Đó là như tôi hay nói trước đây. Trong nghiệp vụ đầu tư cổ phiếu ta hết sức thận trọng, nhất là các cơ quan chủ quản của Ủy ban hối đoái và chứng khoán cần theo dõi. Đó là khi các hãng hàng không IPO, hay mua bán cổ phần, như cổ phiếu thì nên hạn chế và ngăn chặn các ông lớn ngân hàng thương mại tham gia sở hữu cổ phiếu quá lớn của các hãng hàng không.
Đó là tại VN, cả hai ngân hàng Techcombank cùng với Vietcombank sở hữu cổ phiếu Vienam Airlines quá lớn là không hay ho gì về nghiệp vụ đầu tư kiểu này. Về nghiệp vụ đầu tư thì thường là các quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh là họ cấm các ngân hàng thương mại lấy tiền ký thác của công chúng đi đánh bạc đầu tư trên thị trường cổ phiếu, mà chỉ có ngân hàng đầu tư lấy tiền từ cổ phần viên và công chúng thì mới làm nghiệp vụ đầu tư kiểu này chứ chưa nói đến việc đầu tư rủi ro vào vận chuyển hàng không.
Lý do rất đơn giản, khi các ngân hàng thương mại dồn tiền quá nhiều vào cái nghiệp vụ đầu tư cổ phiếu này, đó là bất kể xẩy ra sự cố máy bay rơi, thì thuần về nghiệp vụ đầu tư nếu cổ phiếu Vienam Airlines họ sở hữu hết cổ phiếu dó thì không nói gì, vì họ có thể kiềm chế được giá không rơi khi gặp sự cố.
Tuy nhiên khi hãng hàng không đó mà cũng được sở hữu của các nhà đầu tư công chúng và giới đầu tư nước ngoài thì cơn hoảng loạn họ bán tháo cổ phiếu thì rất nguy ngập, và nó giật sập luôn cả hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia đó rất tốn kém. Bởi vì các ngân hàng này còn đầu tư chồng chéo chằng chịt vào các hệ thống tín dụng trong kinh tế như bất động sản, sắt thép và cho vay thương mại hay đầu tư vào các lĩnh vực khác như công ty tài chính, quỹ đầu tư,... khi gặp sự cố thì cả hệ thống màng nhện này sẽ bị sụt giá và rất nguy hiểm, nó có thể kéo sập luôn cả hệ thống màng nhện đó. Dân chúng thì ưa hốt hoảng ồ ạt kéo tiền về nhà thì rất khó đỡ đòn một sự sụp đổ,.... nó rất độc hại.
Đó là bài học rất tai hại, một số nước đã từng lãnh đòn kiểu này, kể cả tại Mỹ, vụ khủng bố 11/9 xưa kia khiến giá cổ phiếu một số ngân hàng thương mại thuộc hạng trung bình bị sập. Hiện nay, ngay cả Ủy ban chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) cũng rất thận trọng theo dõi hồ sơ này và cấm các ngân hàng thương mại dồn tiền đầu tư vào lĩnh vực hàng không dân dụng. Nước Nga từng lãnh đòn cổ phiếu sụt giá 40% trong phiên giao dịch khi tai nạn máy bay rơi vì giá cổ phiếu các ngân hàng Nga gieo họa kéo sập sang nhiều lĩnh vực đầu tư khác, và Nga phải mất cả trăm tỷ $. TTCK Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng lãnh đòn, khiến nó dội vào hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế. Đồng Lira (TRY) sụt giá tan tành, nền kinh tế suýt gặp khủng hoảng mấy chục năm trước xua kia,...
Cho nên giới chức quản lý chứng khoán VN cần thận trọng, đừng quá liều lĩnh đầu tư kiểu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét