Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

KHI VIỆT NAM MẤT ẢNH HƯỞNG Ở CAMPUCHIA

👀  Thứ Năm, Ngày 30 Tháng 11 Năm 2017

Dưới thời TBT Nguyễn Phú Trọng cầm quyền ở VN từ năm 2011 cho tới nay, và dự kiến ông Trọng này có thể ngồi cái ghế Tổng bí thư này hết năm 2021. Đó là hiểm họa cho VN nhiều mặt, từ lợi ích kinh tế lẫn chính đối nội và đối ngoại.

Hãy nhớ rằng khi người Việt đã sinh sống lâu hơn người TQ ở Campuchia rút đi thì chám vào đó là sự hiện diện gia tăng của người TQ rất đáng ngờ. Chế độ Bắc Kinh trong hành động gần đây đã tung tiền gây ảnh hưởng ở Campuchia gần đây, dù rằng số tiền đó không là bao so với số tiền VN đầu tư và giúp đỡ Campuchia. Thậm chí mới đây là ông Thủ tướng Hun Sen sang Bắc Kinh cầu viện xin viện trợ, đây là lần thứ 4 Hun Sen đi xin tiền,…

Đối với Campuchia thì những người cộng sản chân chính ở VN xưa kia đã không ngần ngại bảo vệ lợi ích tranh giành ảnh hưởng với tinh thần quốc gia cao độ là đã chẳng cần phải sợ hãi TQ và đã đem quân sang lật đổ chế độ Khmer Đỏ do TQ chống lưng khi Khmer Đỏ đe dọa lợi ích của VN và gây tội ác diệt chủng ở Campuchia, và VN là quốc gia rất có ảnh hưởng lên Campuchia, và gần đây thì ảnh hưởng của VN đã không còn. Đó là trong động thái gần đây, Chính phủ Campuchia bắt đầu tiến hành chiến dịch trục xuất cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia mà ít ai để ý ẩn ý đằng sau đó là người ta nghi ngờ có bàn tay của Bắc Kinh giật dây chống lưng, bởi vì TQ không muốn thấy sự ảnh hưởng của VN ở quốc gia này. Trước đó Campuchia đã tước nhiều ngàn quyền lợi của công dân gốc Việt sinh sống ở Campuchia với nhiều lý do mơ hồ.

Lý do giải thích cũng dễ hiểu là Campuchia không còn coi VN ra gì nữa, đó là họ coi thường lãnh đạo VN hèn yếu. Đó là bởi vì chính sai lầm của Nguyễn Phú Trọng khi hạ mình và quá coi trọng TQ, như việc Tổng Trọng nhờ TQ đào tạo cán bộ cấp cao, rồi nhiều thứ nhờ vả vô duyên, nó gây tâm lý cho Hun Sen xem thường. Vì dù sao Campuchia sẽ không thể lựa chon một đối tác tin cậy VN khi mà ngay cả đối tác này bộc lộ ra sự chư hầu đàn làm đàn em của TQ quá rõ ràng thì Campuchia thà rằng ngả sang hẳn bên TQ thì có lợi hơn, vì nếu Campuchia kết thân với TQ sẽ được xếp ngang hàng hoặc trên cơ VN trong hồ sơ chính trị lẫn kinh tế. Ta còn nhớ trong số 15 văn kiện hợp tác mà ông Tổng Trọng này ký kết trước đây và gần đây thì văn kiện đầu tiên là “Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Điều này, nếu ai là nhà phân tích kinh tế chính trị sẽ dễ nhận ra là sự lệ thuộc quá mức và hạ thấp mình quá lố của lãnh đạo VN thì lãnh đạo Campuchia nhìn vào thì họ không còn coi VN ra gì cũng không có gì lạ cả, vì xưa nay chẳng ai lại đi chọn kết thân bang giao quá sâu với một nước đồng cấp như VN đó là Campuchia. Vì nếu Campuchia lựa chọn VN thì sẽ bị hạ thấp nên họ lựa chọn TQ, dù không muốn cũng phải muốn, vì nó có giá trị hơn. Bởi vì nếu Campuchia cử cán bộ sang VN học tập, trong khi VN cử cán bộ sang TQ học, chẳng thà Campuchia cử người sang TQ thì sẽ tốt hơn,….

Đối với VN, thực tế quốc gia này đã không còn ảnh hưởng nào lên Campuchia nữa kể từ khi ông TBT Nguyễn Phú Trọng này cầm quền, là VN quên lãng là ít chú ý Campuchia. Thậm chí là thu hẹp co vòi về nhà. Đó là dễ hiểu bởi vì ông Tổng Trọng này kể từ khi lên cầm quyền chỉ có lo cái chuyện giữ ghế, giữ đảng, chỉnh đón đảng, quán triệt tư tưởng, rồi chống suy thoái, tự diễn biến,… chứ ông này chẳng làm lên cái tích sự gì cả.

Trong nhiều năm rồi, VN gần như đã bỏ qua quá nhiều cơ hội gia tăng ảnh hưởng và bành trướng với Campuchia, nhưng vì mãi mê đấu đá nội bộ tranh giành ghế, nhất là cái ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng này, một người không có tầm nhìn và rất kém cỏi trong bang giao quốc tế, đã thế là con người vô duyên còn xót lại là rất bảo thủ giáo điều nên VN đánh mất quá nhiều thứ, quá nhiều cơ hội.

Tất cả các nhà phân tích kinh tế lẫn chính trị đều đồng ý rằng, VN mới là quốc gia có ảnh hưởng nhất đối với Campuchia từ mấy chục năm chứ không phải TQ, vì trước đây đa số người dân Campuchia đều ghi nhớ sự tàn bạo của TQ khi yểm trợ Khmer Đỏ, và bị quân cộng sản VN đánh bật và lật đổ,…trong giai đoạn bùng nổ về kinh tế, hay gần đây, người ta không hiểu làm sao một mảnh đất màu mỡ như Campuchia mà cả hệ thống chính trị lẫn kinh tế của VN bỏ lỡ nó. Nếu như những năm trước và giai đoạn Nguyễn Phú Trọng cầm quyền nếu biết khôn khéo gia tăng ảnh hưởng từ đầu tư kinh tế, viện trợ, thì VN đã dư sức hất cẳng TQ ra ngoài.

Tuy nhiên điều đáng tiếc là ở VN thì doanh nghiệp từ quốc doanh lẫn tư nhân chỉ cắn xé và xâu xé nhau bằng những miếng bánh kinh doanh đầu tư bất động sản, là chỉ giỏi cướp đất của dân với giá rẻ mạt để làm giàu bất chính chứ họ chả bao giờ nghĩ là sẽ đi đầu tư sang Campuchia.

Bài học dễ thấy là ngay cả Bầu Đức, hay Đoàn Nguyên Đức cỏn con là CEO Hoàng Anh Gia Lai tép tôm đã đầu tư lắt nhắt vào Campuchia vậy mà đã tác động gây ảnh hưởng tới chính trị lẫn kinh tế một phần của Campuchia rồi huống hồ cả đội quân đông đảo các tập đoàn kinh tế nhà nước các tập đoàn kinh tế tư nhân ở VN chẳng có mấy ai qua đầu tư vào Campuchia. Có lẽ chế độ CSVN này họ không có tầm nhìn bành trướng gây ảnh hưởng với Campuchia. Vì ảnh hưởng với Campuchia là rất dễ với VN mà còn có được mối lợi ích lớn lao sau này. Đó là về địa lý chiến lược VN- Campuchia mới là không thể tách rời. Thậm chí là cái Vịnh Thái Lan, có diện tích khoảng 300.000 km vuông; giới hạn bởi bờ biển của Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Vịnh thông ra Biển Đông bằng một cửa duy nhất ở phía Nam được giới hạn bởi mũi Cà Mau của VN và mũi Trenggranu của Malaysia, nó cũng nằm sát vùng chiến lược VN- Campuchia, và nhiều địa lý khác với đường làn ranh biên giới VN- Campuchia.

Vậy mà sự lãng quên gia tăng ảnh hưởng của VN hình như không bao giờ nhân vật Nguyễn Phú Trọng này nhắc tới sau 6-7 năm quyền quyền của ông này. VN có thể bị nhập siêu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với TQ hàng năm lên tới mấy chục tỷ USD, và con số ấy chỉ cần 1/7 của sự nhập siêu đó mà dồn tiền đầu tư vào Campuchia thì ảnh hưởng của VN sẽ không có chỗ cho TQ đứng chân.

Hiện nay có vẻ như TQ đã gia tăng ảnh hưởng của họ tại Campuchia, đẩy VN về phía xa dần ảnh hưởng về kinh tế lẫn chính trị mà VN đã tốn bao nhiêu xương máu và tiền bạc, đã thế người ta còn nghi ngờ những bất ổn gây chia rẽ Campuchia và VN là có bàn tay của Bắc Kinh đứng đàng sau, vậy mà lãnh đạo VN hình như không hề biết hoặc cố ý không biết. Thậm chí là ông Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhiều lần gây mất mặt lãnh đạo VN khi nhiều lần ủng hộ TQ về Biển Đông. Đó là ta còn nhớ Campuchia đã ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về các tranh chấp ở Biển Đông tại hội nghị ASEAN ở Lào trước đây, và trước đó nữa. Hãy nhớ rằng vào năm 2013, TQ đã tăng đầu tư vượt qua VN để thành nhà đầu tư số một ở Lào thay thế VN, mục đích vẫn là tranh giành ảnh hưởng hai tiểu quốc sân sau này của VN. Lãnh đạo VN thì mơ sảng ngủ mê ở đâu đó là quanh năm “đánh chuột sợ vỡ bình nhưng không thu hồi được tài sản”, và quanh năm làm cái chuyện vô tích sự gì đâu nên bị mất hết mọi thứ ảnh hưởng ngay sân nhà mình bởi TQ.

Ôi thôi, nền kinh tế Campuchia, chỉ có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 18 tỷ $ thôi, dân số thì cũng chỉ có 15,7 triệu người đủ sắc tộc, nền kinh tế dựa vào ngoại thương là hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là dệt may, cao su tự nhiên,… chiếm tới 71% của tổng xuất khẩu. Nó có khá nhiều chỗ trống các ngành chiến lược khác để doanh nghiệp VN đầu tư. Vậy mà chả có bất cứ thứ gì mà doanh nghiệp VN đầu tư vào đấy cả. Lẽ ra một lãnh đạo khôn ngoan, họ cần chấp nhận chị lỗ lã một chút để gia tăng đầu tư vào Campuchia, kể cả chỉ định doanh nghiệp quốc doanh đầu tư vào đó để siết cái thòng lọng vào cổ Campuchia mà đẩy TQ ra xa, thay vì đi ném tiền mơ chuyện đầu tư xứ thiên đường xa xôi Venezuela mà mất trắng nhiều tỷ $ mà ông người ta xem như là chả hiểu chuyện gì.

(*) Lãnh đạo VN đầu óc quá hẹp, là không có tư tưởng bành trướng ảnh hưởng, không có sự tính toán lợi ích quốc gia. Có lẽ VN cần có một ông tổng bí thư mới, quyết đoán, mạnh mẽ hơn thay vì lý luận tổng bí thư phải là người Miền Bắc, am hiểu lý luận Mác-Lê,... thì rất nguy hiểmcủa những kẻ độc tài ham bám ghế mới lý luận kiểu đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét