Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

TÀI SẢN DỰ TRỮ CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trong bài báo khiến người ta giật mình là “Chuyện tiếp quản Ngân hàng quốc gia Việt Nam cộng hòa”: http://tuoitre.vn/…/chuyen-tiep-quan-ngan-hang…/1306197.html

Trước hết tôi ngạc nhiên là là vài con số kinh hoàng đó là ở bài báo này mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiết lộ là khi tiếp quản chính quyền Sài Gòn thì: “Đến thời điểm 30-4-1975, tổng số vàng dự trữ quốc gia của Việt Nam Cộng hòa còn lại gần 22 tấn vàng”, rồi “tổng dự trữ ngoại hối của chính phủ Sài Gòn cũ là 252,2 triệu USD, số dư có 138.798.820 USD do Ngân hàng Quốc gia và 26 ngân hàng thương mại gửi ở nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ và Thụy Sĩ,..”.

Thực tế nhiều nhà phân tích kinh tế của chế độ Sài Gòn từng làm trong bộ máy Ngân hàng trung ương của VNCH thời đó như ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họ tiếp quản là họ chả hiểu gì về nghiệp vụ tài chính ngân hàng là gì cả. Giới phân tích kinh tế người Mỹ cũng nhận định như vậy, nên hậu quả là sau 16 năm sau, tức là tính từ năm 1975-1991 thì dự trữ ngoại hối của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì vào năm 1991, sau cái điểm lật Liên Xô-Nga thì dự trữ ngoại hối của họ chỉ còn 0,01 triệu USD, và vàng thì cũng chả có. Không hiểu nó chảy đi đâu là sau 16 năm họ những không làm ra tiền để tăng dự trữ ngoại hối như các nước. Đó là hậu quả năm 1992-nước Nga vĩ đại chỉ còn dự trữ ngoại hối là 4,5 tỷ $.

Tôi thì nghi ngờ là có lẽ nước Nga đòi nợ VN lên dự trữ ngoại hối của VN mới thấp như vậy, hoặc VN đã bỏ phí một khoảng thời gian 1975-1991 là mù tịt về điều hành kinh tế nên quốc gia không phát triển được cho đến khi 1993 khi chính quyền Tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền, thì Mỹ mới nới lỏng lệch cấm vận và cho phép các nước, và các quỹ thị trường tiền tệ do Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ kiểm soát như WB, IMF cho VN tiếp cận thị trường tiền tệ. Rồi đến năm 1994 -Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam và sau này quốc gia này mới khá lên về kinh tế.

Đó là điều dễ hiểu về quản lý tài chính ngân hàng, và quốc gia này đã tạo ra nhiều đợt giảm giá tài sản của người dân và doanh nghiệp, nói trắng ra là xóa trắng tài sản tích lũy của người dân và doanh nghiệp qua việc đổi tiền nhiều đợt do nạn lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá.

Cụ thể vào từ ngày 15/9/1985 khi mà Nhà nước VN thực hiện đổi tiền lần thứ 6. Nếu tính từ thời gian đó là năm 1985-1990, khi đó tỷ giá chính thức của VN là 1 USD = 15 đồng VN, thì đến năm 1990 là 7.500 đồng VN mới đổi được 1 USD. Rồi sau ấy năm 2003 chính phủ VN thay tiền giấy cotton sang tiền polymer với mệnh giá đầu tiên in ra là 50.000 VND, và 500.000 VND rồi các năm sau đó thì in ra mệnh giá thấp hơn để thay thế dần dần tiền giấy cotton. Ôi thôi giới phân tích thời đó thì giật mình và chế giễu thì họ mới in tiền mệnh giá thấp hơn. Làm sao mà người ta có thể thử nghiệm là in đơn vị tiền mới có mệnh giá như cả trái phiếu chính phủ như vậy được, thay vì in từ mệnh giá nhỏ thấp lên dần cao hơn. Cũng may thời đó VN chưa hội nhập vào thị trường như bât giờ chứ nếu thời đó mà đột ngột sau một đêm tung ra mệnh giá đơn vị tiền tệ đến 500.000 VND thì có lẽ thị trường cổ phiếu và chứng khoán của VN sụt giá tan tành.

Đó là bởi vì với mệnh giá cao đến 500.000 VND vào năm 2003 đó thì nó cũng có thể bằng 1 tháng lương của một người có thu nhập vừa phải và chỉ dăm vài tờ tiền đó thì đủ trả lương cho người có thu nhập khá thì đúng là mệnh giá tiền rất to lớn so với đơn vị tiền tệ các nước xung quanh VN. Vì với mệnh giá đó nó bằng mấy phân vàng giá thời đó, hay to hơn cả tờ trái phiếu chứ chả đùa được. Có nghĩa là cho đến nay quốc tế vẫn đánh giá NHNN VN là tổ chức ngân hàng trung ương kém cỏi nhất thế giới họ cần cải tổ lại để làm sao thu hút bạc mặt ngoại tệ của người dân, nhưng họ bị thất bại là bị mất niềm tin của công chúng ký thác, thay vì quanh năm suốt tháng tự hào suốt gần nửa thế kỷ qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét