Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

PHÂN TÍCH MỘT VÀI ĐIỂM NỀN KINH TẾ UAE MÀ VIỆT NAM NHIỀU LẦN NUÔI THAM VỌNG MUỐN THÀNH MỘT DUBAI CỦA THIÊN HẠ.

Trước hết nền kinh tế United Arab Emirates là một liên bang của bảy tiểu vương quốc, gồm: Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain.
Với dân số ước đoán của WB năm 2015 là 9,16 triệu dân (diện tích 83.600 km2), nhưng có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kinh tế năm 2015 lên đến 370,29 tỷ $ (nó đại diện cho 0,60% GDP của nền kinh tế toàn cầu. UAE từng có sản lượng GDP thấp kỷ lục trong năm 1973 -- khi UAE chỉ tạo ra 2,85 tỷ USD, mức GDP cao nhất của UAE tạo ra năm 2014 đạt gần 400 tỷ $ (tức là vào khoảng 399,45 tỷ USD). Vì giá dầu thô sút giảm và các đối tác kinh tế hàng đầu của UAE như Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore, yếu đi khiến GDP của UAE bị sút giảm đến 29,16 tỷ $ so với năm 2015, UAE là nền kinh tế lớn thứ 32 trên thế giới, nhưng là nền kinh tế lớn thứ 3 tại các nước Vùng Vịch Ba Tư tại Trung Đông là chỉ xếp sau Saudi Arabia (GDP năm 2015 là 646 tỷ $), Iran (387.60 tỷ $), nhưng lại đứng trước cả Ai Cập (330,78 tỷ$). Hãy nhớ rằng UAE có GDP và thu nhập của người dân lớn hơn Singapore.

Ta thận trọng, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất dân số quá ít mà đất cũng không nhiều như Ai Cập (dân số 83,40 triệu dân, diện tích đến 1.010.407,87 km2), trong khi Iran có dân số 78,80 triệu dân, diện tích lên đến 1.648.195 km2 (WB và Liên Hiệp Quốc thống kê ước đoán).

Giống như các nước sản xuất và xuất khẩu dầu lửa tại Trung Đông, thì nền kinh tế United Arab Emirates cũng phụ thuộc rất lớn vào dầu khí, đó là nhiều năm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên nó luôn chiếm đến tổng số hóa đơn giao động ở mức 40,2% của tổng kim ngạch xuất khẩu của UAE, ngoài dầu khí thì UAE còn dựa vào nền tảng kinh doanh và xuất khẩu ngọc trai và kim loại quý, vận chuyển vận tải hàng hóa trung chuyển của khu vực và thế giới, và kinh doanh dịch vụ tài chính, sòng bạc, giải trí (như như Las Vegas).

Ta cần phân biệt, đó là nền kinh tế UAE thì tiểu vương quốc Abu Dhabi rất giàu có, bởi vì Abu Dhabi, là thủ đô và trung tâm công nghiệp dầu khí và có rất nhiều dầu lửa và khi đốt ở dưới lòng đất có hơn một triệu người sống tại thủ đô Abu Dhabi này. Đông dân nhất thì có Dubai, với số dân ước đoán cho năm 2016 là 2.502.715 dân, với diện tích 4.114 km2 -- là một tiểu vương quốc không có hoặc rất ít dầu lửa nhưng đã thành công rất ngắn trong giấc mơ đeo đuổi để trở trở thành trung tâm thương mại, tài chính và giải trí giữa sa mạc như Las Vegas -- là thành phố đông dân nhất ở tiểu bang Nevada (Hoa Kỳ), và nuôi giấc mộng là trung tâm tài chính như bên Thụy Sĩ của vùng sa mạc ở Vùng Vịnh này. Dự trữ dầu thô đã được OPEC chứng minh là UAE có gần 98 tỷ thùng dầu thô.

Trở lại hồ sơ phân tích vài điểm của UAE nói chung và tiểu vương quốc Dubai nói riêng, nó gây thèm muốn cho các lãnh đạo của VN cho đến nhiều chuyên gia kinh tế trong các ban bộ của nhà nước VN như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,...cũng từng đề cập nhiều lần mô hình phát triển thần kỳ của tiểu vương quốc Dubai (UAE).

Trước hết tôi thì hay mỉa mai là lãnh đạo các cấp của VN hay nuôi tham vọng quá lớn mà tầm nhìn và nội lực không có, nghiệp vụ chuyên môn về thị trường vốn và tài chính thì kém kinh nghiệm, nhưng hay nghĩ đến chuyện vĩ đại rồi dẫn đến phá hoại nền kinh tế.

Trong phát triển kinh tế, trước hết để thu hút khách và giới đầu tư, UAE xây dựng nền tảng hệ thông tài chính rất kinh điển, đó là họ giữ tỷ giá hối đoái đồng bảo hiểm cố định của đồng Emirati Dirham có ký hiệu hối đoái là giao dịch quốc tế là AED, và giữ ổn định nhiều năm ở mức 3,67 AED = 1 $. Đồng AED chỉ mất giá tệ hại là vào tháng 5/2006 khi phải đến 3,68 AED mới mua được 1 $, và tăng giá mạnh nhất là trong tháng 11/2007 khi chỉ có 3,65 AED = 1 $ và sau đó nó nhanh trong trở lại biên độ giao dịch là 3,67 AED = 1 $.

Trên nguyên tắc, đối với những quốc gia phụ thuộc vào ngoại thương và giàng đầu máy sản xuất cho xuất khẩu, hay kinh doanh dịch vụ thì tỷ giá cố định luôn hấp dẫn giới đầu tư. Đó là bởi vì khi giữ được tỷ giá cố định thì thực tế nó có lợi rất nhiều về mọi mặt và hạn chế được nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào UAE, hay mua să,s giải trí, vì giới đầu tư và nhà buôn cũng như giới tiêu dùng họ thuộc tỷ giá hối đoái đó, nó cung gợi ý rằng UAE sẽ cam kết giữ một tỷ giá hối đoái cố định ở biên độ +/- bao nhiêu phần trăm nhằm bảo đảm sự cam kết bảo hiểm rủi ro về sự ổn định đồng tiền theo tỷ giá như USD/AED ở mức giao dịch 3,67 AED = 1 $.

Để giữ được tỷ giá cố định như thế này thì quốc gia đó phải có khối dự trữ ngoại tệ lớn mức nợ theo phần trăm của GDP phải thấp. Đó là bởi vì tính đến thời điểm này UAE gần như là quốc gia có mức nợ công thấp nhất thế giới, đó là năm 2015 - UAE giữ được mức nợ chính phủ so với GDP chỉ có 14,7%. Mức nợ này tính trung bình từ năm 1999 - 2015 chỉ ở mức 10,60%. UAE tùng giữ mức nợ này thấp nhất là vào năm 2001 chỉ có 2,70%, mức cao nhất là 24,10% trong năm 2009 khi chính quyền Abu Dhabi suýt vỡ nợ vì bị vạ lây bởi các dự án xây cất tham vọng của chính quyền Dubai chủ yếu đi từ tập đoàn Dubai World nợ nần đến 80,4 tỷ $, trong đó chính quyền Abu Dhabi gánh nợ cho chính quyền Dubai một ngân khoản lên đến gần 57 tỷ $.

Trong phân tích kinh tế, và nhất là phân tích thị trường vốn, nếu một quốc gia để mức nợ công trên GDP quá cao, thì các chủ nợ và các nhà đầu tư họ sẽ tăng lãi suất cho vay lên tất cả các khoản vay tư nhân, kể các các khoản nợ tài trợ lại của chính quyền trung ương phát hành, đó là mức này của mức cao nhất là 24,10% trong năm 2009 rồi nhanh chóng giảm xuống còn 22,2% năm 2010, và liên tich giảm xuống lần lượt ở các năm là 2011 (nợ chính phủ theo GDP là 17,6%, xuống dần hiện nay còn 15,68%), điều này khiến lãi suất đi vay cũng vì thế mà giảm. Nó cũng tác động luôn cho tất cả các lãi suất cơ bản của UAE luôn giữ được mức thấp là nó duy trì mức trung bình nhiều năm chỉ cỡ trung bình 1,25%, mức cao nhất chỉ khoảng 4,75% trong tháng 11/2007, và nhanh chong giảm xuống ở mức 1,25%.

Chính vì giữ được mức nợ thấp mà UAE ít vay nợ, nên các tiểu vương quốc của họ cũng dễ ràng phát hành nợ đi vay với lãi thấp, và tiền vay đi thẳng vào cho đầu tư và trả lãi ít nên chính quyền của tiểu vương quốc Dubai đã nhanh chóng dễ dàng vượt qua khủng hoảng nợ và trở thành trung tâm thiên đường mua săm giải trí và kinh doanh dịch vụ, cũng như du lịch,...giữa sa mạc.

Đối với VN ngay cả cái tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng, nó chưa nằm giữa sa mạc như tiểu vương quốc Dubai mà người ta còn yếu kém thì đúng là hay giấc mơ háo danh, làm mất niềm tin của người dân và thị trường, thậm chí kinh nghiệm và quản lý vốn thì yếu, năng lực thậm định rủi ro thì kém nhưng vẫn mơ chuyện vĩ cuồng là đòi xây tháp truyền hình coa nhất thế giới vượt tháp Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đến vài mét, mà hiện nay nó giữ vị trí cao nhất thế giới với 828 m, cao 168 tầng.

Thị trường tài chính và chứng khoán của UAE, nhất là Dubai ra muộn hơn VN 1 năm, nhưng UAE lại được xếp vào Chỉ số MSCI Emerging Market, là chỉ số thị trường nổi theo dõi hiệu suất của thị trường chứng khoán của 22 nước nước đang phát triển khá như: Brazil, Chile, Colombia, Cộng hòa Séc , Ai Cập, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ , Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico , Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Nga, Nam Phi, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và United Arab Emirates -- UAE.

Đối với VN thì không được vậy nhưng hay mơ chuyệh rồ dại như hứa hẹn của quan chức chóp bu nào là TP.HCM phải là trung tâm tài chính và chứng khoán lớn như Thượng Hải, Singapore, trong khi Hà Nội thì muốn đến năm 2030 thì sẽ thay thế trung tâm tài chính và thị trường chứng khoán Hồng Kông, mặc dù lãnh đạo Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung là một ông tướng Công an không có chuyên môn gì về kinh tế, tài chính, chứng khoán ngay cả trong nước VN thôi nhưng lại nói chuyện vĩ mô tài chính tầm vóc quốc tế,...

VN hiện nay thì hết còn chu kỳ để dư tiền mà đầu tư, vì mức nợ công theo GDP đi từ chính thức đã lên đến 62,2% (năm 2015), nếu tính nợ cả các doanh nghiệp quốc doanh dò nhà nước bảo lãnh thì nó đã vượt 100% của GDP rồi, nền kinh tế sau này hết được tài trợ vốn vay ODA thì cũng rất khó còn khí cụ đầu tư để vay thêm, và chỉ còn đi về hướng trả nợ và trả lãi thậm chí là có thể gặp khủng hoảng kinh tế dẫn đến GDP sút giảm,...Về xây cất đường xá hạ tầng giao thông thì VN có chi phí đắt gấp 4 lần UAE thì ta tự hỏi học thiên hạ cái gì, khi mà cái gì xây cất làm nền móng cho đầu tư thì đội vốn gấp nhiều lần nước khác.

Đối với VN mà nói, quốc gia này đang bị mắc kẹt ở Chỉ số Frontier Markets, nó theo dõi thị trường chứng khoán của nước kém cỏi nhất thế giới về thị trường vốn và rủi ro nhất về tính đầu cơ và cổ phiếu vốn hóa ảo nhiều biến động như các nước Argentina, Bahrain, Bangladesh, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Sri Lanka, Ukraine, Tunisia, Việt Nam,...thì đến bao giờ mơ đến Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore, Dubai,... được.

(*) Tỷ giá hối đoái có bảo hiểm kinh điển US Dollar / Emirati Dirham một đổi một theo tỷ lệ 1 $ = 3,67 AED, mà nghiệp vụ phân tích tài chính hầu hết tất cả các chuyên gia tài chính và ngân hàng nhà nước VN hoàn toàn không hiểu nó khi diễn giải rất mơ hồ thì thử hỏi làm sao mà bắt chước được UAE có tiểu vương quốc Dubai giàu có này. VN nếu biết tính toán có tham vọng thì có thể trở thành cường quốc trung chuyển hàng hóa trung gian về đường biển rất tiềm năng, có lẽ nó đã bị mấy cái dự án thép chiếm hết chỗ rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét