Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

NGHỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH TẠI VN THÌ ĐÚNG LÀ DỄ GÂY MẤT LÒNG NHAU

26 tháng 03 năm 2017
Trong phần chú thích bình luận trong bài báo:
là tôi có chú thích rằng, ông Lê Đăng Doanh vẫn là nhà kinh tế học tốt nhất khi phân tích kinh tế VN, ông Doanh là người có tâm với đất nước, nên chúng ta không đả kích cá nhân nào? Hãy tôn trọng họ, trong phân tích kinh tế và tài chính như tôi hay nói là rất phức tạp đó là người ta phải làm hài lòng phe này hay phe kia, nhưng chắc chắn là dù phe nào thì tôi vẫn phải phân tích theo con số và trung lập không theo phe nào cả. Miễn rằng phân tích là phải có cơ sở và đúng, và theo quy luật của thị trường, đó là phân tích cái gì phải có con số tính toán. Dù đó là ông Lê Đăng Doanh hay ông Viện trưởng viện kinh tế TW VN, hay hiệu trưởng giám đốc đại học quốc gia Hà Nội đi nữa nếu phân tích sai về nền kinh tế Mỹ thì tôi vẫn chỉ trích họ,...nên đừng đả kích tôi hay cứng rắn trong đầu tư hay phân tích kinh tế, tài chính xưa kia trên báo Mỹ, vì phân tích sai thì mất khách đầu tư, phân tích đúng thì có khách đầu tư,....
Về hồ sơ TPP, nó không do Mỹ bày ra mà là do sáng kiến hợp tác giữa 4 quốc gia bé nhỏ là Singapore, Brunei, Chile và New Zealand. Sau đó cách đây 7-8 năm thì Mỹ mới nhảy vô rồi bây giờ lại nhảy ra thì đó là chuyện cá nhân của nước Mỹ chứ không có Mỹ thì người ta vẫn có thể thi hành cái TPP kia, nên không thể đổ lỗi cho đất nước chúng tôi cả. Vì TPP nó không do Mỹ bày vẽ ra nên Mỹ không hoàn toàn chịu trách nhiệm cả.
Còn trong phần phân tích kinh tế Mỹ hay TPP, nó không đơn giản như người ta nghĩ. Như tôi hay nhắc là tại Mỹ tất các các chiến lược gia phân tích kinh tế và tài chính giàu kinh nghiệm nhất nước Mỹ, kể cả các giáo sư kinh tế người Mỹ đoạt giải thưởng Nobel kinh tế nhiều đợt họ cũng vẫn im tiếng chưa công bố hay phân tích gì nhiều về TPP cả. Cho nên việc Mỹ rút khỏi TPP, hay dựng hàng rào bảo hộ ngoại thương nó chỉ là viên gạch mà người ta chưa xây nó, và chỉ thử nghiệm để thăm dò chứ chưa đổ bể tông nhiều tầng để chặn ngoại thương cả.
Đó là như tôi hay nói, có lẽ tôi trích lại bài cũ thì rõ cả: "Hiện nay Mỹ đã có quá nhiều các hiệp định thương mại song phương với 12 quốc gia, gồm: Australia, Bahrain, Chile, Colombia, Israel, Jordan, Hàn Quốc, Morocco, Oman, Panama, Peru, Singapore, và là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới -- WTO, trong đó kết hợp quan trọng nhất Hiệp định thương mại đa phương , các Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, hoặc GATT. Xem thêm ở đây:www.wto.org/english/tratop_e/gatt_e/gatt_e.htm
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) là là thỏa thuận tự do thương mại đa phương, và GATT nó rất quan trọng Bộ Thương mại Mỹ. Nó gồm 23 nước thành viên: Australia, Belgium, Brazil, Myanmar, Canada, Ceylon, Chile, China, Cuba, Czechoslovakia (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), France, India, Lebanon, Luxemburg, Netherlands, New Zealand, Norway, Pakistan, Southern Rhodesia, (nay là Zimbabwe), Syria, Nam Phi, Vương quốc Anh, và Mỹ. Đến năm 1993 số thành viên tăng lên 100 quốc gia. Nguồn xem thêm ở đây: www.library.unt.edu/gpo/oca/cb6.htm#N_1_
Ngoài NAFTA là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới dang lưu hành thì Mỹ cũng có cái FTAA (viết tắt từ Free Trade Area of the Americas, tức là Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ), nó là một đề xuất thỏa thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và ba mươi bốn quốc gia ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, cũng như các vùng biển Caribbean (trừ Cuba vì xưa kia bị Mỹ cấm vận).
Trong đó Bắc Mỹ bao gồm hai nước Canada, Hoa Kỳ, có sản lượng kinh tế chi phối hầu hết các nước còn lại. Những nước thuộc Nam Mỹ: Argentina , Bolivia , Brazil , Chile , Columbia , Ecuador , Paraguay, Peru , Uruguay , Venezuela. Trong khi những nước thuộc Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador , Guatemala, Honduras , Mexico, Nicaragua, Panama. Những nước thuộc vùng Caribbean: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad, Tobago và Cộng hòa Dominica.
Thực tế Mỹ còn có Hiệp định Thương mại Tự do Cộng hòa Trung Mỹ-Dominican - CAFTA, nó được ký kết vào ngày 05 Tháng Tám năm 2004, do Mỹ và sáu nước: Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Honduras, Nicaragua và El Salvador (loại bỏ thuế quan cho hơn 80% xuất khẩu).
Bây giờ ngoài cái TPP bị Mỹ xem nhẹ bỏ rơi nó không có gì lạ cả, thì Mỹ còn đang thương lượng gay gắt với cái TTIP -- Nó bao gồm hai khối kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và 28 nước EU (có thể đổ vỡ hoặc đàm phán kéo dài, vì Anh quốc ra khỏi khối này, và chỉ còn 27 nước thành viên EU). Cái TTIP cũng xem như đổ vỡ. VN vẫn còn Mỹ dành ưu ái thuong mại là most favored nation status (tình trạng tối huệ quốc)....".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét