Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT QUỐC GIA ĐÓ SẮP SUY THOÁI VỀ NỢ NẦN

Trước đây tôi có hay phân tích mỉa mai là tại VN một số chuyên gia kinh tế của họ hay nhầm lẫn về nợ. Đó là tôi hay nhắc lại.

Trong kinh tế học người ta còn tìm kiếm để đánh giá mức độ nợ của khu vực tư nhân so với GDP là bao nhiêu phần trăm, và gói vào đó là nợ của các hộ gia đình so với GDP cao hay thấp để phân tích rủi ro tiềm ẩn về thị trường tiêu dùng của người dân có khả năng chống đỡ được sự suy yếu bên ngoài như là thị trường xuất khẩu bị co cụm gặp khó khăn do một số nước lãnh đòn suy thoái kinh tế họ ít nhập hàng, hoặc một đợt suy thoái kinh tế để tính toán từng chi tiết để làm sao nền kinh tế chống đỡ được đợt suy thoái mà hạn chế tối đa việc làm giảm giá tài sản của dân chúng bị suy giảm.

Ở Anh quốc từng lãnh đòn khủng hoảng kinh tế năm 2009-2010, đó là khi khu vực nợ của các hộ gia đình tại Anh tăng đến gần 100%, tức là viết chính xác là 99,50% so với GDP trong hết quý thứ 3 của năm 2009. Tại Mỹ thì tỷ lệ nợ này được tích lũy tăng lên mức cao nhất là 95,5% so với GDP trong quý thứ 4 của năm 2007, và sau ấy gây ra khủng hoảng kinh tế.

Đó là sổ nợ nguy hiểm cho các nước phát hành nợ bằng đồng nội tệ của họ và họ có thị trường tiêu dùng trong nước mạnh mẽ. Vì kinh tế của họ thường thúc đẩy bởi sự tiêu dùng chi tiêu của dân chúng nước đó nhiều hơn xuất khẩu. Bởi vì hầu hết các nước này tỷ lệ chi tiêu cho tiêu dùng nội địa trong nước chiếm khá lớn cho tăng trưởng GDP kinh tế của họ. Khi nợ này tăng cao khiến người dân họ tiết kiệm chi tiêu ít mua sắm hay đầu tư dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, ngân hàng mất nợ và vỡ nợ.

Về các khoản nợ khác rất nguy hiểm khi quốc gia đó sắp vỡ nợ là có thị trường cột chặt vào ngoại thương, đơn vị tiền tệ yếu là không có lưu hành rộng rãi trên thị trường tài chính quốc tế, họ đang có các tờ trái phiếu đáo hạn dồn dập niêm yết chủ yếu bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài, gọi là “ngoại tệ”. Đó là khoản nợ nước ngoài, các thị trường tài chính và chủ nợ họ tách ra từ các khoản nợ và họ cập nhật thường xuyên cho giới đầu tư, họ không còn quan tâm tính vào nợ công hay nợ chính phủ so với tỷ lệ GDP nữa. Đó là tôi nhấn mạnh “nợ nước ngoài”, hay “external debt”. Khoản nợ đó họ sẽ tính quốc gia đó nợ bao nhiêu tỷ $, EUR, JPY, hay tính gọn lại là USD (không đo theo tỷ lệ phần trăm của GDP).

Các khoản nợ khác như nợ công (đo bằng phần trăm của tỷ lệ GDP), nợ chính phủ (đo bằng phần trăm của tỷ lệ GDP),… Đây là những khoản nợ bao quát, nhưng vì họ có thể nợ bằng đồng nội tệ trộn lẫn ngoại tệ. Vì nó cần con số GDP thực tế thì người ta mới tính ra nó. Chẳng hạn bình thường một quốc gia đang được đề cập về khoản nợ chính phủ theo phần trăm của GDP. Đó là họ đang đề cập đến khoản nợ tính cho cái GDP năm 2016 (có thể năm 2015 nếu họ ghi chú quốc gia đó chưa cập nhập sổ nợ). Điều đó có nghĩa là họ không thể nói nợ đó tính cho cái GDP của năm 2017. Vì năm 2017 nó có kết thúc đâu mà tính.

Để cập nhật liên tục thì thị trường tài chính và chủ nợ họ tách ra là tính cho cái sổ nợ nước ngoài bao nhiêu tỷ $ đó, để tránh tính chung cho sổ nợ theo GDP. Chẳng hạn như hết quý 1 của năm 2017, sổ nợ của Brazil đang mắc nợ là 679 tỷ $; Nga gần 530 tỷ $. Vì hai quốc gia này đang thường xuyên phải trả lãi lẫn nợ của họ, và nó được cập nhật liên tục từng tháng hay từng quý tùy mức độ các tờ giấy nợ đáo hạn dồn dập hay quốc gia đó phát hành mới trái phiếu để đi vay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét