Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

VN HÃY QUÊN CÁI TPP KIA ĐI

👀  Thứ Bảy, 11 tháng 11, năm 2017

Hiện hầu hết các hội thảo kinh tế VN đều nhắc TPP, có lẽ VN còn líu/níu kéo nó. Mà TPP có hồi sinh đi thì VN cũng không đáp ứng được tiêu chí đề ra, vì thể chế của VN là không thích hợp quy tắc, như không có công đoàn độc lập, báo chí tư nhân, tự do lập hội, luật biểu tình, rồi nhân quyền, bảo vệ môi trường,...

Hiện nay Mỹ đã có quá nhiều các hiệp định thương mại, chẳng hạn hiệp định thương mại song phương mà Donald Trump, hiệp định này đang lưu hành với 12 quốc gia, gồm: Australia, Bahrain, Chile, Colombia, Israel, Jordan, Hàn Quốc, Morocco, Oman, Panama, Peru, Singapore, và Mỹ là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới -- WTO, trong đó kết hợp quan trọng nhất Hiệp định thương mại đa phương , các Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, hoặc GATT. Xem thêm ở đây: https://www.wto.org/english/tratop_e/gatt_e/gatt_e.htm

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) là thỏa thuận tự do thương mại đa phương, và GATT nó rất quan trọng Bộ Thương mại Mỹ. Nó gồm 23 nước thành viên: Australia, Belgium, Brazil, Myanmar, Canada, Ceylon, Chile, China, Cuba, Czechoslovakia (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), France, India, Lebanon, Luxemburg, Netherlands, New Zealand, Norway, Pakistan, Southern Rhodesia, (nay là Zimbabwe), Syria, Nam Phi, Vương quốc Anh, và Mỹ. Đến năm 1993 số thành viên tăng lên 100 quốc gia. Nguồn xem thêm ở đây: http://www.library.unt.edu/gpo/oca/cb6.htm#N_1_

Ngoài NAFTA là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới dang lưu hành thì Mỹ cũng có cái FTAA (viết tắt từ Free Trade Area of the Americas, tức là Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ), nó là một đề xuất thỏa thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và ba mươi bốn quốc gia ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, cũng như các vùng biển Caribbean (trừ Cuba vì xưa kia bị Mỹ cấm vận).

Trong đó Bắc Mỹ bao gồm hai nước Canada, Hoa Kỳ, có sản lượng kinh tế chi phối hầu hết các nước còn lại.
Những nước thuộc Nam Mỹ: Argentina , Bolivia , Brazil , Chile , Columbia , Ecuador , Paraguay, Peru , Uruguay , Venezuela. Trong khi những nước thuộc Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras , Mexico, Nicaragua, Panama.

Những nước thuộc vùng Caribbean: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad, Tobago và Cộng hòa Dominica.

Thực tế Mỹ còn có Hiệp định Thương mại Tự do Cộng hòa Trung Mỹ-Dominican - CAFTA, nó được ký kết vào ngày 05/82004, do Mỹ và sáu nước, như: Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Honduras, Nicaragua và El Salvador (loại bỏ thuế quan cho hơn 80% xuất khẩu).

Bây giờ ngoài cái TPP bị Mỹ xem nhẹ bỏ rơi nó không có gì lạ cả, thì Mỹ còn đang thương lượng gay gắt với cái TTIP -- Nó bao gồm hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và 28 nước EU (có thể đổ vỡ hoặc đàm phán kéo dài, vì Anh quốc ra khỏi khối này, và chỉ còn 27 nước thành viên EU). Thực tế khối kinh tế 27 nước EU hay European Union mới là những nước có lợi khi tham gia TTIP, bởi vì nhiều năm Mỹ mới là quốc gia nhập siêu hay bị thâm hụt ngoại thương với EU nhiều nhất. Cụ thể năm 2016 thì Mỹ bị thâm hụt thương mại với EU tới 147 tỷ $, năm 2015 là 156 tỷ $, và 9-tháng của năm 2017 thì Mỹ bị thâm hụt ngoại thương với EU lên tới 107 tỷ $. Nên cái lục địa già nua vô ơn bọi nghĩa khi Mỹ đã tốn kém bỏ tiền và trí tuệ ra tái thiết Âu châu sua thế chiến thì nay đòi đủ thứ, kết cục Mỹ tuyên bố xé bỏ cái TTIP kia là không còn đàm phán nữa và chỉ nói chuyện với nước Đức và Anh quốc, là hai khối kinh tế lớn nhất tại EU hiện nay, cũng là hai đồng minh trụ cột của Mỹ, và Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi cuộc chơi.

Cái TTIP cũng xem như đổ vỡ. VN vẫn còn Mỹ dành ưu ái thuong mại là most favored nation status (tình trạng tối huệ quốc).

Ôi thôi, tôi thì mỉa mai là vì sao mà VN bây giờ tiếc nuối cái TPP kia, theo Bộ Thương mại Mỹ, đó là trong năm 2015 - Mỹ nhập khẩu 2.273 tỷ $ hàng hóa của thế giới. Một con số vĩ đại quá lớn lao. Năm 2016 - ước đoán Mỹ nhập khẩu đi từ chính thức thì thấp hơn năm 2015 một chút là khi Mỹ chỉ nhập khoảng 2.209 tỷ $ hàng hóa của thế giới. TQ thì nhập khoảng 1.435 tỷ $ hàng hóa. Nguồn Bộ Thương mại Mỹ. Năm 2016 thì Mỹ nhập khẩu hàng hóa của thế giới tới 2,7 ngàn tỷ $ và chỉ xuất khẩu ra thế giới cvos 2,2 ngàn tỷ $ thôi. Qua đó cho thấy Mỹ là quốc gia dauy nhất đang là nhà vô địch nhập khẩu hàng hóa của thế giới và trả ra đồng USD tràn ngập thị trường có giá mà không bị sụt giá mới đáng ngại là đừng có chống lại người Mỹ chúng tôi làm gì. Bởi vì hiện nay Mỹ mới là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa của thế giới nhất, kế đến là khối kinh tế EU của 27 nước.

Đối với TQ là nhà vô địch xuất khẩu và đã giảm đi đáng kể khi khó khăn kinh tế của TQ đang quá rủi ro, và Mỹ, EU hạn chế nhập khẩu của TQ, vì chủ nghĩa bảo hộ thương mại (trade protectionism) trỗi dậy tại Mỹ, EU, nên VN đừng tưởng bở mà kết thân thương mại với TQ thì chỉ có là bãi rác cho TQ tuồn hàng rẻ vào VN khi TQ bán hàng không được như xưa nữa, và nạn nhập siêu triền miên của quốc gia này với TQ sẽ còn lớn hơn.

Trở lại bối cảnh hồ sơ hàm hồ thoả thuận TPP-11, đổi tên hiệp định CPTPP, mới đây người ta sửa lại gọi là Hiệp định mới sẽ có tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) và kỳ vọng Mỹ sẽ quay lại TPP thì tôi nhắc lại là trong quá khứ và hiện tại là người Mỹ họ đã xé bỏ cái gì thì họ thi hành bằng hành động thực tế là Mỹ nói là làm chứ không bao giờ quy lại nên đừng trông mong Mỹ quay lại TPP.

Ôi thôi, nếu mà TPP được hình thành thì quả nhiên nó có sức nặng đáng ngại, bởi vì có 3 nước trong TPP, gồm Mỹ, Nhật, Canada nằm trong nhóm G-7, quy tụ 7 nước công nghiệp hóa hàng đầu của thế giới gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hoa Kỳ và Canada (Nga bị loại, trước đây là G-8, do Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine).

Trong 3 nước này là thành viên Câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức, cũng nằm trong Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra năm 1969, thì đồng USD và đồng yên Nhật (JPY) nằm trong rổ tệ mạnh, ngoài đồng Bảng Anh (GBP), đồng EUR. Đồng nhân dân tệ (RMB) vào Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs mới gia nhập, nhưng càng gia nhập thì càng bị thị trường hắt hủi và biến thành đồng tiền cấp địa phương.

Cũng trong tam cường Mỹ, Nhật, Canada này thì cả ba nước đều có đồng bạc nằm trong rổ tiền để tính ra giá trị của đồng USD qua chỉ số gọi là (USDX, DXY) gồm 6 loại tiền thông dụng là đồng EUR, yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF). Đây là lĩnh vực rất chuyên môn về tài chính để tính toán lời lỗ trong kinh doanh, qua việc có thể trao đổi song phương bằng đồng tiền của từng đối tác để hạn chế rủi ro về tỷ giá thì quả nhiên là rất đáng ngại.

Tuy nhiên kết luận của tôi là vẫn do phía VN gây ra, bởi TPP chủ yếu nâng đỡ VN là chính, cụ thể các nước Mỹ, Nhật, Canada, Úc thì họ đều muốn VN mạnh lên, nhưng đụng tới chính trị giáo điều bảo thủ của phe thân Tàu nên ai cũng ngại. Bởi vì ngay cả Nhật thì còn xung/sung đột với TQ về tranh chấp biển đảo như quần đảo Senkaku thì Nhật cũng e ngại VN cũng không có gì lạ cả huống hồ là đàn anh của Nhật là anh cả Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét