Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

NỀN KINH TẾ VN ĐÃ CHẠY HẾT CÔNG SUẤT 'XUẤT NHẬP KHẨU'

👀 Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Trong hành động mới đây, Bộ Công thương VN lạc quan “Xuất khẩu có thể chạm ngưỡng 210 tỷ USD trong 2017”. Họ lệch lạc tuyên bố gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU nhiều hơn kỳ vọng.

Đó là tôi trả lời nhanh gọn là nền kinh tế VN hiện nay đang đối mặt nhiều sự rủi ro đổ vỡ, bởi lẽ nền kinh tế VN đã tăng hết công suất cột chặt đầu máy vào xuất khẩu gần như vượt tổng sản lượng GDP kinh tế của họ là rất nghiêm trọng, vì xuất khẩu lớn như vậy mà vẫn không khá lên được là rất nguy hiểm và còn tạo ra nợ công quá cao.

Tôi thì nghi ngơ chiêu trò PR này, thực tế hàng hóa của VN xuất khẩu vào EU đang bị siết lại, thậm chí là sau việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức thì VN đã bị Văn phòng Thống kê châu Âu (Eurostat); Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis),…thì họ đã không nhắc gì về VN nữa, thậm chí cái Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam –EU (EVFTA) có lúc bị xóa tên khỏi lịch trình đàm phán mà Đức, EU họ đưa cái tên khác của một số nước Đông Nam Á cũng đã và đang đàm phán trong quá khứ và hiện tại thế vào đó. Trước đây VN chưa gây ra sự cố bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức thì VN có thể sẽ là đối tác ngang hàng với Singapore về quy chế bán buôn với Âu châu, nhưng nay thì người ta lấy làm tiếc cho cánh ứng xử của phía VN, có lẽ lại do cái bà gì đó ham đốt củi tươi củi khô để cố lấy điểm trước đại hội của đảng cộng sản tổ chức vừa qua thôi. Đúng lú lẫn quá mức gây tổn hại cho VN quá lớn.

Trở lại bối cảnh hồ sơ rát rủi ro về kinh tế, đó là khả năng xuất khẩu của VN có thể đạt 210 tỷ USD trong 2017, tức gần như bằng 100% tổng sản lượng GDP kinh tế của VN, thì trong lịch sử phát triển của các nền kinh tế đang phát triển như từ “Mèo biến thành Hổ” của các nước Á châu xưa kia thì VN nếu nói con số đó là 210 tỷ $ xuất khẩu cho năm tài khóa 2017 (lớn hơn Tổng sản phẩm GDP quốc nội 203 tỷ $ của VN năm 2016) thì đây là kỷ lục vĩ đại nhất mà những nước kia chưa thể làm được. Nếu tính luôn nhập khẩu của VN thường lớn hơn xuất khẩu thì con số này với con số GDP (PPP) của VN đạt được 595,5 tỷ $ mà VN đạt được năm 2016 thì tổng xuất nhập khẩu của VN gần như cũng bằng đó con số ấy thì quả là kỳ tích vĩ đại. Nếu ta nghiệm ra GDP dùng cho tiêu dùng hay các dịch vụ trong nước của VN cộng vào đó nữa thì VN đang sản xuất dư thừa lớn nhất thế giới nếu tính theo kích thước GDP chuẩn đo theo tỷ lệ nợ, như là cái GDP của VN đạt được 203 tủ $ năm 2016).

Ôi thôi, tôi là phép đo kiểm kê dễ thấy nhất là các em học sinh học lớp lá chưa học kinh tế cũng dễ hiểu, đó là thực chất cái ngoại thương xuất khẩu ấy của VN nó đại diện cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất ở xuất khẩu giúp (cái này ai cũng thấy ra cả, vì nó là khía niệm định nghĩa kinh tế). Tuy nhiên thực chất mà nói là thuần về kinh tế, rõ ràng các quốc gia càng xuất khẩu nhiều, thì càng có nhiều lợi thế cạnh tranh, và năng lực cạnh tranh cao độ. Đó là về lý thuyết là với điều kiện các mặt hàng xuất khẩu ấy phải chủ yếu do chính doanh nghiệp quốc gia đó tự làm ra, tức là mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ nội địa hóa cao. Thực tế thì VN thì ngược lại là quốc gia này càng xuất khẩu nhiều, thì lại càng giảm lợi thế cạnh tranh bấy nhiêu, tỷ lệ nội địa cũng càng thấp bấy nhiêu, đó là rất đáng ngại, nên không vì thế mà tự hào là xuất khẩu của VN không thôi đạt mức vượt cả cái GDP của năm 2016 là xuất khẩu lên tới 210 tỷ $.

Điều dễ thấy ra là khi VN xuất khẩu lớn như vậy so với GDP của họ thì tất nhiên những nước nhập khẩu mua hàng VN sẽ trả cho VN rất nhiều ngoại tệ, điều đó làm tăng khối dự trữ ngoại hối của VN phải tăng mạnh, và đồng nội tệ được kiểm soát ổn định và có giá trị, nhưng thực tế lại ngược lại là VN càng xuất khẩu nhiều thì đồng nội tệ càng bị héo úa là mất giá và gánh nợ công lại càng tăng lên. Có lẽ để xuất khẩu hay tạo ra 1 đồng cho GDP thì VN chắc là phải đi vay hay in ra 6 hay 7 đồng bơm vào để sản xuất ra cái GDP kia nên vì thế nợ nần cứ tăng mà không giảm, đó là chuyện quái đản.

Để đơn giản dễ hiểu ta lấy thí dụ nền kinh tế Đức rất nổ tiếng về năng lực cạnh tranh và xuất khẩu lớn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế năm 2016 là 3.466,76 tỷ $. Trong khi GDP (PPP) là 4.028 tỷ $ (WB, Eurostat khống kê) thì năm 2016 thì nền kinh tế Đức chỉ xuất khẩu được 1.204 tỷ EUR thôi. Trong khi Đức nhập khẩu hàng hóa của thế giới là chỉ khoảng 955 tỷ EUR, tức mình tổng kết lại thì nền kinh tế Đức năm 2016 đạt thặng dư thương mại 249 tỷ EUR. Đó gọi là cường quốc xuất khẩu có phẩm chất. Dù rằng tộng cộng xuất khẩu và nhập khẩu cộng lại thì chưa thể vượt được cái GDP là 3.466,76 tỷ $ kia (VN thì hơn mấy trăm phần trăm của GDP của tổng xuất nhập khẩu thì quả là vĩ đại). Có lẽ tôi đổi lại tên gọi là là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” thành “nền kinh tế thị trường định hướng xuất khẩu XHCN”. Vì người ta đề ra mục tiêu xuất khẩu bằng mọi giá để đạt con số đề ra.

Tôi thì cảnh báo và cảnh cáo là nền kinh tế VN đang ẩn chứa quá nhiều rủi ro dễ vỡ là lệ thuocji quá mức vào xuất khẩu và tạo ra GDP đi từ đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư FDI không có chọn lọc là hễ thấy dự án đầu tư nào mang cái bóng “tỷ USD” là nổi lòng tham ký kết đầu tư bừa bãi. Kết cục nền kinh tế VN về dài sẽ suy kiệt tài nguyên, suy thoái đủ thứ là điều không tránh khỏi. Hơn nữa rủi ro về chính trị hay nạn bảo hộ thương mại đang trỗi dậy rất cao là bất kể khi nào các nước hạn chế hay dựng hàng rào thuế cao nhắm đánh vào hàng hóa xuất khẩu VN thì nền kinh tế này chìm xuống vực là rơi vào khủng hoảng vì xuất khẩu dư thừa, hay đổ nợ. Trong khi thị trường tiêu dùng trong nước quá yếu là sức mua của người dân quá thấp sẽ không thể nâng đỡ cho nền kinh tế khi xuất khẩu ra bên ngoài đột ngột co cụm yếu đi thì rất dễ gây ra khủng hoảng kinh tế.

Bởi lẽ hãy nhớ rằng, nền kinh tế to lớn nhất thế giới là Mỹ thì trong năm 2016 thì tổng xuất nhập khẩu của ngoại thương cộng lại chỉ đạt con số chưa tới 5.000 tỷ $, thực chất chỉ đạt 4,9 ngàn tủ $ thôi, nếu so với cái GDP của năm 2016 mà Mỹ tạo ra là 18.569,10 tỷ $ thì nó cho thấy xuất khẩu của Mỹ thì chẳng bao nhiêu, đó là Mỹ xuất khẩu khoảng 2,2 ngàn tỷ $ hàng hóa của thế giới (khoảng 1% doanh nghiệp Mỹ tham ra xuất khẩu thôi), và nhập khẩu hàng hóa của thế giới chỉ khoảng 2,7 ngàn tỷ $. Tức là nền kinh tế Mỹ dựa vào sức nâng đỡ của tiêu dùng hay chi tiêu của người dân Mỹ là chính nên vì thế ta hay thấy Mỹ hay đe dọa cấm vận nước khác. Mặc dầu Mỹ xuất khẩu thấp hơn GDP rất nhiều là chỉ chiếm trung bình khoảng 13% so với GDP thôi (VN là 100% so với GDP), nhưng Mỹ lại là quốc gia có năng lực xuất khấu lớn thứ 2 trên thế giới là chỉ xếp sau TQ nếu tính theo giá trị hàng hóa xuất khẩu là không tính theo tỷ lệ GDP. Mỹ cũng cường quốc nhập khẩu xếp thứ 2 trên thế giới là chỉ xếp sau khối kinh tế EU thôi. Thực tế Mỹ vẫn là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất của thế giới.

Thậm chí là ngay cả nền kinh tế Trung Quốc họ cũng chỉ nhập khẩu hàng hóa của thế giới năm 2016 chỉ khoảng 1,4 nghìn tỷ USD, hoặc tính các hóa đơn khác thì cũng chỉ cỡ 1,5 ngàn tỷ $ thôi, trong khi xuất khẩu của TQ thì lớn nhất thế giới là cũng chỉ vào khoảng 2,93 ngàn tỷ $ thôi. Nếu cộng lại so với cái GDP hơn 11 ngàn tỷ $ của TQ thì ta thấy VN là nền kinh tế “định hướng xuất khẩu” thì quả là hợp lý. Thậm chí sau cái APEC này thì chỉ tiêu đề ra xuất khẩu của VN có lẽ vượt cả 150% với với tỷ lệ GDP thì rất đáng ngại.

(*) Mỹ hiện nay chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của VN, nhưng lại là đối tác nhập khẩu hàng hóa của VN xếp số 1 là khó ai có thể thay thế được trong vài năm tới. Cho nên một số kẻ theo phe baỏ thủ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng chưa thấy ra điều này, hoặc có vẻ họ chưa khi nào đọc báo cáo kinh tế và thương mại của Mỹ-Việt Nam, hoặc họ không hiểu được vấn đề quy chế thương mại này. Đó là những người chưa khi nào ra ngoài đời lao động sản xuất cho kinh tế hay đóng góp cho xã hội. Vì con số VN đạt thăng dư thương mại mà VN có được với Mỹ từ năm 2014-2015-2016 và cộng thêm 9 tháng của năm 2017 thì lên tới con số 117 tỷ $. Số tiền lớn khủng khiếp này nó tạo ra rất lớn cho nhiều triệu lao động VN cũng như các công ty nước ngoài đầu tư vào VN được hưởng nhờ ưu đãi thuế quan thấp mà Mỹ dành cho VN, kể cả Mỹ dành quý chế tối huệ quốc cho VN trong thương mại. Cho nên những kẻ mơ ngủ về chủ nghĩa Mác-Lênin hay đòi quản lý Google, Facebook phải đặt máy chủ ở VN thì họ cần xem lại mấy con số lắt nhắt lời lãi của Google, FB chỉ là muối bỏ biển thôi. Nếu Mỹ nâng thuế xuất nhắm đánh vào VN thì một số công ty như Samsung họ sẽ dời bỏ VN là chạy qua Indonesia hay Ấn Độ để hưởng quy chế xuất xứ thương mại mà thuế suất ở đó mà Mỹ áp thuế rẻ thì nền kinh tế VN sụp vỡ ngay. Bởi bất cứ sự co thắt nào trong việc xuất khẩu yếu đi thì mọi thứ rất nguy kịch, các nhà tư vấn và tổ tư vấn kinh tế của chính phủ VN họ cần nhìn ra vấn đề nguy ngập này. Một nền kinh tế thiếu bền vững và thiếu ổn định đó là sức tiêu dùng của người dân quá yếu. VN là quốc gia có dân số đông, tiêu dùng trong nước rất lớn, nhưng không tận dụng được ưu thế này thì chiến lược phát triển kinh tế của VN sẽ trả giá rất đắt.

Phương Thơ Morgan Stanley

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét