Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

LÃI SUẤT ÂM TẠI VN VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN

Trước đây, ít ai chú ý là Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB), nó được hiểu nhiều thứ tiếng mà nói theo tiếng Pháp là Banque Nationale Suisse họ đột ngột cắt hạ lãi suất âm tiêu cực bằng đồng franc Thụy Sĩ (CHF) dưới mức âm tiêu cực rất khó hiểu cho lĩnh vực rất chuyên môn này của Thụy Sĩ, đó là vào ngày 18/12/2014 – SNB tung ra biện pháp cắt hạ lãi suất về mức âm tiêu cực -0,5% khi mà họ trước đó vẫn duy trì lãi suất bằng đồng CHF này ở mức 0,125% vào tháng 3/2011, và hiện nay SNB duy trì giá cước lãi suất này ở mức cực kỳ âm tiêu cực là 0,750%. Thực tế lãi suất đó không có gì lạ cả, bởi vì trước đây trong năm 2013 thì lĩa suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR niêm yết bằng đồng CHF này nó đã rơi xuống số âm tiệu cực khi đó tính cho trung bình thì có đến 4 kỳ hạn rơi xuống số âm là kỳ hạn qua đêm, kỳ hạn 1 và 2 tuần, kỳ hạn 1 tháng. Các kỳ hạn còn lại ở số dương là từ 2-12 tháng, Thực tế có lúc có cả kỳ hạn 2 tháng rơi xuống số âm rất khó hiểu.

Hãy nhớ rằng các mức lãi suất khác của Denmark, Thụy Điển cũng vậy, họ cắt hạ lãi suất âm cũng rất mạnh như Đan mạch, khi Ngân hàng Trung ương Đan Mạch còn được gọi là Ngân hàng quốc gia Danmarks Nationalbanken họ cũng từng duy trì mức giá cước niêm yết đồng Danish Krone (DKK) ở mức âm tiêu cực -0,75% vào tháng 2/2015. Trong khi Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, đó là ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới gọi là Sveriges Riksbank họ duy trì mức lãi suất âm bằng đồng Swedish Krona (SEK) ở mức âm -0,10% vào cuối tháng 12/2015 khi thả nổi lãi suất này 0% từ ngày 28/10/2014, bây giờ họ đang duy trì lãi suất này ở ở mức -0,50% từ ngày 11/12/2016 cho tới nay, kế đến là ECB họ cũng cắt hại lãi suất đồng EUR xuống số âm, rồi BoJ họ đột ngột cắt hạ lãi suất đồng JPY rơi xuống số âm vào -0,10% vào tháng 1/2016, và hầu hết tất cả các giá cước lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng niêm yết bằng đồng JPY, EUR,…và các đồng tiền có mức lãi suất âm đều trôi vào số âm tiêu cực.
Đó là điều khó hiểu, và càng khó hiểu hơn khi Thụy Sĩ và Đan Mạch cũng tuyên bổ thả neo tỷ giá hối đoái đồng bạc của họ là tách khỏi đồng EUR,…

Nói chung là rất khó hiểu về khí cụ đầu tư tài chính này khiến tại VN người ta bắt đầu mới biết nó, nhiều nhà kinh tế học (có lẽ là dư luận viên), và nhất là ông cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì nhân cơ hội đó tung hết chuyên gia tài chính của họ để lý luận rằng nước khác gửi tiền còn trả thêm phí thì ở VN thì NHNN VN bắt chước hạ lãi suất đồng USD về mức 0% là khả quan hơn hơn các nước kia mà lẽ ra cần phải tính phí là hạ lãi suất âm. Đó là nhiều chuyên gia lý luận vì kinh tế khó khăn, hoặc thế giới dư thừa đồng USD nên phải tính phí giữ hộ chứ không phải trả phí, họ rất ít khi nào nói đến việc lãi suất âm đó là niêm yết đồng tiền nào?
Quan trọng là chả có ai trong số đó họ phân tích lý giải về lãi suất âm đó của các nước. Vẫn chủ yếu lý luận theo kiểu mị dân là lừa được ai thì lừa.

Đó là ta cần phân biệt, các ngân hàng trung ương các nước kể trên họ chỉ hạ lãi suất âm bằng đồng nội tệ của họ, nó chủ yếu được thiết kế là khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay nhiều hơn, khuyến khích đầu tư và tăng chi tiêu của người tiêu dùng chứ họ cũng chẳng mong muốn lấy lệ phí là bắt thân chủ ký thác trả phí để cất giữ tài sản an toàn ở két tiền của ngân hàng. Vì thực tế nhiều ngân hàng họ sợ mất khách nên cũng tự trả phí bù cho một số khách hàng quen thuộc của họ, chứ họ không tham lam như cái NHNN VN bắt người dân gửi USD không tính lãi mà còn dự kiến bắt người dân ký thác phải trả thêm phí và thậm chí là khi rút tiền ra bằng ngoại tệ phải lấy tiền VND thì đúng là quá đáng. May mà họ không dám tung ra biện pháp này.

Thực tế tác động hạ lãi suất âm là chưa thể chắc chắn là nó có công hiệu dài hạn, và chưa cho thấy chứng cứ nào là có hiệu quả hay không có hiệu quả, đó là người ta còn đưa ra nhiều giả thiết, như lãi suất âm là công cụ chống giảm phát. Hoặc giả thuyết người ta hạ lãi suất âm để khiến giới ký thác và giới đầu tư bán các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ đó khiến cho đơn vị tiền tệ đó giảm giá để tài trợ xuất khẩu mà không cần phải bung ngoại tệ mua trái phiếu kho bạc Mỹ như việc làm hạn chế nguồn cung đồng USD để đồng nội tệ của họ giảm giá so với đồng $ nếu họ xuất khẩu vào thị trường Mỹ chẳng hạn,… và nhiều giả thuyết khác,…
Tuy nhiên đối với lãi suất âm Thụy Sĩ thì tôi đã phân tích nhiều lần về khí cụ đầu tư này chủ yếu đầu tư vào tiền tệ tài chính kiếm lời như mua trái phiếu chẳng hạn,….

Tại VN thì họ làm trò hài kịch cho các nhà phân tích quốc tế lắc đầu mỉa mai rất khinh miệt. Thay vì họ nên nghĩ đến lãi suất của đồng nội tệ của họ là đơn vị tiền tệ VND để điều hành mạch máu thị trường tài chính của họ khi cơ hội giá dầu rơi thấp, lạm phát xuống thấp nhưng họ không làm vậy họ lại đi làm nghiệp phân tích lãi suất âm của của các ngân hàng các nước và thị trường tài chính của thiên hạ. Chả hiểu họ phân tích cái gì khi đầu tư vào lãi suất âm vay đồng JPY thì bị lỗ nặng từ dầu khí cho đến cả cái Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel ở Phi châu bị lỗ nặng nề vì chơi trò “lãi suất của thiên hạ”.
Đầu tư thua lỗ ở bên ngoài thì chạy về nhà ép người dân trả phí bằng lãi suất đồng $ thì đúng là khôi hài khó hiểu.

Bây giờ cơ hội lãi suất thấp có lẽ sắp chấm dứt, và lãi suất trên bình diện toàn cầu có thể tăng lại thì tại VN họ bắt đầu đi trên lửa bởi các khoản vay và các tài sản đầu tư bằng ngoại tệ tăng lên, rồi gói vào đó áp lực lãi suất đồng nội tệ gia tăng rủi ri đủ thứ.

Ôi thôi kết luận của tôi là VN còn may mắn là quốc gia được quốc tế nâng đỡ nhiều mặt là mấy chục năm đi vay lãi tài trợ là lãi nhẹ của thị trường, thời gian trả lãi khá dài, như kể cả vay ODA chứ mà vay chính thức bằng cách phát hành giấy nợ trên thị trường quốc tế có lẽ hệ thống tài chính quốc gia này đã sụp đổ tiwf lâu và sụp đổ trước cả xứ Venezuela, hay Hi Lạp,…

Đối với VN bây giờ GDP rơi xuống thấp, chính phủ và NHNN VN thì manh nha tung ra gói kích thích kinh tế, không hiểu họ đang dự tính kích thích cái gì, đó là họ đang hay nói “gói kích cầu”, vì kích cầu nó còn vế đối trọng nữa là “kích cung”. Có lẽ họ kích cả hai. Nhưng kích cái cái gì nó cũng dẫn đến “kích cái cái ngòi nổ”. Đó là lợi suất trái phiếu và lãi suất ở VN đang treo trên cao thì thì rất khó mà tung ra gói kích thích kinh tế vì phí tổn trả giá thì quá cao và ẩn chứa rủi ro cũng cao. Kích thích kinh tế bằng lợi suất trái phiếu xuống thấp thì còn có hiệu quả giảm phí tổn. Có lẽ VN còn trông cậy vào kỳ vọng APEC tổ chức cuối năm 2017 này để kỳ vọng đầu tư nước ngoài đỡ hộ suy thoái kinh tế chứ bây giờ cái nền kinh tế VN đang như con tàu không có thuyền trưởng lèo lái nó, vì hậu quả trả giá đắt là cái NHNN ngồi chơi xơi nước nhiều năm chỉ nghĩ đến lãi suất 0% hay âm bằng đồng $ chứ không nghĩ đến mạch máu lãi suất đồng nội tệ VND sống còn còn của họ lưu thông trong kinh tế, NHNN nước thì bù nhìn bị cơ quan Ban Kinh tế Trung ương, và bị dưới quyền ông thầy giáo dạy học, là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, là Học viện Tài chính Vương Đình Huệ, nay là Phó Thủ tướng, không có kinh nghiệm thực tế về thị trường tài chính thò bàn tay vào chỉ đạo cả hệ thống tài chính ngân hàng trung ương thì đúng là hơi đi quá xa so với thực lực của mình thì thật mỉa mai là có lẽ làm Phó thủ tướng có nhiều cấp phó quá nên không có việc làm và đi làm cái chuyện ngược thẩm quyền của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét