Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

KHI LÃNH ĐẠO VN THÍCH DÙNG TỪ "ĐỀ XUẤT", "THÍ ĐIỂM"

Trong kinh tế học và thẩm định rủi ro đầu tư thì tôi nhấn mạnh cụm từ “rủi ro” đặt trên hàng đầu, vì khi người ta chưa thể giải thích hay phân tích một dự án để “thẩm định rủi ro” mà vội vàng đề xuất và ký duyệt dự án đầu tư thì ôi thôi y như rằng vài năm sau dự án đầu tư đó thành gánh nặng cho xã hội gánh vác rất tốn kém về tiền bạc, vài cải tạo môi trường.

Trước hết VN có món đặc sản mà quan chức từ cấp thấp cho đến cấp cao hay lạm dụng đó là cụm từ “đề xuất”. Một ông phó thủ tướng hay cao hơn cũng hay lạm dụng cụm tự “đề xuất này”, nhưng lạm dụng nhiều nhất là mấy ông bà cấp bộ trưởng các bộ,…. Đối lập vế bên kia nữa là một cụm từ khóa ăn khách không kém như “thí điểm”,…

Tôi thì hết sức thận trọng phân tích và bình luận mỉa mai hai cụm từ “đề xuất”, và “thí điểm” này, vì nó liên quan đến những dự án đầu tư từ lắt nhắt cho đến dự án vĩ cuồng nhiều tỷ $. Thí dụ ta hay nghe mấy ông bà quan chức VN hay nói như đề xuất lập dự án đầu tư siêu dự án sắt thép Cà Ná, Bộ trưởng Bộ Công Thương với vốn đầu tư lên tới 10,6 tỷ $,…

Hãy nhớ rằng khi mình thành lập dự án đầu tư nào thì ta cần có cụm từ “nghiên cứu đánh giá khả thi dự án”,…đó là ta cần phải tham khảo lập một cơ quan bao gồm các nhà kinh tế thẩm định dự án đó, và cần tới các kỹ sư liên quan đến chuyên môn về dự án đấy, thí dụ nếu là dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên xưa kia chẳng hạn thì ta cần đến sự đánh giá của các kỹ sư để xem công nghệ khai thác đó là gì, ở đâu, nước nào thích hợp, hiệu quả ra sao,…kế đến ta cần đến các luật sư về pháp lý để đánh giá về các luật lệ hồ sơ đó, rồi phải cần tới các kế toán cũng như các công ty kiểm toán để xem hồ sơ dự án đó, rồi kế nữa là chốt hồ sơ trả ngược lại cho các chiến lược gia là các nhà phân tích kinh tế hay thị trường họ thẩm định dự án đó để tính ra lời lỗ và hậu quả được và mất của dự án đó, hay bất kể dự án nào khác,…Tất nhiên một dự án lớn cần có thời gian dài và khả năng đầu tư thu hồi vốn lâu hơn, dự án khai thác đó cũng phải tính “thời gian tương đối dài”,…Đó là ta phải tính đến vế bên kia là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu nhập cho dự án, đường xá vận chuyển và môi sinh ra sao? Sau đó mới kết luận là xây hay không xây dự án đó khi ta tính đến kế toán chi phí vay nợ và khả năng thu hồi vốn vay ở giai đoạn nào để đủ trả cho dự án trả vốn lẫn lời khi dự án đi vào hoạt động khai thác hay sản xuất,…và đệ trình lên thủ tướng hay cơ quan chuyên môn phê duyệt dự án đó.

Còn gọn hơn, thì trong kinh nghiệm, một chiến lược gia phân tích thị trường và giàu kinh nghiệm trong đầu tư thì một dự án gọi là “đề xuất” đó thì chỉ cần câu trả lời đầu tiên của họ là thấy ra rủi ro lời lỗ để mà đầu tư ngay hay hoãn dựu án đó vì họ đã có kinh nghiệm sẵn có rồi,…đó là bản lĩnh của những cá nhân, sau đó hồ sơ mới đưa tới các nhà làm luật, kỹ sư, kế toán họ đánh giá ngược lại và đấu thầu thi hành dự án đó chứ không phải một kẻ mang cái lý luận chính trị cao cấp kiêm tiến sĩ kinh tế nào đó tùy tiện đề xuất là thi hành.

Tuy nhiên, thật bất hạnh, tại VN thì những ông bà quan to chức lớn, họ thường là những kẻ hay đọc sách thành hiền Chủ nghĩa Marx-Lenin, hay lý luận chính trị cao cấp, họ thường ra chỉ thị đề xuất, hay những ông bà bộ trưởng phía dưới, rồi phê duyệt dự án mà khỏi cần biết qua sự phân tích đánh ra rủi ro của các có chuyên môn trong nghề, hậu quả trả giá tan tành những dự án sắt thép độc hại, bauxite ở Tây Nguyên lỗ nặng mà còn phá tài nguyên và bản sắc văn hóa bản địa của dân địa phương,…rồi nhiều dự án “nghìn tỷ” bị lỗ nặng bỏ hoang, nó cũng xuất phát từ cụm từ lấy ngẫu hứng là “đề xuất”, rồi “thí điểm”,… Nguy hại nhất là những ông bà được khoác lên cái áo bất khả xâm phạm là Chủ nghĩa Marx-Lenin, hay lý luận chính trị cao cấp, đó là khi họ đề xuất dự án nào thì người ta thi hành ngay, vì đó có thượng tầng ở trên chỉ định thì sợ gì không làm, kết cục ta thấy mà không cần giải thích vì nó sờ sờ ra trước mắt hàng ngày đấy như các dự án bỏ hoang nghìn tỷ, “những quả đấm thép vina”,…
Ôi thôi, kết luận của tôi bây giờ vẫn thế, tại VN vẫn còn những kẻ hay bám vào cụm từ "đề xuất" này, nghe nó rất vô duyên và tốn kém lãng phí nếu không may những kẻ ưa lạm dụng cụm từ "đề xuất" hay sống trong "phòng máy lạnh" thì đúng là gieo họa cho đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét