Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

ĐỒNG TIỀN MẤT GIÁ CÓ LỢI CHO XUẤT KHẨU ?

Như tôi hay phân tích nhiều lần, đó là trong phân tích kinh tế để hoạch định chính sách đầu tư nhiều nhà kinh tế tại VN hay mắc sai lầm, mà còn rất lầm lẫn nguy hiểm khi não trạng của họ thấm nhuần các giáo lý học thuyết kinh tế của trường phái Keynes, và nhiều giáo phái kinh tế khác, nhất là giáo phái học thuyết Kinh tế chính trị Marx-Lenin,...họ học thuộc lòng như lý thuyết, nói trắng ra học như con Vẹt.

Bất kể khi nào một đơn vị đồng tiền của quốc gia nào bị mất giá hay nặng hơn là bị bứt neo phá giá thì các nhà kinh tế VN họ luôn viện dẫn vào chính sách giảm giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu nhờ bán hàng giá rẻ thì họ đều hồ hởi và lạc quan là khi đơn vị tiền mất giá như vậy sẽ tốt cho nền kinh tế, vì nó nâng mức cạnh tranh xuất khẩu nhờ tiền rẻ, nên xuất khẩu dễ cạnh tranh.

Các trường hợp như đồng Ruble Nga (RUB) bắt đầu sụt giá vào mấy tháng cuối năm 2014 thì GDP của Nga thì lãnh đòn âm và suy thoái kinh tế, người ta thì đổ lỗi cho giá dầu giảm, và đó là tốt vì đồng RUB mất giá giúp Nga có bài học là tái cơ cấu đa dạng nền kinh tế, và xuất khẩu hàng hóa của Nga sẽ cạnh tranh hơn. Hãy nhớ rằng trước ấy vào năm 2013-GDP của Nga từng đạt mức cao nhất là 2.230,63 tỷ USD, và Rúp Nga chỉ dao động trung bình năm 2013 là quanh cái mốc 31,7 RUB mua được 1 $ thì khi đồng RUB sụt giá có lúc 82,45 RUB = 1 $ vào tháng Giêng năm 2016, còn năm 2015 thì rơi giá tan tành, thì GDP của Nga sụt giảm đến 904 tỷ $ (vì GDP của Nga năm 2013 là 2.230 tỷ $ thì năm 2015 chỉ còn 1.326 tỷ $. Các nước khác như khác cũng tan tành mây khói vì đồng tiền sụt giá quá nặng như Brazil chẳng hạn, thì đợn vị tiền tệ đồng Real của quốc gia này sụt giá không khác gì đồng RUB của Nga và nền kinh tế bị suy thoái nặng.

Các chuyên gia kinh tế VN thì cứ vô tư ca hót, khi họ phân tích cho rằng việc RUB Nga, hay đồng Real của Brazil,...giảm giá là điều tốt chứ không xấu, vì nó giúp cả Nga hay Brazil và nhiều quốc gia khác có đồng tiền mất giá họ sẽ nhân cơ hội đó mà tăng cường xuất khẩu, như tăng đầu tư sản xuất và tăng chi tiêu,…điều đó sẽ kích thích kinh tế lấy lại mức tăng trưởng mạnh hơn trước.

Thật không may, đó chỉ là lý thuyết kinh tế và tư duy lạc hậu. Hãy nhớ rằng khi phân tích kinh tế để quyết định việc gì đó cho kinh tế như tận dụng giá đồng bạc giảm giá để tăng sản xuất và tăng xuất khẩu, hay tăng đầu tư,...thì hãy nhớ rằng như tôi hay phân tích các biện pháp kích thích kinh tế bằng thủ thuật chi tiêu tài chính nó chỉ áp dụng và hoạt động tốt khi quốc gia đó có tỷ lệ lạm phát thấp. Nợ phát hành bằng đồng nội tệ,…chi phí lợi suất trái phiếu thấp. Điều đó nôm na là các doanh nghiệp hay chính phủ chỉ có thể đi vay với chi phí giá rẻ và mức lãi suất thấp, và cũng nhằm mục đích đẩy lạm phát tăng lên mức hợp lý như trường hợp Mỹ, Nhật, và một số nước Âu châu, kể cả TQ trước đây,....

Nhưng tôi cảnh báo rằng, đối với nước có đồng tiền mất giá mà nạn lạm phát cao, cộng những chi phí khi lợi suất trái phiếu cao, các chi phí vay vốn đắt, và vay nợ nước ngoài lớn thì đó là công thức đơn giản chỉ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế cho các nước có đồng bạc bị mất giá mà đòi tăng sản xuất để xuất khẩu nhờ tiền yếu bán hàng rẻ, và càng kích thích kinh tế như dung thủ thuật “chính sách nới lỏng tiền tệ” hay chính sách tiền tệ mở rộng (expansionary monetary policy) thì nền kinh lãnh đòn thảm họa là tất yếu vài năm sau. Đó là vì chi phí tài trợ cho tiền rẻ, khi lãi suất ngân hàng cao, lợi suất trái phiếu cũng tăng cao là rất tốn kém không có lời, kể cả phải tăng lương cho nhân công, họ không thể bù đắp được phí tổn tài trợ, kể cả thị trường tiêu dùng nội địa bị đánh sụt vì sức mua yếu của người dân do đồng tiền giảm giá quá mạnh. Nếu càng kéo dài gói kích thích kinh tế để tăng cường xuất khẩu thì càng rất tốn kém. Nếu xuất khẩu bị chậm lại vì khó khăn kinh tế của các nước nhập khẩu thì nó giật sập luôn cả nền kinh tế, vì sức mua tiêu dùng của người dân bị hụt hơi do tài sản giảm giá vì đồng tiền mất giá nặng. Đó là chưa tính phí tổn trả nợ nước ngoài tăng lên rất lớn, đẩy nền kinh tế lao xuống vực thẳm.
Đối với VN trước đây từng lãnh đòn đồng tiền mất giá và tăng đầu tư và xuất khẩu vì chính sách điều hành kinh tế sai lệch, khiến nền kinh tế phải trả giá tan tành làm giảm giá tài sản của dân chúng cộng nạn lạm phát vọt lên trời, có lẽ đến bây giờ quốc gia này vẫn còn ám ảnh nạn lạm phát trước đây vào năm 2008, 2010, và 2011. Đó là hậu quả thiểu số chuyên gia kinh tế thiếu tầm nhìn và thiếu kinh nghiệm trong phân tích quản lý kinh tế vĩ mô, nhưng ngồi cái ghế tư vấn kinh tế cho chính phủ quá cao so với thực lực của họ thì có hạn, khiến cho cả hàng triệu người bị vạ lây oan. Kể cả khi đó VN bung ra gói kích thích kinh tế mấy tỷ $ rồi đến năm 2010 phát hành giấy nợ đi vay 1 tỷ $ để tăng cường khả năng tài trợ xuất khẩu. Kết cục cái giá bây giờ mà VN trả nó quá đắt đỏ, nền kinh tế quanh năm trả nợ, xuất khẩu được đồng $ nào cũng dung trả nợ hết. Doanh nghiệp được tài trợ lãi rẻ bằng thủ thuật tài chính như vay nợ thì phá sản tan tành. Đó là hâu quả thiếu kinh nghiệm trong phân tích kinh tế.

Hãy nhớ rằng, như tôi hay nói và hay lập lại là trong quyết định về kinh tế khi đồng tiền mất giá mà lạm phát thấp thì không nói gì, còn chuyện đồng nội tệ bị mất giá mà lạm phát tăng quá cao thì càng đẩy mạnh xuất khẩu thì càng bị lỗ nặng, nhất là các nước có lợi tức thu nhập trung bình khá rồi đặc biệt như tôi hay phân tích trước đây là trường hợp Brazil, Malaysia hai quốc gia này mới đầu đồng tiền mất giá thì họ còn tăng xuất cảng, nhưng sau đó e ngại chùn bước không còn mặn mà khuyết khích xuất khẩu nữa, vì chi phí tài trợ cho tiền rẻ, lãi suất cao là rất tốn kém không có lời, kể cả phải tăng lương cho nhân công, họ không thể bù đắp được phí tổn tài trợ, kể cả thị trường tiêu dùng nội địa bị đánh sụt vì sức mua yếu của người dân do đồng tiền giảm giá quá mạnh.

Cho nên đừng nghĩ là tiền rẻ mà ham xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu thì còn có lợi một chút chứ doanh nghiệp dành cho tiêu dùng nội địa thì phá sản. Nếu xuất khẩu bị chậm lại vì khó khăn kinh tế của các nước nhập khẩu thì nó giật sập luôn cả nền kinh tế vì đồng tiền mất giá nặng. Đó là chưa tính phí tổn trả nợ nước ngoài tăng lên rất lớn, đẩy nền kinh tế lao xuống vực thẳm.

(*) Tỷ giá hối đoái US Dollar / Brazilian Real sụt giá tan tành năm 2015, đẩy 60 triệu người dân Brazil rơi lại cuộc sống dưới ngưỡng nghèo khó tồi tệ, khiến bà Tổng thống Dilma Rousseff bị phế truất. Tại VN nếu thấy xuất khẩu yếu thì sao khong giảm giá đồng nội tệ mà xuất khẩu, làm gì mà xuất khẩu được với phí tổn chi phí đắt cho sản xuất thì đẩy lao xuống vực nhanh nhất của nền kinh tế.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét