Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

ÔNG TRỌNG KHÔNG HIỂU VỀ " VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG " , VA


👀  Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017


Đó là trong hồ sơ bài báo “Việt - Trung ký kết 12 văn kiện hợp tác”: https://tuoitre.vn/viet-trung-ky-ket-12-van-kien-hop-tac-20171112205853248.htm , và mục ưu tiên thứ nhất đặt trên hàng đầu là:

12 văn kiện được ký kết gồm:

1.  Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".
Và mục:

7 văn bản được trao gồm:

1.Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đảng Cộng sản Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Dẫn nguồn tờ Tuổi Trẻ, có vẻ tờ báo này chặn hết bình luận của người dân và nó cũng được nhanh chóng rút đi cho xuống hàng thứ yếu là không để trên trang nhất nữa).

Có vẻ như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng này hình như không biết thế giới bên ngoài đang xẩy ra chuyện gì về cái gọi việc TQ vẽ ra “New Silk Road”, hay “con đường tơ lụa mới” , hay các khẩu hiệu “Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),…

Dự án vĩ cuồng chưa xây đã và đang xẩy ra mâu thuẫn tranh cãi và thậm chí mâu thuẫn chính trị xung đột quân sự như TQ mâu thuẫn xung đột với Ấn Độ, khiến Ấn Độ tuyên bố đầy mỉa mai TQ là họ sẽ xây một “One belt one road India”. Ấn Độ và Nga cũng chơi trò trì hoãn câu giờ. Thậm chí là Putin chơi xấu TQ khi ngầm giả vờ không biết là cố ý bật đèn xanh cho các chính quyền địa phương tự giải quyết và tư vẫn ngầm là nếu TQ muốn xây và đưa nhân công máy móc của họ làm con đường hạ tầng đi qua thì TQ tự mà bỏ tiền làm lấy, còn nếu đòi các tỉnh địa phương của Nga hay các nước Trung Á góp vốn thì TQ nên rút hết nhân công lao động, vật liệu xây dựng, hay máy móc của họ về TQ mà việc đó giao cho các tỉnh địa phương hay các nước Trung Á gần Nga làm, vì đầu tư hạ tầng mà tự chủ với vốn góp công bằng thì nó sẽ làm tăng GDP và nâng cao mức sống cũng như thu dụng thêm nhân công lao động, miễn rằng đó không phải là của TQ, còn nếu không đáp ứng được thì nó chỉ mãi là cái tên “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21).

TQ quả là tính toán kỹ lưỡng, góp vốn phân nửa mà đòi đưa nhân công máy móc, vật liệu sắt thép xấy dựng bao thầu thì quả nhiên TQ nó lời gấp bội là vừa giải quyết được lượng hàng hóa sắt thép, xi măng dư thừa khổng lồ, vừa giải quyết được việc làm cho dân TQ mà lại vừa bán được nhiều thiết bị máy móc thì quả là tham lam quá mức.

Dự án chưa đi vào thực tế mà Bắc Kinh đã lên danh sách hàng đống công ty của họ tham gia xây cất góp vốn từ máy móc xây dựng công nghiệp, vật liệu xây dựng, cơ khí vận chuyển, sắt thép, đường sắt xe lửa chiếm hầu hết các các hợp đồng mà Bắc Kinh tự tin dành lấy phần ngon, còn phần tiền đầu tư phía bên kia các nước bỏ ra góp vào.

Làm sao mà tham lam tới mức đó, khi mà một đống công ty thép hạng vừa và cò con của TQ cũng ồ ạt đăng ký lấy phần nhằm tự tin cung cấp sắt thép xây dựng cho mọi linh vực hạ tầng của “One belt, one road” này, nó gồm các công ty mà tôi hay liệt kê trước đây: : Xinyu Steel, Nanjing Steel, Guofeng Steel, Jiuquan Steel, CITIC Pacific, Hangzhou Steel, Ruifeng Steel, Hesteel Group, Baosteel Group, Shagang Group, Ansteel Group, Shougang Group, Wuhan Steel Group (Tập đoàn thép Vũ Hán), Shandong Steel Group (Tập đoàn thép Sơn Đông), Maanshan Steel, Tianjin Bohai Steel, Jianlong Group, Benxi Steel, Valin Group, China Steel Corporation (CSC)--một liên doanh giữa thép TQ và Đài Loan, Rizhao Steel, Fangda Steel, Baotou Steel, Jingye Steel, Liuzhou Steel, Anyang Steel, Zongheng Steel, Taiyuan Steel, Jinxi Steel, Sanming Steel, ,...
Trong kinh tế học, việc đầu tư hạ tầng giao thông, cảng biển là miếng bánh để dành nhằm tăng kích hoạt cho kinh tế nếu quốc gia ấy có sẵn nhân lực, tài nguyên, máy móc và tài chính, mà thuần về kinh tế với điều kiện là đầu tư hại tầng ấy cần chuyển giao cho quốc gia ấy bao thầu thực hiện dự án đầu tư hạ tầng với yểm trợ kỹ thuật mục đích của nhà tài trợ thì nó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh, tạo ra việc làm lớn, tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa do quốc gia ấy đầu tư sản xuất ra. Đối với TQ thì họ đòi bao thầu cướp hết miếng bánh ấy mà chỉ góp vốn chút ít là cho vay nặng lãi với 5-6% mà còn đề nghị phía đối tác cũng góp vốn lớn không kém thì quả là chuyện hài vĩ đại của dự án “One belt, one road” (một vành đai, một con đương) thông qua cái Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB có trụ sở tại Bắc Kinh,…mà ông Trương Quang Nghĩa cựu  bộ trưởng giao thông vận tải, một lẻ bất tài vô năng lực nay là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, một nhân vật thân Tàu và phe của Nguyễn Phú Trọng cài vào thì hồ đồ lệch lạc bám đít Tập Cận Bình rằng AIIB sẽ yểm trợ VN về vốn vay để đầu tư hạ tầng giao thông.

Tôi thì thương hại cho đám người não ngắn này, bởi lẽ Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB có trụ sở tại Bắc Kinh, mà thành viên sáng lập chính của AIIB bao gồm TQ, Nga, Brazil và Ấn Độ, với quy tụ 57 thành viên. Nó bao gồm các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Kazakhstan, Ả Rập Saudi, Jordan, Kuwait, Oman, Qatar, Brunei, Azerbaijan, Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Việt Nam, Mông Cổ, Uzbekistan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan, Maldives, New Zealand, Jordan, Tajikistan, Luxembourg, Phần Lan, Thụy Sỹ, Anh, Úc, Áo, Brazil, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thuỵ Điển, Israel, Ba Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha và một số nước khác thì đầy mâu thuẫn, nó không do Bắc Kinh chi phối, và tiền vay lãi thấp không phải tiền chùa, thậm chí nhiều nước còn đổ nợ bởi lãi vay có khi tới 5-7% so với lợi suất (lãi suất chính phủ dài hạn của một số quốc gia phát hành nợ). Nên đừng nghĩ rằng AIIB là tốt đẹp, bởi cái tên của nó là “Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng”.

Trên lý thuyết nếu xét AIIB 100 tỷ USD, cùng với Ngân hàng Phát triển Mới trong khối BRICS - New Development Bank BRICS cũng 100 tỷ USD trước mắt vẫn chưa thể cạnh tranh với ADB của Nhật, IMF, WB, vì mỗi định chế tài chính này có một đặc thù riêng. Trên thế giới còn khá nhiều các ngân hàng quy mô hơn loại ngân hàng AIIB, nó bao gồm Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank - EIB) với 340 tỷ USD; Ngân hàng Phát triển Châu Phi (African Development Bank - AfDB), với 78 quốc gia, với vốn là 108 tỷ USD,...

Nếu đi vào phân tích sơ qua thì chả có gì thay đổi lớn khi AIIB tham gia thị trường. Nó vẫn chủ yếu được dẫn dắt bởi khối kinh tế "BRICS" gồm: Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa) thì trong khối này chỉ có Ấn Độ là khá nhất vì ít lệ thuộc vào Trung Quốc, còn lại thì TQ đang bệnh nhẹ nặng chưa ai đoán hết được. Các nước Nga, Brasil, Nam Phi xem như đã vứt đi vì khủng hoảng kinh tế khi vẽ ra các dự án đầu tư linh tinh không có hiệu quả.

Thứ nữa AIIB có tham vọng quá lớn mà quản trị thì quá nhỏ, và lợi ích chia phần thì quá đông đảo mà phục vụ tham vọng chính trị là chính để gây ảnh hưởng lẫn nhau. Vì các nước tham gia AIIB thì ở nhà họ cũng đã có ngân hàng kiều này rồi nên AIIB đừng tưởng bỏ mà mơ chuyện vĩ cuồng.

Lý do hiện nay TQ lập ra dự án "Con đường Tơ lụa mới" hay, "new Silk Road". Dự án vĩ cuồng này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2049, nó bao gồm một vành đai trên biển và một tuyến đường trên bộ. Thực chất vành đai trên biển là những con đường hàng hải và những hải cảng thương mại do TQ làm cai thầu để tài trợ. Về các tuyến đường bộ, nó bao gồm các đường bộ, đường sắt, xa lộ nối liền miền Tây của TQ với các nước phía Tây của Âu châu, đường đến cảng Gwadar, với chiều dài ước tính đến hơn 11.000 km, với tham vọng làm bá chủ thế giới, nó được nối liền các trung tâm kinh tế lớn của thế giới, với sản lượng GDP có thể chiếm đến gần 67% của nền kinh tế thế giới có số dân chiếm gần hết quả địa cầu lên đến 68% dân số thế giới, để vận chuyển khối lượng hàng hóa cũng như dầu khí chiếm đến 80% trên toàn thế giới thì quả nhiên là chuyện mơ hồ.

Đó là bởi vì về lý thuyết kinh tế và chính trị thì Mỹ là đại cường về biển đảo và có diện tích mặt biển lớn nhất thế giới về đường giao thương trên biển, nếu về diện tích 3 nước cột chặt vào Mỹ là Canada, Mỹ, Úc thì có diện tích đất nước thì chiếm tới 27,6 triệu diện tích đất dai biển cả của thế giới là gần phân nửa quả địa cầu, nếu công các đông minh chiến lược của Mỹ thì chiếm tới 68% diện tích đất đai, biển cả của cả thế thế mà toàn trấn giữ những yết hầu của vận chuyển toàn cầu thì cái đất nước TQ kia bị khép kín ngoài việc tuồn ra Biển Đông chưa thể qua nổi Ấn Độ Dương do Ấn Độ trấn giữ thì làm so mà hoàn thành “con đường tơ lựa” được.

Cái Ngân hàng AIIB chỉ là hạng cò con so với cái Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) của Nhật, bởi vì ADB của Nhật trong tháng 8/2016 họ tung thêm 200 tỷ $ đầu tư vào các khu vực Châu phi và hất cẳng các dự án của TQ ngập nợ và mắc nợ khỏi đây.

Bởi vì các dự án "new Silk Road" của TQ hiện nay đang thất bại tan tành, kể cả cái AIIB đổ nợ và ngập nợ vì các chính quyền các nước giống VN bị nhận quả đắng bẽ bàng khi thiếu hụt tài chính và lãi suất đắt đỏ, dẫn đến nhiều quốc gia phải dừng dự án vì không thể trang trải chi phí tìa chính quá tốn kém ấy bởi họ nhầm lẫn tai hại là AIIB là nhà máy in tiền, vì ngay cả chính doanh nghiệp và người dân TQ khi đi vay bằng đồng RMB thì rẻ lắm cũng trả lãi phân lời tới 5,5% mà vay bằng đồng USD cũng phải 6%, mà AIIB kia thì Bắc Kinh chỉ góp vốn 40% thôi nên đừng tưởng bở mà dễ ăn.

Đó là chi phí tài chính vay nợ cao hơn lợi suất trái phiếu chính phủ một số nước quanh dự án "new Silk Road" thì người ta bác bỏ nó không có gì lạ. Vì xây cất kiểu đó đôi khi rước họa oan là rước giặc vào nhà là hàng giả hàng gian kém phẩm chất chất của TQ tuồn vào có thể phá hủy hàng tiêu dùng nội địa của các quốc gia ấy thì nhiều nước ngăn chặn và hủy dự án dự án "new Silk Road", thì vế bên kia là một quốc gia VN hồ hởi sảng lạc quan tếu thì mất nước và rước hàng độc hại của Tàu vào VN thì quả là đáng ngại. Vì VN hiện nay là quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lơn hơn GDP và dư thừa nguồn cung sản xuất, là quan trọng trên hết là họ cần tìn thị trường có phẩm chất để xuất khẩu thì may ra quốc gia này mới thoát ra lạc hậu.

(*) Nguyễn Phú Trọng quả là tinh ranh và thân Tàu, khi bổ nhiệm ông Trương Quang Nghĩa giữ chức Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố, lãnh đạo tối cao TP. Đà Nẵng thành nhân vật thân tín thân Tàu và theo phe mình thì quả nhiên tôi rất khâm phục sự tính toán của ông này, bởi vì tôi cũng chẳng phải là nhà phân tích chính trị mà cũng thấy ra khi phân tích kinh tế thì thấy rõ chuyện bi hài kịch này cho Đà Nẵng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét