai (Lâm Đồng), và hậu quả khi giá đảo chiều sụt giảm thì lãnh đòn tổn thất quá lớn về thua lỗ và ô nhiễm môi trường, và quả bom bauxite cho đến bây giờ vẫn còn ám ảnh quốc gia này mà khó thoát ra được.
Khi giá dầu thô tăng cao và có giá mà người ta cũng dự đoán giá nó tăng, thì cũng quy hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất tốn kém và đội vốn và xây dựng hấp tấp chọn sai nhà thầu và chọn nhầm địa điểm chiến lược. Sau đó người ta còn đầu tư vào đó nâng cấp công suất khai thác lọc dầu nhiều tỷ $ nữa để đón giá tăng, tuy nhiên khi giá giảm đảo chiều như đã thấy thì cái nhà lọc dầu này cũng nhiều cơ sở vệ tinh im lặng tiếng, và người ta cầu cứu đề nghị nâng thuế chặn hàng nhập khẩu xăng dầu nước ngoài để cho tiêu thụ và bán xăng dầu giá cao lỡ dự toán trước đó,....

Thực tế cái nhà máy lọc dầu Dung Quất nó đã quá cũ kỹ về công nghệ rồi, và chỉ phá bỏ nó đi,... vì công nghệ lọc dầu và khai thác bây giờ nó khác rồi,.... Trong hành động mới đây khi các nước thành viên OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu lửa thì giá dầu tăng vọt thì cũng trùng hợp cái nhà máy lọc dầu Dung Quất rục rịch vay tiền và gọi vốn rất lớn nhằm mở rộng Nhà máy Lọc dầu để tăng sản lượng để hút tài nguyên tranh thủ bán. Có lẽ thế hệ con cháu sau này tại VN phải trả giá đắt là phải nhập khẩu mọi thứ tài nguyên mà trước đây VN dư dả sẵn có bị thế hệ theo chủ thuyết Marx-Lenin vét hết bán không chừa thứ gì cả. Rồi trước đó nhiều dự án xây nhà máy lọc dầu vĩ cuồng như siêu dự án lọc hóa dầu 27 tỷ USD tại tỉnh Bình Định sẽ cùng Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT), và dự án này cũng bỏ dở vì giá dầu bất ngờ đảo chiều sụt giá,.... Khốn nỗi cái Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) này vốn hóa thị trường cũng chỉ là hạng cò con thiếu kinh nghiệm và lạc hậu, nhưng lại thổi giá làm những dự lớn hơn bất cứ nhiều dự mà các đại gia Mỹ, Âu có kinh nghiệm cả thế kỷ như Exxon Mobil (Dow Jones: XOM) - vốn hóa thị trường 351 tỷ $, Chevron (Dow Jones: CVX) - vốn hóa thị trường 216 tỷ $,... và nhiều đại gia khác như ConocoPhillips (NYSE: COP), BP plc (LON: BP); Royal Dutch Shell (AMS: RDSA),...

Dự án án vĩ cuồng 27 tỷ $ này phá sản tan tành và bị quy hoạch hớ, đại gia dầu khí Thái Lan (PTT) thì co cẳng bỏ chạy khiến chính quyền VN ngơ ngác. Tôi thì tự hỏi ngơ ngác cái gì? Không biết thẩm định dự án và thẩm định khả năng tài chính và kinh nghiệm của họ thì chưa bị người ta lừa cho là may rồi. Kế đến khi giá thép có giá thì người ta ồ ạt đầu tư vào thép, hậu quả cũng khi giá thép đảo chiều sụt giá thì lộ ra hàng loạt dự án gang thép bỏ hoang hàng nghìn tỷ VND, như trường hợp dự án gang thép Thái Nguyên, và nhiều dự án khác như trường hợp khi nguyên liệu vật liệu xơ sợi có giá thì người ta lao đầu vào đầu tư nhiều nghìn tỷ, như trường hợp nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) bị bỏ hoang tốn kém,....
Hiện nay giới phân tích dự đoán giá thép có thể tăng lại trong tương lai thì lại rục rịch đầu tư vào nhiều dự án thép nhiều tỷ $ rất vĩ cuồng,... Thậm chí bi hài kịch nữa là khi hạt mắc ca có giá thì tại VN rộ lên dự án quy hoạch trồng cây mắc ca, thậm chí cả chuyên gia ngân hàng mà tôi nêu tên đích danh là ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank, tham gia và thuyết phục người dân trồng cây "tỷ đô" này, hậu quả ngày nay giá loại "cây tỷ đô" này sụt giá, thậm chí là trồng cây không thích hợp môi trường,... khiến cho người ta dự báo là hàng đống "nghìn tỷ chôn vùi theo cây tỷ đô",....

Còn nhiều dự án quy hoạch khác tính ra không hết. Các dự án làm đường giao thông vận chuyển hàng hóa thì quy hoạch vượt khả năng chi trả của người dân và của nền kinh tế, đồng thời người ta quy hoạch cùng lúc các dự án xây sân bay, đường xe lửa cao tốc, đi cùng dự án xây dựng đường cao tốc tính ra cả trăm tỷ $, nhưng tiền thì không có bao nhiêu. Xây xong vay nợ thiếu vốn thì lập trạm thu phí dày đặc khiến cho doanh nghiệp khốn đốn,....vì vay tiền ngân hàng lãi xuất đã trên 12%, đóng đủ loại phí và thuế phí khác thì kinh doanh phải có lời trên 40% thì may ra có lãi một chút, còn thấp hơn thì phá sản và đóng cửa,...

Những quốc gia khác họ không hoa mắt để mà đầu tư hay quy hoạch dự án thời vụ, chiến lược phát triển của họ là mang tính đảm bảo cho vấn đề nội tại kinh tế của họ chứ họ không quy hoạch đầu tư kiếm lời, thí dụ họ sản xuất thép, xây đường, hay dự án lọc xăng dầu,... để đảm bảo chiến lược kiềm giá vừa phải, kể cả giữ giá điện hợp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cho các vấn đề khác của kinh tế để giảm chi phí và tăng lợi nhuận tối đa cho cả chủ nhà và khách đầu tư. Quy hoạch đô thị thì cứ nhăm nhe những miếng đất vàng tại nhiều giao lộ đông đúc và chộp cơ hội lấy đất công, thậm chí là đập bỏ nhiều công trình di tích bảo tồn có giá và phá nó đi để đấu giá nghìn tỷ chỉ để thu về cho ngân sách, đại gia thì mua được miếng đất đó thì chộp ngay cơ hội xây siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm,....để gỡ vốn nhanh, hậu quả là hai cái thành phố Hà Nội, HCMC nổi tiếng nhiều đất vàng này xẩy ra tình trạng kẹt xe triền miên, gây kinh hoàng cho người dân và giới đầu tư nước ngoài khi di chuyển giao thông tại xứ này, một đoạn đường nhiều giao lộ mà mọc lên cả đống nhà cao tầng, trung tâm mua sắm,.... thì tự hỏi làm sao mà không bị kẹt xe được,... bây giờ chính quyền VN mới giật mình chữa cháy và chấp vá,... và càng vá thì càng rách nát,....

Hàng năm, VN là quốc gia phải tiêu tốn nhiều tỷ $ thiệt hại do quy hoạch hạ tầng giao thông và xây cất bừa bãi chỉ thấy cái lợi trước mắt chứ cái thiệt hại về dài ít ai thấy ra dù họ được quốc tế cảnh báo tốn kém nhưng chịu nghe thì đành chịu thôi. Các quả đấm thép xưa kia giới phân tích kinh tế Mỹ, và các giáo sư Harvard University cũng đã khuyên can và chỉ dẫn cho VN chộp cơ hội mà phát triển đất nước bằng quy hoạch ngành nghề khác để nắm bắt cơ hội đầu tư cả chục năm trước để cạnh tranh với TQ thì cũng không nghe nên bây giờ thì chả ai còn quan tâm để ý VN nữa.

Kết luận của tôi đầy mỉa mai là có lẽ do giới chức lãnh đạo VN hay duy ý chí là họ tự tin là họ có văn bằng "tiến sĩ", nên chả cần phải nghe ai cả.

Tôi thì chế giễu là tiến sĩ cái gì, tiến sĩ mà không biết quan trị danh mục đầu tư, phân tích tài chính, phân tích rủi ro đầu tư, phân tích thị trường vốn,... thì hậu quả các dự án vĩ đại ngốn nhiều tiền bỏ hoang là không có gì lạ. VN mà không có Samsung Electronics (KRX: 005930) chịu đầu tư vào thì bây giờ không biết VN đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới. Chắc là kém xa Angola,....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét