Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng, báo chí quốc doanh do nhà nước kiểm soát và kiểm duyệt đã cả nhiều tháng hay cả năm nay ca ngợi nữ tỷ phú đôla Nguyễn Thị Phương Thảo giàu có bậc nhất Á châu được biết qua CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, là làm thế nào Vietjet Air kiếm đâu ra tiền mua mấy trăm máy bay thương mại của Boeing, Airbus Group SE trị giá hợp đồng nhiều chục tỷ $ như vậy? Về hồ sơ cổ phiếu của Boeing (NYSE: BA) bạn đọc xem ở đây: http://stockcharts.com/h-sc/ui?s=BA, phần hồ sơ thuyết minh đầy đủ (tiếng Anh do chính người Mỹ viết và trình bày) thì bạn đọc xem ở đây, nó cung cấp đầy đủ về Boeing: http://secfilings.nasdaq.com/edgar_conv_html%2f2017%2f02%2f…
Ôi thôi trước hết tôi trả lời rằng, người ta hay hồ đồ mà nhầm lẫn tai hại, bởi vì VietJet Air trước đây thuộc sở hữu của Sovico Holdings, HDBank, các nhà đầu tư lắt nhắt khác, vốn liếng không bao nhiêu cả. Việc trước đây tôi có giải thích là tôi hay nói đó là hầu hết các doanh nghiệp VN hay phô diễn vốn liếng ảo giác so với lợi tức thu nhập đồng lương và sản lượng GDP kinh tế của họ. Thí dụ trước đây tôi phân tích việc VietJet ký hợp đồng với công tay công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ là Boeing (NYSE: BA) để mua để mua 100 chiếc máy bay thương mại của Boeing với trị giá 11,3 tỷ $ khi ông Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm VN.
Kinh nghiệm trước đó là cả ba hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet và Jestar cũng ký hợp đồng mua máy bay thương mại Airbus của công ty hàng không vũ trụ Âu châu là Airbus Group SE (EPA: AIR) với trị giá nhiều tỷ $, chỉ riêng số tiền đó thôi đã đẩy giá trị vượt cả vốn hóa thị trường của công ty mẹ United Continental Holdings (NYSE: UAL) chủ sở hữu hãng hàng không United Airlines sau sự cố một bác sĩ tên là David Dao (người VN). Tức là với số tiền mà VietJet Air lớn hơn cả vốn hóa thị trường của United Continental Holdings vào năm 2014, hay lớn hơn tổng vốn hóa thị trường của hãng hàng không có trụ sở tại SeaTac, Washington là Alaska Air Group (NYSE: ALK) hiện tại chỉ có 10,7 tỷ $,…có mạng lưới đường bay khá nhiều và dày đặc, vậy mà cũng thua cả vốn liếng mà Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo “bỏ tiền ra chồng một lần để mua 100 máy bay thương mại hiện đại của Boeing”.
Tôi thì mỉa mai đầy hài hước là làm sao mà có tiền để mua nổi một số lượng lớn máy bay như vậy, đó là cái kho dự trữ ngoại hối của VN có vét ra hết hiện có cũng chả đủ tiền mà mua? Ngay cả hãng hàng không giá rẻ lớn nhất thế giới có thành tích kinh nghiệm cả nửa thế kỷ nay là Southwest Airlines (NYSE: LUV) cũng chỉ là hạng cò con,….có lẽ chỉ có hãng hàng không Qatar Airways, hay các hãng hàng không của Saudia, Kuwait Airways là bỉ hẳn tiền ra mua một lúc 80-180 chiếc máy bay Boeing trước đây, tức là chơi sộp chồng tiền một lần.
Doanh nghiệp VN thì hay có bệnh thành tích hay giấu nhẹm và ém nhẹm của quan chức với giới chức điều hành các doanh nghiệp quốc doanh kể cả doanh nghiệp giả hiệu nửa bán tư nửa quốc doanh hàng không VN này. Họ cứ nghĩ là phô diễn tài sản khủng như vậy để qua mắt người khác chứ mấy cái nghiệp vụ này thì tôi còn đang đầu tư vào cổ phiếu hai hãng sản xuất máy bay Boeing này thì tôi hiểu rõ cái trò này.
Việc Vietjet Air, hay cả hai hãng hàng không Vietnam Airlines, và Jestar thông báo “mua hàng trăm máy bay thương mại của Boeing, Airbus Group SE”, thực chất là “thuê”. Cụm từ “thuê” ở đây nó còn tệ hơn là người ta “thuê rồi kiếm lời”, mà thuê ở đây là thực chất vừa thuê và mua, dù rằng nó không hẳn là xấu, vì có khá nhiều hãng hàng không các nước thiếu tiền nhưng có tiềm năng bay thì họ cũng được Boeing, Airbus cho thuê và mua kiểu này, nhưng đừng có mập mờ kiểu đánh đu thị trường như vậy nó không phải là cách hay.
Đó là như tôi nói trước đây là thực tế phía Boeing, Airbus họ sẽ cung cấp tạm thời cho phía các hãng hàng không VN (được bảo lãnh của chính phủ VN) để ký kết mà Vietjet mua máy bay của Boeing, và việc sẽ United Technologies sẽ cung các động cơ máy bay cho phía VN theo yêu cầu. United Technologies là nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ cao ở nhiều lĩnh vực, như động cơ máy bay, tế bào nhiên liệu,... trong lĩnh vực hàng không dân sự lẫn quân sự. United Technologies cũng là một nhà thầu quân sự rất có tiếng, và cũng là nhà sản xuất các hệ thống tên lửa và máy bay quân sự. Đó là thực tế Vietjet hay các hãng hàng không khác của VN như Airlines, và Jestar chỉ là được cung ứng thuê cuốn gói và sở hữu đến một thời gian nào đó vừa bay vừa khai thác và trả tiền cho Boeing thì phía VN được sở hữu luôn, nó được bảo lãnh sự rủi ro từ phía Boeing và cả phía chính phủ VN chứ làm gì mà có tiền đến chục tỷ $ mua máy bay như nước giàu sụ Saudi Arabia chung tiền một lượt mua đứt cả trăm máy bay thương mại, khiến giá cổ phiếu của Boeing tăng vọt lên trời chỉ trong 1 tuần như xưa kia.
Nó cũng giải thích phần nào khi Vietjet Air thông báo mua 100 chiếc máy bay thương mại của Boeing thì giá cổ phiếu của Boeing vẫn cắm đầu sụt giá rơi thảm hại theo lịch trình là cổ phiếu đang vô cùng độc hại vì đang hình thành mô hình tam giác giảm giá ngắn hạn chứ Vietjet dù có thông bao ký hợp đồng mua 1.000 máy bay vào thời điểm đó thì giá cổ phiếu của Boeing nó vẫn sụt gia theo lịch trình của nó, vì chẳng có nhà đầu tư nào có kiên nhẫn để đợi sự vừa mua vừa thuê vừa khai thác cả chục năm dài dai dẳng, thậm chí nếu Vietjet Air gặp sự cố thua lỗ hay thiếu vốn khi trả tiền thuê thì Boeing sẽ vẫn có thể ngưng cung cấp máy bay cho Vietjet Air,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét