Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

NGÀNH DU LỊCH TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỒNG TIỀN CỦA MỘT QUỐC GIA

👀  26 tháng 03 năm 2017

Đầu năm tôi phân tích chủ đề về ngành du lịch VN đang mơ mộng hướng tới là ngành nghề dịch vụ mũi nhọn trong tương lai.

Trước đây tôi hay phân tích đến ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái do lĩnh vực ngành du lịch tác động vào mà ít ai chú ý nghiệp vụ đầu tư khá chuyên môn này thay vì người cứ cắm đầu vào mớ lý thuyết giáo trình kinh tế tài chính cũ nát lạc hậu mấy chục năm trước. Đó là ta cần chú là tỷ giá ngoại tệ nó sẽ lan truyền tia chớp như ánh sáng đó là nhân tố "người đặc biệt" là khách du lịch. Cụ thể, kinh nghiệm với VN, nếu khách du lịch ngoại quốc đi du lịch đến VN vào tháng 12- 2003 thì đồng bạc VND chốt ở mức 15.002 VND mua được 1 USD. Bây giờ khách du lịch đấy sau 14 năm khách du lịch đó quay lại VN và đổi ngoại tệ tỷ giá 22.619,32 VND mua được 1 USD. Khách du lich nói, đồng bạc VND đã trượt giá trong hơn 14 năm qua quá lớn và họ ít dám tích trữ đồng bạc VND đó để lần sau họ quay lại VN lần nữa. Ngược lại nếu khách du lịch đó sau 14 họ quay lại VN đi du lịch hay đầu tư, họ thấy rằng họ mang đồng USD đổi ra đơn vị tiền tệ vẫn giao động ở mức 15.000,00 VND, hay 14.000.00 VND hoặc tệ lắm là 16.000,00 VND mua được 1 $ thì du khách hay nhà đầu tư nước ngoài đó tin tưởng và họ sẽ bán USD để lấy đơn vị tiền tệ của họ cho việc sử dụng nhiều mục đích như mua sắm, đầu tư,...

Cho nên tỷ giá hối đoái nó còn tác động và ảnh hưởng rất lớn lao bởi ngành dịch vụ và du lịch. Một đất nước có ngành du lịch tương đối hấp dẫn khách du lịch, khách du lịch họ sẽ đến đất nước đó và mang theo ngoại tệ, chủ yếu là đồng USD, đồng EUR, Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP),...họ sẽ đổi ra đồng nội tệ hoặc thanh toán hóa đơn bằng đồng nội tệ đó và trả ra đồng $, EUR, JPY,... việc này khiến cho du khách tích trữ đồng nội tệ quốc gia đó, dẫn đến đồng nội tệ quốc gia ấy "có giá trị" và sẽ tăng giá so với đồng USD, EUR,... chẳng hạn. Cụ thể, ta thấy ngoài đồng Bảng Anh (GBP), còn có đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar Singapore (SGD), đồng,...những nước này có ngành du lịch rất mạnh, và biến động tỷ giá là không đáng kể, chủ yếu đồng bạc các quốc gia này luôn tăng giá so với đồng USD trước đây như đã thấy vì người ta tích trữ đồng bạc quốc gia này không hẳn vì nó được lưu hành rộng như đồng USD. Ví dụ gần hơn, đó là đồng Thai Baht (THB), dù quốc gia này luon bất ổn về chính trị lẫn kinh tế do phe phái quân đội và dân sự lật đổ nhau và thay phiên nhau cầm quyền, nhưng đồng THB thái không vì thế mà sụt giá tan tành.

Điều này nó giống như nghiệp vụ đầu cơ/đầu tư mà tôi hay nói nhiều lần. Đó là bởi vì các nhà đầu cơ, họ có thể gây ảnh hưởng đến cả cung và cầu về một đồng tiền của một quốc gia, họ có thể tác động ảnh hưởng đến trị giá đồng tiền quốc gia đó và nó tùy thuộc vào những gì nhà đầu tư nghĩ rằng đồng tiền có giá trị, họ sẽ mua vào đồng tiền đó làm dự trữ cho thanh toán với quốc gia đó, hoặc đi di lịch. Dù rằng về lý thuyết tài chính, một đồng tiền có giá hay mất giá, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả lãi suất của ngân hàng trung ương, mức nợ của nước này, và sức mạnh của nền kinh tế. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, vì nghiệp vụ đầu tư và đầu cơ nó có thể phá vỡ quy tắc các lý thuyết tài chính này, vì nó có thể tác động rất lớn vào tỷ giá hối đoái.

Đối với VN, hiện nay Bộ Chính trị quốc gia này có vẻ vực dậy ngành du lịch bị đánh mất của họ để nâng lên tầng cao hơn thì tôi thật mỉa mai, đó là làm sao mà hấp dẫn khách du lịch song hành cùng lúc khi gia tăng đầu tư bẩn vào sắt thép, vượt cả sản lượng thép thô của hai quốc gia có sở hữu các mỏ quặng sắt thép lớn nhất thế giới là Úc, Brasil,...di tích cổ kính thì tàn phá sạch, nạn ô nhiễm môi trường được quốc tế cảnh báo là ô nhiễm nặng, sản phẩm tiêu dùng trong nước thì yếu kém thì làm sao mà hút khách du lịch được như Thailand được. Chỉ có thể làm được việc này thì Bộ Chính trị VN nên chú ý Bộ Công thương này, họ đang thao túng quá mức về các dự án đầu tư thời vụ và lợi ích nhóm thì may ra mới chỉnh đốn được ngành du lịch có giá mà Thailand năm 2016 thu vét được từ ngành du lịch và dịch vụ ăn theo lên đến 70 tỷ $, đủ để mua hết các sắt thép VN sản xuất ra mấy năm mà dùng không hết mà không cần lãng phí tài nguyên cảng biển mặt đất chiếm dụng quá lớn và lãng phí khi quốc gia này quá chật và quá nhỏ lại chứa chấp toàn những dự án kém sinh lời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét